Pháp Giới 11 tháng trước

Hủy báng Tam Bảo, báng bổ Phật Pháp sẽ nhận quả báo gì?

Dù bạn có tin Phật Pháp hay không cũng xin đừng bao giờ hủy báng Tam Bảo, báng bổ Phật Pháp, quả báo thực sự vô cùng nặng nề!

Người xưa vẫn thường nói: “Trên đầu ba thước có Thần linh”, có những người không tin Thần Phật, vô tri mà buông lời nhục mạ, hủy báng, báng bổ Phật pháp rốt cục phải chịu quả báo thê thảm.

Tam Bảo là phước điền của Tam giới, là chánh lộ để pháp giới chúng sanh nương vào mà ra khỏi sanh tử luân hồi. Vậy nên: Dù bạn có tin Phật hay không cũng xin đừng bao giờ hủy báng Tam Bảo, quả báo thực vô cùng nặng nề! Trước sẽ phải đọa nơi Địa ngục đền tội trong muôn kiếp, sau nếu được làm người sẽ bị câm ngọng, ngu si.

Dù thời mạt pháp có không ít con cháu ma vương phá hoại chốn già lam, nhưng đức Phật dạy: “Y pháp bất y nhân” – Người hư chớ Pháp không hư, cho nên ai làm nấy chịu. Ta chớ vì một vài vị phá giới, hư hỏng, mà buông lời hủy báng Tam Bảo để tự chuốc họa vào mình. Nên chăng, thay vì buông lời hủy báng, ta hãy nên tự trách mình phước bạc nên chẳng gặp được bậc Chân tu.

Ngài Quả Khanh bảo: “Chư Phật, Bồ-tát đều có nguyện lực thay chúng sinh thọ khổ. Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, điều thứ tám của Bồ tát là: “Sinh tử mênh mông, khổ hải vô lượng, phát tâm phổ độ tất cả, nguyện thay chúng sinh thọ vô lượng khổ, khiến chư chúng sinh an lạc”.

Chúng ta thường nghe chư cao tăng đại đức phát nguyện: “Nguyện bệnh khổ chúng sinh trong thiên hạ mình tôi chịu thay; nguyện phúc báu hiện đời xin thí hết cho chúng sinh trong thiên hạ…” Như Hòa thượng Hư Vân, Quảng Khâm, Tuyên Hóa, v.v… đều là từng phát tâm thay chúng sinh chịu khổ mà thị hiện thân bệnh. Việc này vốn là để gánh bớt nghiệp thay chúng sinh, giảm nhẹ thống khổ cho họ.

Dù có gặp chuyện gì cũng xin đừng hủy báng Tam Bảo

Hòa thượng Hư Vân, lúc tuổi cao còn bị ngược đãi, bị đánh đến ngất đi, cũng là thay chúng sinh tiêu nghiệp. Nếu không có bậc thánh nhân như ngài thay chúng sinh gánh bớt nghiệp khổ, thì lúc đó bá tính bị thảm nạn còn trầm trọng hơn. Thay chúng sinh gánh nghiệp, giống như Kinh Địa Tạng từng mô tả: “Nếu gặp thiện tri thức ra sức gánh phụ, hoặc gánh vác hết dùm, là vị tri thức ấy có đại lực…”

Xem Thêm:   Tâm lực yếu thì tạo nhân yếu, tâm lực mạnh tạo nhân mạnh

Người tu hành đức hạnh cao, chỉ cần phát nguyện chia sớt nghiệp tội giúp chúng sinh, thì khổ đó sẽ gánh ngay trên thân mình. Giống như người dốc toàn lực chăm sóc bệnh nhân, thì thân cũng bị mệt nhọc ảnh hưởng lây vậy. Tình huống các hành giả khi gánh nghiệp phụ cho người khác thường bị sinh bệnh hoặc thọ khổ rất thường xảy ra. Chỉ người nghiêm trì giới luật, có đủ định huệ mới là Thiện tri thức có đại lực.

Cho nên người đại tu hành mà bị bệnh nặng, cũng có thể do “đại nguyện tạo thành”. Chuyện này trong sử Phật giáo ghi rất nhiều. Nhưng liệu có được mấy người tin và hiểu? Có người chẳng những không tin, lại còn phỉ báng: – Thấy chưa? Tại Sư X tu hành không tốt nên mới bị bệnh nặng vậy đó! Và họ thốt lên lời gièm chê chỉ trích đủ hết… Đây là lời của người cống cao ngã mạn. Bọn họ nào biết: “Phỉ báng bậc đại Thiện là tạo tội địa ngục; là đang bị vô minh che huệ, tự cắt đứt đường tu của mình”.

Trong Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Ngài Văn Thù hỏi: – Nay bệnh của cư sĩ dễ chịu không? Điều trị có bớt mà chẳng thêm không? Thế Tôn gởi lời vô lượng ân cần để hỏi thăm cư sĩ. Bệnh do đâu mà khởi? Đã bao lâu rồi? Làm sao mới khỏi được?

Cư Sĩ Duy Ma Cật đáp: – Từ Si có Ái thì bệnh Ngã sanh. Vì tất cả chúng sanh bệnh nên tôi bệnh, nếu tất cả chúng sanh chẳng bệnh thì tôi khỏi bệnh. Tại sao? Bồ Tát vì độ chúng sanh nên vào sanh tử, có sanh tử thì có bệnh. Nếu chúng sanh được lìa bệnh thì Bồ Tát chẳng còn bệnh. Ví như trưởng giả chỉ có một đứa con, con bệnh thì cha mẹ cũng bệnh, nếu con lành bệnh thì cha mẹ cũng lành. Bồ Tát cũng như thế, đối với chúng sanh thương mến như con ruột, nếu chúng sanh bệnh thì Bồ Tát bệnh, chúng sanh lành bệnh thì Bồ Tát cũng lành…

Cư sĩ Duy Ma Cật đã giảng giải rõ như thế, chúng ta tuyệt không nên vừa nghe Hòa thượng X hay Cư sĩ Y… bị bệnh, thì liền khởi tâm khinh dễ miệt thị: “Tại họ không tu hành!”. Đây có thể là nghiệp tiền sinh hoặc do họ phát nguyện thay chúng sinh gánh bệnh. Những người đối với chư đại đức cao tăng bị bệnh mà sinh nghi, thốt lời hủy báng, thì nên mau mau sám hối. Như lỡ buông lời phỉ báng qua sách hoặc băng đĩa, thì phải lập tức đính chính sám hối sửa sai ngay, mới có thể làm tiêu tan ảnh hưởng chẳng lành, bằng không sẽ đọa A tỳ địa ngục.

Đốt kinh sách nhà Phật bị giảm phúc thọ, chết sớm

Vào triều đại nhà Minh, ở phía Tây huyện Vũ Công có một ngôi chùa cổ. Trong ngôi chùa ấy có nhiều kinh sách đã bị cũ nát.

Xem Thêm:   Thái Thượng Cảm Ứng Thiên – Vựng Biên trọn bộ PDF

Khang Đối Sơn là một thư sinh trẻ tuổi, hàng ngày đều lên ngôi chùa đọc sách cùng năm người bạn khác. Lúc trời giá rét, bốn người bạn của Khang Đối Sơn đã lấy kinh sách cũ kia ra đốt để sưởi ấm. Một người trong số họ còn lấy kinh sách để đun nước rửa mặt. Khang Đối Sơn trong lòng oán trách các bạn có hành vi bất kính đối với kinh sách, nhưng không nói ra.

Vào ban đêm, Khang Đối Sơn nằm mơ thấy ba vị quan khai mở công đường, phẫn nộ với những người đã đốt kinh sách. Họ quyết định sẽ giảm trừ phúc thọ của những người đã đốt sách, người đốt sách nấu nước sẽ không đỗ trong kỳ thi sắp tới.

Cuối cùng, một vị chỉ về phía Khang Đối Sơn và nói: “Ngươi vì sao không khuyên can họ?”. Khang Đối Sơn nói: “Trong lòng tôi biết rõ họ làm như vậy là không đúng, nhưng tôi tuổi còn nhỏ không dám nói lời khuyên can”. Vị quan viên lại nói: “Một câu khuyên can có thể giúp năm người tránh được tội nghiệp. Tạm thời không truy cứu lỗi lầm của ngươi nữa!”.

Khang Đối Sơn bừng tỉnh, lập tức ghi lại hết những tình tiết trong giấc mộng vào bìa sau của quyển vở. Không lâu sau, cả gia đình của bốn người đốt kinh sách đều bị mắc dịch bệnh chết hết. Người bạn của Khang Đối Sơn lấy kinh sách đun nước rửa mặt dù thi nhiều lần nhưng đều không đỗ.

Vũ nhục kim tượng Phật, toàn thân phù thũng

Vào thời Tam Quốc, Tôn Hạo (242-284) lên nắm quyền tại vương triều nước Ngô đã tìm thấy một bức tượng Phật bằng vàng cao vài thước trong hoa viên ở hậu cung. Biết bức kim tượng Phật này có nguồn gốc từ Ấn Độ và vốn không tin Phật, Tôn Hạo đã sai người đem tượng Phật đặt ở nơi dơ bẩn rồi cho người đổ phân vào, thích thú khi chứng kiến cảnh tượng ấy.

Tuy nhiên, không lâu sau đó toàn thân Tôn Hạo bị sưng phù thũng và đặc biệt quá đau đớn ở phần kín đến mức ông ta thường kêu than thống thiết, “kinh thiên động địa”.

Thái Sử, một vị tiểu tướng trong triều đã bói toán và nói rằng đó là do xúc phạm đến đại Thần Tiên. Vì thế Tôn Hạo đã hạ lệnh cúng tế đến tất cả các tượng Phật ở tất cả các chùa, nhưng không có chuyển biến gì.

Về sau, một cung nữ vốn là người tin vào Phật Pháp, nói với Tôn Hạo: “Bệ hạ! Ngài có nguyện ý đến chùa cầu phúc không?”. Tôn Hạo hỏi: “Phật là một vị Thần phải không?” thì cung nữ trả lời: “Vâng, đúng như vậy”. Tôn Hạo nghe xong có phần tỉnh ngộ, cùng cung nữ mang kim tượng Phật vào đại điện và lau rửa nhiều lần với nước trong sạch. Sau đó, đốt hương và khấn nguyện sám hối. Ngay sau đó thì vị Hoàng đế này đã không còn cảm thấy đau đớn toàn thân như trước nữa.

Xem Thêm:   Nghiệp báo là gì? Làm sao để hết nghiệp?

Về sau, Tôn Hạo còn sai người đến miếu tự thỉnh mời vị hòa thượng Khang Tăng Hội đến giảng giải Phật Pháp. Vị hòa thượng đã giảng giải chi tiết tỉ mỉ Phật Pháp cho Tôn Hạo nghe. Đồng thời ông còn giảng chi tiết về luật nhân quả báo ứng, Tôn Hạo hiểu ra và đã rất hối tiếc về những gì mình đã làm lúc trước.

Tôn Hạo còn cho tu sửa chùa chiền và làm nhiều việc công đức. Hơn 10 ngày sau, Tôn Hạo đã hoàn toàn bình phục. Ông ngay lập tức đi đến ngôi chùa nơi hòa thượng Khang Tăng Hội trú ngụ, đồng thời ra lệnh trang hoàng ngôi chùa này. Tôn Hạo sau đó còn hạ lệnh tất cả mọi người trong cung đều thờ phụng Phật Pháp.

Phỉ báng Thần Phật, phá hủy tượng Phật bị đày xuống địa ngục

Triều nhà Đường, Thái Sử Lệnh Phó Dịch từ nhỏ đã học giỏi, có tài hùng biện, hiểu biết về thiên văn. Nhưng ông ta không tin Thần Phật, nên tận lực phản đối, phỉ báng, dâng tấu chương muốn hủy bỏ Kinh Phật, khinh thường những người xuất gia tu hành, phá bỏ tượng Phật.

Khi ấy, Phó Dịch, Phó Nhân và Tiết Trách đều làm chức Thái sử lệnh. Tiết Trách còn nợ Phó Nhân một số tiền là 5000 chưa trả được thì Phó Nhân đã qua đời.

Tiết Trách một lần mơ thấy mình đi đến một nơi và gặp Phó Nhân, liền hỏi ông ta rằng: “Ta trước đây còn nợ ngài tiền mà chưa trả, bây giờ phải trả cho ai đây?”. Phó Nhân nói: “Có thể đưa cho quỷ dưới địa ngục là được rồi!”. Tiết Trách hỏi lại: “Quỷ dưới địa ngục là ai?”. Phó Nhân trả lời: “Thái Sử Lệnh Phó Dịch chính là quỷ dưới địa ngục!”.

Ngày hôm sau, Tiết Trách liền đem giấc mộng của mình đến kể cho Phó Dịch nghe. Mấy ngày sau, Phó Dịch bỗng nhiên bị bệnh nặng mà chết.

Thiên ác có báo là Thiên lý, chỉ có hết thảy mọi việc đều thuận theo Thiên lý mà làm thì mới có tiền đồ rộng lớn, tươi sáng.

Tâm Hướng Phật!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

66 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog