Pháp Giới 9 tháng trước

Mỗi câu Niệm A Di Đà Phật đều sám trừ tội chướng từ vô thủy kiếp

Phải biết, niệm A-di-đà Phật, mỗi một câu đều sám trừ tội chướng trong vô thủy kiếp, phương pháp này tốt biết bao, đừng thay đổi nữa, đổi đề mục là sai rồi.

Lão pháp sư đã kể một việc như sau, một đồng tu tham dự buổi thọ giới ở Hong Kong nói với lão Pháp sư rằng, Sư phụ ở giới đàn khuyên anh ấy nên tu pháp sám chiêm sát.

Lão pháp sư nói với anh ấy, chiêm sát sám pháp bao hàm ở trong câu Phật hiệu rồi, bạn niệm câu Phật hiệu này thì đã tu toàn bộ pháp sám chiêm sát rồi.

Đồng tu đó đã nghe hiểu, không thể thấy cái này thì học cái này, thấy cái kia thì học cái kia, vậy thì bạn loạn rồi, bạn đã bỏ mất thế giới Cực Lạc rồi.

Chiêm sát sám pháp là nói cho ai nghe vậy? Không phải nói cho người niệm Phật, không phải nói cho người muốn cầu sanh Tịnh độ. Họ không muốn tu Tịnh độ, cũng không muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc thì tu sám chiêm sát được, giúp bạn sám trừ tội lỗi.

Xem Thêm:   Những bài hồi hướng hay nhất, ý nghĩa, hữu ích cho chúng sanh

Phải biết, niệm A-di-đà Phật, mỗi một câu đều sám trừ tội chướng trong vô thủy kiếp, phương pháp này tốt biết bao, đừng thay đổi nữa, đổi đề mục là sai rồi. Đừng học pháp môn này lại muốn học cả pháp môn kia, vậy thì xong rồi.

Phải học Thiện Tài Đồng Tử, Thiện Tài Đồng Tử 53 lần tham vấn, vị đầu tiên mà ngài tham vấn là Tỳ-kheo Kiết Tường Vân dạy ngài pháp môn niệm Phật, ngài niệm câu Phật hiệu đến cùng, cả đời không thay đổi.

Ngài tham vấn rất nhiều pháp môn khác là thế nào vậy? Pháp môn này của ngài tôi đã hiểu rồi, tôi cảm ơn ngài, tôi không học, vẫn là niệm A-di-đà Phật.

Năm mươi ba lần tham vấn, Thiện Tài Đồng Tử vẫn một câu A-di-đà Phật niệm đến cùng, niệm đến sau cùng thì Phổ Hiền Bồ-tát dùng mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc, ngài thành tựu viên mãn rồi.

Ngài không nói tham vấn một pháp môn thì học luôn pháp môn đó, tham vấn pháp môn nữa thì lại học nữa, vậy thì ngài học loạn rồi. Tấm gương này đã được nêu lên ở đây, chúng ta không thể không biết.

Thiện Tài Đồng Tử thành Phật là tín nguyện trì danh mà vãng sanh thế giới Cực Lạc thành Phật. Năm mươi ba lần tham vấn là làm ra tấm gương cho chúng ta thấy, có thể học theo không?

Xem Thêm:   5 lợi ích của việc nghe Pháp mà người Phật tử cần phải biết

Có thể, tùy hỷ một chút, xem thử xem họ tu pháp môn nào, còn pháp môn tu chính của chính mình thì như như bất động, đó gọi là cảm ơn nhưng không học, đối với pháp môn đó thì mình hoan hỷ tán thán bởi vì họ độ một loại chúng sanh, nên tùy hỷ tán thán nhưng không học mà một câu A-di-đà Phật niệm đến cùng.

Không thấy Thiện Tài Đồng Tử tham vấn một môn thì học một môn, không có, vậy vì sao ngài phải tham vấn? Là để chúng ta thấy, sợ chúng ta tham vấn một môn thì học một môn, tham vấn hai môn học hai môn, kết quả học lộn xộn hết, nên ngài làm tấm gương cho chúng ta, nhất định phải hiểu đạo lý này, nếu không thì sẽ phá hỏng mất Đại thừa.

Kinh Kim Cang chứng minh cho chúng ta, “pháp còn phải xả, huống hồ phi pháp”. Pháp có thể học, có thể nghe nhưng không tu.

Khi nói ra thì cái nào cũng hiểu, còn khi làm thì chỉ nhất môn thâm nhập. Điều này không thể không biết. Biết bao người không hiểu rõ đạo lý này, học rất nhiều pháp môn, kết quả một môn cũng chẳng thành tựu, việc này chúng ta cần phải chú ý.

Trich lục từ: Giảng Kinh Vô Lượng Thọ Lần thứ 2 Năm 2020 Tập 33
Chủ Giảng: Cô Lưu Tố Vân

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

Xem Thêm:   Công đức của người giữ giới không dâm dục, tà dâm

35 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog