Pháp Giới 5 tháng trước

Ngữ Lục – Hòa Thượng Tuyên Hóa PDF

Quyển Ngữ Lục này ví như kim chỉ nam hướng đường dẫn lối, nên sẽ mang lại rất nhiều ích lợi cho những ai thật lòng muốn tiến tu và chịu thực hành theo.

Ban Phiên Dịch Việt Ngữ – Trường Ðại Học Pháp Giới – Vạn Phật Thánh Thành – Talmage, California. Xuất Bản Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới – Vạn Phật Thánh Thành – Mỹ Quốc, California, 2007.

TÁM QUY LUẬT CỦA VIỆN PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN
  • 01. Dịch giả phải thoát mình ra khỏi động cơ tự truy cầu danh lợi.
  • 02. Dịch giả phải tu thân dưỡng tánh, dứt bỏ thói cao ngạo.
  • 03. Dịch giả phải tự chế, không được tự khen ngợi nhưng lại chê bai kẻ khác.
  • 04. Dịch giả không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước đo, rồi hạ thấp kẻ khác bằng cách tìm lỗi lầm nơi tác phẩm của họ.
  • 05. Dịch giả phải lấy tâm Phật làm tâm mình.
  • 06. Dịch giả phải dùng trạch-pháp-nhãn để phán xét đâu là chân lý.
  • 07. Dịch giả phải cung kính cầu thỉnh Cao tăng, Đại đức ở mười phương chứng minh cho bản dịch.
  • 08. Dịch giả phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa nhà Phật bằng cách in Kinh, Luật, Luận một khi phần phiên dịch của mình được chứng minh là đúng.
Lời Tựa

Ngữ Lục là sự trích dịch kết tập những phần tinh hoa rất cô động về những lời răn dạy của các bậc đạo cao đức trọng và được xem như những bài học vô cùng quý giá.

Xem Thêm:   Những lợi ích của việc lạy sám hối 35 vị Phật

Không ngoài ý trên, nội dung quyển Ngữ Lục này cũng bao gồm một số lời dạy nêu cao tinh thần luân lý đạo đức, thấm nhuần đạo hạnh của HT Tuyên Hóa, vị sáng lập chùa Vạn Phật Thành. Hòa Thượng vốn rất chú trọng đến nhân cách, đạo lý, nhất là về việc tu sửa mình và giác tỉnh nhân tâm.

Vì vậy trong suốt quá trình hành đạo, Hòa Thượng luôn nhắc nhở và chỉ dẫn nhiều bí quyết tu hành cho tất cả chúng ta, những người chưa, hoặc đã và đang phát tâm muốn học hỏi để trở thành một phần tử thiện hảo, ngõ hầu sống một cuộc đời an vui, tự tại hơn.

Căn tánh chúng sanh vốn bất đồng, không ai giống ai. Cho nên, Hòa Thượng thường đánh thức những người có tâm hồn mê muội bằng câu nói như: “Ba thứ độc: tham, sân, si so với bạch phiến, rượu say hoặc với các chất độc dược cực độc còn nguy hại hơn gấp bội.

Vì những thứ thuốc ghiền, rươu say hay độc dược là những độc tố hữu hình chỉ có hại cho thân thể con người, nhưng tham, sân, si thì sẽ hại cho pháp thân huệ mạng của chúng ta. Bởi vậy, chúng mới chính là thứ tối chướng ngại của sự tu hành.”

Ngoài ra, Ngài cũng thường khuyên nhắc mọi người nên biết cách đối xử với nhau trong cuộc sống hằng ngày như: “Học Phật thì chúng ta cần phải học lòng từ bi, đạo đức và biết tha thứ cho kẻ khác. Chớ mình không nên có tâm so sánh hơn thua và cũng chẳng nên cùng người tranh chấp, cãi vã.”

Xem Thêm:   Hạn Tam Tai là gì? Sự thật về hạn Tam Tai trong Phật giáo

Mặc dù Hòa Thượng nói những lời ngắn gọn, thẳng thắn, lắm lúc như quá khắt khe, nhưng đó lại bao hàm nghĩa cử của một người cha, lúc nào cũng quan tâm và muốn cho đàn con dại tự biết sửa đổi những thói hư tật xấu của mình, và biết nhận thức đâu là chân lý để có thể tiến bước vững vàng trên con đường giải thoát.

Quyển Ngữ Lục này ví như kim chỉ nam hướng đường dẫn lối, nên sẽ mang lại rất nhiều ích lợi cho những ai thật lòng muốn tiến tu và chịu thực hành theo. Cũng như Hòa Thượng đã từng nhấn mạnh rằng: “Sư Phụ chỉ dẫn dắt đệ tử tới cửa đạo, còn tu hay không là do tự ở mỗi người.”

Ban Việt Ngữ!

Mời quý bạn đọc Ngữ Lục – Hòa Thượng Tuyên Hóa tại file PDF dưới đây.

Xem màn hình rộng

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

7 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog