Bình an nội tâm: Bình an ở trong tâm sao lại cầu bên ngoài?
Pháp Giới 12 tháng trước

Bình an nội tâm: Bình an ở trong tâm sao lại cầu bên ngoài?

Bình an nội tâm là một nghệ thuật – nghệ thuật của việc tạo ra và duy trì sự tĩnh lặng của tâm hồn ngay cả khi thế giới xung quanh là một mớ hỗn độn.

1. Bình an nội tâm

“Nội” có nghĩa là bên trong. “Bình an từ bên trong” chỉ đơn giản là cảm giác yên lòng đến từ chính chúng ta. Bình an nội tâm là một nghệ thuật – nghệ thuật của việc tạo ra và duy trì sự tĩnh lặng của tâm hồn ngay cả khi thế giới xung quanh là một mớ hỗn độn.

Mặc dù đã biết định nghĩa, nhiều người vẫn không hiểu thấu cụm từ này, và tiếp tục làm sai lầm khi hỏi “Làm sao tôi có thể tìm được bình an nội tâm trong cuộc sống?”.

“Tìm” mang nghĩa chúng ta vẫn phụ thuộc vào một cái gì đó ngoại tại, xa vời. Với “bình an nội tâm”, ta không tìm, và có tìm cũng không thấy. Bởi đó là thứ ta phải tự mình tạo ra.

Hãy dành thời gian tận hưởng không gian riêng tư và tìm hiểu thêm về bản thân mình, hãy lắng nghe cảm giác từ bên trong, hãy nhìn thấu những mong muốn của bản thân, hãy xem liệu ta đang có đang gặp bất ổn, và nếu có thì vấn đề nằm ở đâu. Càng biết rõ mình, ta sẽ càng bản lĩnh trước tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Giá trị của sự bình yên lắng nghe tâm như vậy vượt lên trên mọi giá trị khác nên nó được ví như viên ngọc vô giá. Không có gì ở đời có thể so sánh với giá trị bình yên nội tâm, vì dù bạn có giàu có đến mức nào, danh vọng cao đến đâu, quyền lực mạnh cỡ mấy cũng vẫn bị khổ đau như thường nếu bạn không nhận ra viên ngọc bình yên thanh thản ấy nơi chính mình.

Xem Thêm:   Phúc đức từ đâu mà tới? 6 loại phúc đức Đức Phật luôn vun bồi

Từ giá trị cốt lõi bình yên sẽ đưa đến đời sống mãn nguyện và hài lòng. Điều này không có nghĩa là bạn không cần phải làm gì cả, không còn ước mơ và khát vọng nữa.

Khi bạn chạm vào được thế giới an nhiên nơi tâm mình, mọi ước mơ vẫn còn đó, nhưng không còn làm bạn đau đầu nữa, mọi khát vọng vẫn còn đó nhưng không còn tạo áp lực lên bạn nữa. Bạn vẫn hành động để thực hiện ước mơ, vẫn làm việc để đạt được khát vọng nhưng tất cả đều nằm trong sự bình yên của tâm hồn. Vì thế, dù bạn có thực hiện được ước mơ hay đạt được khát vọng hay không thì trong bạn luôn hiện hữu sự hài lòng với cuộc sống này.

Hãy cảnh giác với sự vọng động chính bản thân mình, đôi khi ta dồn sức chiến đấu vì những điều to tát, mà bỏ qua những niềm vui hàng ngày: tiếng cười của con trẻ, sự quan tâm chăm sóc của người thân, một cuốn sách hay, một mái nhà che chở ta khỏi nắng mưa. Đừng bao giờ quên những điều nhỏ bé mà trân quý này bởi đây chính là nguồn “dược liệu” – hàng rào miễn dịch bảo vệ sức khỏe..

Khao khát chinh phục những điều tốt hơn là việc đáng hoan nghênh, bởi lẽ nó là nguồn động lực để ta hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, cũng cần phải trân trọng cái nền tảng nơi ta đang đứng, những gì ta đang có trong tay. Trong đạo Phật điều này có nghĩa là “sống tỉnh thức ngay ở hiện tại”.

Xem Thêm:   Vừa chăm lo việc nhà vừa niệm Phật có được vãng sanh không?

Bình an nội tâm: Bình an ở trong tâm sao lại cầu bên ngoài?

2. Bình an ở trong tâm sao lại cầu bên ngoài?

Bình an sẽ không thường trực khi tâm còn nhiều vọng động, nên học pháp là học cách đối diện với bất an xảy ra trong tâm chứ không phải tìm cách chạy trốn, điều khiển hay khỏa lấp nó.

Và hành pháp, là thực hành nhận diện, tiếp xúc những trạng thái an hay bất an đang xảy ra với một trí tuệ sáng suốt, tỉnh giác và an nhiên ngay trên thân, tâm, cảnh chứ không phải lấy cái này để che lấp đi cái kia theo tham muốn của mình.

Khi không còn mong cầu hay chối bỏ thì bình an thật sự sẽ hiện hữu.

Con ơi đời khốn khó
Về chơi với thân tâm
Những đau khổ, lỗi lầm
Là nhân cho Thức Tỉnh

Đời hơn nhau an tĩnh
Giữa giông gió vô thường
Biết lấy pháp dẫn đường
Tử sinh đều vô ngại

Thương những người vụng dại
Giữa dòng nghiệp si mê
Chẳng biết nẻo quay về
Nên khổ sầu muôn kiếp

Ai tỉnh thức, hay biết
Soi sáng khẩu, ý, thân
Ác niệm chẳng gieo nhân
Bước chân vào nẻo giác.

3. Tâm bình an – Tiền tài cũng chẳng mua nổi

Làm người, hạnh phúc nhất không phải là giàu có, thành đạt mà là thanh thản. Vì chỉ có thanh thản thì mới có giấc ngủ ngon. Đời người chính là một giấc mộng dài, mà giấc mơ đẹp thì có tiền cũng không mua được. Đôi lời dựa vào ý tứ của Phật giáo bàn về chữ “thanh” trong tâm.

Phật giáo cho rằng, đời người một kiếp nhân sinh một kiếp mộng, hiện tại chính là mộng. Mỗi người đều có mộng tưởng của bản thân và sống vì mộng tưởng đó. Cuộc đời ngắn ngủi, đường đời gập ghềnh, mỗi người đều phải trải qua thăng trầm bể dâu, mà chớp mắt một cái tất cả đã thành hư không.

Xem Thêm:   Tham dục là gì? Nguyên nhân và tác hại của tham dục

Quá khứ, hiện tại và tương lại, đời người 3 chặng cũng như 3 lần mộng. Đứng ở hiện tại luôn ngoái về quá khứ và ngóng tới tương lai, đó là cố tật của tất cả mọi người. Cho nên, đời người chỉ cầu mộng đẹp, chỉ mong thanh tâm, thanh thản.

Có những phút giây yên tĩnh, ấy là hạnh phúc của con người.

Không hối hận vì quá khứ,
không vọng tưởng trong hiện tại,
không lo lắng vì tương lai.
Mấy người có thể sống như vậy?
Sống thanh thản, bình tâm và yên ổn.
Thứ ấy có tiền cũng không mua được,
muốn cưỡng cầu cũng không thành.

Người thực sự tĩnh tâm thì ít vọng tưởng, ít sân si, ít mệt nhọc. Phật dạy một câu: “Hương tượng qua sông, cắt đứt chúng lưu”, tức là chuyện đã qua thì đừng lưu luyến, tư tưởng, cảm xúc cũng như dòng sông, một đi không trở lại. Mà muốn cắt đứt thì phải có dũng khí, dũng khí lớn nhất chính là bình tâm.

Rất nhiều người bề ngoài hân hoan, trong lòng gào khóc, vì cuộc sống mà bức bách bản thân, che giấu nội tâm. Thế nên, dẫu xung quanh hoan ca mà vẫn có cảm giác thê lương. Như vậy còn khốn khổ hơn gấp trăm ngàn lần người đau khổ trong cảnh nghèo khó.

Cho nên, hưởng thụ lớn nhất của sinh chính là tĩnh tại, không có tĩnh tại thì hưởng thụ vô ích. Làm người, đừng chỉ nghĩ tới kiếm tiền, hãy nghĩ tới kiếm tìm tĩnh tại, yên lặng trong chính tâm hồn mình, cuộc sống của mình.

Tâm Hướng Phật/TH!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

7 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog