Pháp Giới 5 tháng trước

Thiếu phước rất khổ sở, nội tâm bất an, động loạn không yên

Thiếu phước làm cho cuộc đời ta rất khổ sở, mà khổ sở cũng có nghĩa là nội tâm bất an, động loạn không yên.

Ví dụ, có những điều ta không muốn suy nghĩ mà tự trong tâm ta dòng suy nghĩ cứ cuồn cuộn tuôn trào. Đây như là một dạng của bệnh tâm thần nhưng cũng là do thiếu phước. Mỗi khi ngồi thiền mà thấy tâm mình chập chùng vọng tưởng không liên quan gì đến cuộc đời mình, ta phải hiểu rằng mình đang thiếu phước.

Ta cứ cần mẫn tạo phước rồi nội tâm sẽ yên lắng hơn. Người thiếu phước rất hay nghĩ bậy và rất khó có được những suy nghĩ chân chính.

Ví dụ, đến giờ ăn thì họ nghĩ nên làm việc khác; đến giờ ngủ thì họ nghĩ phải đi đâu đó,… Suy nghĩ của họ trong đời sống luôn lệch lạc đôi chút, làm cho họ bất an và người chung quanh cũng mệt mỏi.

Thế nên, nếu thấy mình có những suy nghĩ quá khác thường thì ta phải để ý, hoặc ta là một thiên tài kỳ lạ, hoặc ta là người quá thiếu phước nên không có được suy nghĩ chân chính hay còn gọi là “chập chập”. Chúng ta phải tạo phước mãi là vì vậy.

Thiếu phước cũng làm chúng ta khó khăn gặp được minh sư thiện hữu, hay gặp phải tà sư thì lại tưởng là minh sư rồi tôn thờ và học hỏi. Tà sư dạy điều tà bậy không đúng với giáo lý Phật dạy nhưng ta cứ nghe mê mệt chỉ bởi vì ta thiếu phước.

Người có phước thì đôi khi cũng có duyên với tà sư nhưng sau đó cái phước sẽ khiến chư Thiên âm thầm đưa họ đến gặp bậc minh sư. Nếu chúng ta siêng năng làm các công đức chân chính thì chư Thiên sẽ động lòng và các vị sẽ âm thầm gia hộ cho ta dễ tìm thấy minh sư.

Thiếu phước cũng khiến ta ngồi tu không yên. Ví dụ, ta có thể có tiền, có cơm gạo, nhưng định bắt chân ngồi thiền là sẽ có chuyện này chuyện kia xảy ra buộc ta phải giải quyết. Người đói không có cơm ăn nên không ngồi yên được đã đành, ta không đói và kinh tế ổn định nhưng nhiều chuyện xảy đến vẫn khiến ta lo lắng bất an. Đó cũng là do thiếu phước.

Một biểu hiện của việc thiếu phước nữa là lời nói của ta không có trọng lượng nên nói không ai nghe. Ông bà xưa đã khẳng định: “Miệng người sang có gang có thép” cũng là hàm ý này.

Người có phước nói ra một lời thì mọi người đều chăm chú lắng nghe. Người kém phước cũng lời nói y như vậy thì không ai quan tâm.

Xem Thêm:   Cách cúng Thần Linh tại nhà đúng pháp

Cũng vậy, có người muốn đem Phật Pháp chia sẻ nhưng rồi than thở: ” Thưa thầy, con nói người ta không nghe”. Đó là do thiếu phước. Nếu ta muốn giúp người biết Phật Pháp thì ta hãy tạo phước, siêng năng lễ Phật, gìn giữ tâm khiêm hạ.

Cứ kiên nhẫn như vậy mười hay hai mươi năm sau, cả đức độ lẫn phước của ta đã được nâng lên thì cái muốn của ta mới có thể thành tựu.

Trích trong sách Những điều thú vị từ Truyện Tích Pháp Cú cuốn 07 bài Quả báo đến ngay trang 237- 238 do Tiến sĩ Luật học TT. Thích Chân Quang biên soạn)!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

5 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog