Pháp Giới 12 tháng trước

Vì sao chúng ta không nhìn thấy cõi ngạ quỷ? Vong linh có làm hại ta?

Tại sao chúng ta không nhìn thấy cõi ngạ quỷ (vong linh)? Liệu ngạ quỷ có làm hại tới con người hay không? Mời quý vị cùng đọc bài viết dưới đây.

1. Vì sao chúng ta không nhìn thấy cõi ngạ quỷ?

Đức Phật có dạy chúng sinh thường nhìn nhận, đánh giá sự việc thông qua lăng kính nghiệp của mình. Như loài người, do còn là phàm phu nên mắt thường của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những hình ảnh của loài người, loài súc sinh còn lại các cõi khác như ngạ quỷ, A-tu-la, Trời, địa ngục thì chưa thể thấy được.

Đọc thêm: Ngạ quỷ là gì? Cõi vong linh ngạ quỷ có thật hay không?

Tuy nhiên không phải vì không nhìn thấy các cõi giới khác, các sự vật, sự việc khác mà chúng ta có quyền phủ nhận sự tồn tại của chúng. Bởi chúng ta biết rằng, có những điều không nhìn thấy nhưng nó vẫn có thật.

Như sóng điện thoại, sóng vô tuyến chúng ta không nhìn thấy nhưng nó vẫn tồn tại. Cõi ngạ quỷ cũng như vậy, với thiên nhãn của bậc đại giác ngộ, Đức Phật khẳng định là có cõi ngạ quỷ.

Theo góc nhìn của đạo Phật, người có thể thấy được vong linh, ngạ quỷ là người có các nhân duyên sau: Thứ nhất là người có duyên nghiệp với vong linh, thứ hai là người tu, thứ ba là người có sự tương tác từ cõi tâm linh.

Trong kinh có kể câu chuyện tôn giả Mục Kiền Liên chứng đắc thần thông nhìn thấy một loài có bụng to, cổ nhỏ như cái kim, chân tay giống như cái sậy và thân bốc cháy dữ dội, la hét đi trong không trung.

Tôn giả chưa biết chúng sinh này là loại gì, cho nên tôn giả về bạch Đức Phật. Khi ấy, Đức Phật chỉ dạy cho tôn giả biết rằng chúng sinh đó là ngạ quỷ và Ngài từng nhìn thấy ngạ quỷ. Vì chưa có ai ở cõi người nhìn thấy chúng cho nên Đức Phật chưa tuyên bố, chưa nói ra cho thế gian biết tới sự tồn tại của ngạ quỷ.

Xem Thêm:   Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa PDF – HT Thích Thanh Từ dịch

Như vậy, chúng ta thấy rằng có những người tu tập chưa từng thấy cõi vong linh cho nên họ trả lời là không có. Nhưng chúng ta phải chiêm nghiệm vấn đề này trong sự thật đời sống hằng ngày là có những người bị ma làm.

Vì thế, chúng ta muốn hiểu thấu một vấn đề gì đó, chúng ta phải thấu hiểu một cách triệt để, như vậy chúng ta mới thể đưa ra những ý kiến chính xác được.

2. Ngạ quỷ có làm hại tới con người?

Trong loài ngạ quỷ có rất nhiều loại khác nhau, có loài quỷ có phước báu, có loài quỷ đói khát, khổ sở, không có phước báu,…

Nói về oai lực của ma quỷ, trong kinh có câu chuyện quỷ Dạ Xoa dùng cây chày đập vào đầu Ngài Xá Lợi Phất khi Ngài đang ngồi thiền định.

Đọc thêm: Đời sống của cõi ngạ quỷ như thế nào theo góc nhìn của đạo Phật?

Cũng theo văn kinh, độ mạnh của cái đập ấy có thể làm vỡ núi Tu-di. Vì Ngài Xá Lợi Phất có sức định lớn nên cái đập của con quỷ không làm ảnh hưởng nhiều tới Ngài.

Mặt khác, chúng ta biết rằng loài vật có con quấy phá mình, có con thì giúp đỡ cho mình. Cũng thế, tuy là ngạ quỷ nhưng chúng vẫn có oai lực, thần thông, cho nên ngạ quỷ có thể hại mà cũng có thể giúp chúng ta.

Trong bài kinh “Người sinh làm nữ Dạ Xoa” – trích kinh Pháp Cú – tích truyện có kể về câu chuyện gia đình một chàng công tử có hai người vợ. Người vợ cả không sinh được con; người vợ lẽ có thể sinh được con cho chồng. Vì sợ chồng lạnh nhạt, không yêu thương mình, vợ cả nhiều lần lập mưu làm vợ lẽ sảy thai. Sau hai lần ác hại thai nhi trót lọt, đến lần thứ ba, do đã già ngày tháng nên thai quay lại nằm ngang cửa tử cung của vợ lẽ. Thấy dạ dưới đau dữ dội, biết mình sắp chết, cô vợ lẽ vừa khóc vừa thề rằng: “Một tay mày sát hại ba đứa con tao. Bây giờ tới tao cũng chết vì tay mày, chết rồi tao sẽ đầu thai làm nữ Dạ Xoa để ăn thịt mấy đứa con mày lại rửa hận”.

Xem Thêm:   Vọng tưởng, vọng niệm là gì? Làm sao để trị vọng tưởng?

Vì mối ân oán ấy mà nhiều kiếp sau, theo nghiệp của mình, hai người tái sinh qua lại để báo thù lẫn nhau. Đến một kiếp, người vợ lẽ tái sinh làm Hắc Nữ Dạ Xoa; vì nghiệp thiện nào đó đã gieo từ trước, người vợ cả tái sinh làm con gái trong một gia đình ở kinh thành Xá-vệ. Người con gái lớn lên lấy chồng, mỗi lần sinh được đứa con nào đều bị Dạ Xoa đến ăn thịt. Đến lần thứ ba, người con gái sợ quá, mang đứa con đến cúng dường lên Đức Phật cầu mong Ngài cứu giúp. Sau đó, hai bên được Đức Phật hóa giải mối hận thù thì mới hết theo nhau để trả thù, báo oán. Và nữ Dạ Xoa đã hộ trì cho gia đình thiếu phụ khiến họ được sung túc.

Theo góc nhìn của đạo Phật, việc chúng ta bị hại hay được giúp đỡ đều nằm trong lý nhân duyên nghiệp quả và có sự tác động từ thế giới tâm linh. Nếu chúng ta có duyên nợ, mắc oán với ngạ quỷ thì chúng có thể hại mình. Ngược lại, nếu có duyên phước thì chúng có thể trợ giúp cho chúng ta.

3. Cõi ngạ quỷ tác động vào con người như thế nào?

a. Tác động vào tâm thức

Theo quan điểm của đạo Phật, chết không phải là hết. Một người sau khi chết chỉ biến đổi hình tướng bên ngoài, còn nghiệp thức vẫn tiếp tục tái sinh trong luân hồi và có sự tương tác lẫn nhau giữa các chúng sinh trong các cõi.

Sự tương tác giữa vong linh, ngạ quỷ với con người là tương tác về tâm. Bởi tâm có cảm ứng, hai nguồn tâm thông nhau, tương ưng với nhau cho nên vong linh tác động được vào tâm thức. Còn hình tướng thì thay đổi, không nhìn thấy nhau. Để có nhân duyên bị vong linh tác động thì phải có sự tương tác tâm mới phát sinh nghiệp.

Ví dụ: Một người khởi tâm đố kỵ, ghen ghét mà sinh ra tâm ác hại; dần dần mình tô bồi tâm xấu này nên thông với tâm ác của vong linh, ngạ quỷ, chiêu cảm chúng và chúng có thể theo tác động vào mình.

Xem Thêm:   Những lưu ý cơ bản về trì tụng Chú Lăng Nghiêm Phật tử nên biết

Có nghĩa là nghiệp lực của chúng ngạ quỷ đó với nghiệp lực của mình tương đồng nhau, nhưng chúng lại tương tác qua tâm thức hiện tại của mình. Như vậy, nghiệp xảy ra từ quá khứ, còn tâm thức hiện tại xảy ra khi chúng ta đủ nhân duyên để trả nghiệp.

Bởi vì đã tạo nhân cho nên dẫn đến duyên; vong linh, ngạ quỷ tác động được là do họ linh thông tâm thức với chúng ta. Thiện linh thông với thiện, ác linh thông với ác. Vì vậy, ác nhân thì gặp quả báo ác; thiện nhân thì gặp quả báo thiện. Tâm mình có thiện lành, yêu thương, mở rộng thì đi tới đâu cũng được thiện thần, Hộ Pháp ủng hộ.

b. Một số biểu hiện bị vong linh tác động

– Về tình duyên: Nhiều bài kinh Phật nói về các chúng sinh khi còn sống có duyên ái luyến với ai đó. Đến khi chết, trở thành vong linh, ngạ quỷ thì họ chỉ mất đi hình tướng bên ngoài, nhưng tâm ái với người sống vẫn còn, không thay đổi được. Họ vẫn muốn sở hữu người họ yêu thương, không cho ai khác sở hữu. Vì vậy, có một số người sống ở thế gian cảm nhận được người ngủ cùng và đường tình duyên trắc trở có thể là do vong linh tác động.

– Về sức khỏe: Chúng sinh trong cõi vong linh, ngạ quỷ có thể tác động trực tiếp vào thần trí của người sống qua các biểu hiện khác thường như: đau đầu, đấm vào đầu, la hét, chặt tay và làm các hành động gây tổn hại cho cơ thể,… Một số người ốm lâu dài, chữa mãi không khỏi cũng có thể là do sự tác động của cõi tâm linh.

– Về kinh tế: Chúng sinh trong cõi vong linh ngạ quỷ có thế tác động vào kinh tế của chúng ta, khiến chúng ta bị thất thoát tài sản.

– Tác động vào giấc mơ: Bị bóng đè, thấy những cái bóng trên đầu giường khi ngủ, có những giấc mơ hãi hùng,… đều có thể do thế giới tâm linh tác động.

Theo Tâm Hướng Phật/Tổng hợp!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

14 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog