Trong Tứ Diệu Đế, thì Diệt đế là sự kết thúc hay còn gọi là sự chấm dứt khổ đau. Diệt là chấm dứt, là dập tắt. Diệt đế là sự chấm dứt hay sự dập tắt phiền não, nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự chấm dứt khổ đau, cũng có nghĩa là hạnh phúc an lạc.
Tứ Diệu Đế, diệu là cao quý màu nhiệm, đế là sự thật chân lý. Tứ Diệu Đế còn được gọi là tứ chân đế, tứ thánh đế và bốn chân lý mầu nhiệm.
“Tứ” có nghĩa là bốn; “diệu” là quý báu; “đế” nghĩa là sự thật. “Tứ diệu đế” là bốn điều chân thật quý báu mà Đức Phật Thích Ca phát hiện ra, chứng nghiệm sự thật, tuyên bố ra bốn điều này về cuộc sống kiếp nhân sinh của chúng ta. Tứ diệu đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
Đọc thêm: Tứ diệu đế là gì? Ý nghĩa sâu sắc bốn chân lý của Tứ diệu đế
Giáo lý Tứ Diệu Đế là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đến vườn Lộc Uyển thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, những người bạn tu khổ hạnh với Ngài trước đây, nội dung bài thuyết giảng đầu tiên ấy là Tứ Diệu Đế. Giáo lý này được coi là pháp tối thắng đưa hành giả đến giác ngộ, giải thoát và niết bàn.
Không chỉ nói về khổ và nguyên nhân của khổ, đức Phật còn chỉ cho chúng ta thấy rằng có thể tận diệt khổ đau, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được giác ngộ giải thoát chân thật. Trạng thái giải thoát đó thường được gọi dưới cái tên Niết bàn tịch diệt.
Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, Niết bàn không phải một cõi, một nơi nào đó xa rời thế gian này, cũng không thể hiểu một cách máy móc rằng nơi đó chỉ có sự rỗng không, vắng lặng, diệt trừ hết tất cả chẳng còn gì tồn tại, hiện hữu. Niết bàn là sự chấm dứt hoàn toàn của khổ đau, là sự vắng mặt của tham, sân, si là tâm giác ngộ tuyệt đối vốn siêu việt mọi ngôn từ và nhận thức thế gian thông thường.
Một cách thực tiễn hơn, khi đã giác ngộ được chân lý về khổ được trình bày trong Khổ đế, hiểu được bản chất những nguyên nhân gây ra đau khổ trong Tập đế, cũng như thành tựu thực hành tu tập các phương pháp diệt khổ trong Đạo đế, hành giả coi như đã thành tựu quả vị giác ngộ, đạt được chân hạnh phúc và giải thoát luân hồi sinh tử.
Mỗi chúng ta đều có thể đạt được quả vị giác ngộ theo cách này. Dù chưa thể thành tựu giác ngộ tuyệt đối, chúng ta vẫn có thể đạt được những cấp bậc giác ngộ khác nhau tương ứng với trình độ hiểu biết và thực hành ba chân lý còn lại của Tứ Diệu đế.
Sự giác ngộ tuyệt đối vốn siêu việt mọi ngôn từ. Cảnh giới giác ngộ là không thể nghĩ bàn bởi càng dùng ý niệm và ngôn từ phân biệt để diễn tả thì càng xa với chân lý.
Dù vậy, đức Phật từ bi vô lượng, vì muốn cho chúng sinh được thấu rõ chân lý và phát khởi tín tâm tu tập, Ngài đã khai thị một cách khái quát về các quả vị giác ngộ này. Tuy vậy, chúng ta cần hiểu rằng các cấp bậc đó cũng chỉ là sự chia chẻ mang tính tương đối, giúp tâm phàm của chúng ta dễ tiếp cận mà thôi.
Quả vị tu tập của Nguyên thủy Phật giáo
Trải qua các thứ lớp tu tập và chứng ngộ từ quả Dự lưu (bắt đầu nhập dòng Thánh). Quả Nhất lai, Quả Bất lai, A la hán quả (còn gọi là quả Vô sinh). Ở quả vị này bậc A la hán đã tận diệt tham, sân, si nên không còn chịu sự chi phối của sinh tử luân hồi.
Ngoài ra, còn có quả vị Bích Chi Phật (còn gọi là Độc Giác Phật). Bậc Bích Chi Phật ra đời vào thời không có giáo pháp của đức Phật, các Ngài tự quán sát Mười hai nhân duyên mà chứng đạt giác ngộ.
Quả vị tu tập của Đại thừa Phật giáo
Quan điểm của Đại thừa Phật giáo không dừng lại ở sự thành tựu giác ngộ cá nhân. Hành giả khi tu tập cần phát Bồ đề tâm rộng lớn để thực hành Bồ tát đạo với mục đích đem lại giải thoát cho vô lượng chúng sinh trong luân hồi.
Vì vậy, các cấp bậc thành tựu trên hành trình này chính là các quả vị Bồ tát được biểu trưng bằng các ngôi: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác và tột cùng rốt ráo là quả vị Phật Viên giác tối thượng, còn gọi là Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Bậc Viên Giác đã tròn đầy, công hạnh tu tập tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
Đọc thêm: Tam độc Tham sân si là gì? Nhận diện và chuyển hóa tam độc
Trong Tứ Diệu Đế, thì Diệt đế là sự kết thúc hay còn gọi là sự chấm dứt khổ đau. Diệt là chấm dứt, là dập tắt. Diệt đế là sự chấm dứt hay sự dập tắt phiền não, nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự chấm dứt khổ đau, cũng có nghĩa là hạnh phúc an lạc.
Diệt đế còn đồng nghĩa là Niết bàn, không bị sinh tử luân hồi khổ đau ràng buộc thì chứng được Tứ quả Thanh văn và Niết bàn thanh tịnh.
Trong đó, Hữu dư y niết bàn nghĩa là niết bàn chưa hoàn toàn, tuy đã đoạn trừ phiền não nhưng chưa tuyệt đối. Sự an vui chưa được hoàn toàn, phải chịu quả báo sanh tử trong năm, bảy đời. Nhưng không ràng buộc như chúng sanh.
Vô dư y niết bàn, nghĩa là niết bàn hoàn toàn và đã chứng quả vị A la hán đoạn hết phiền não khổ đau, sanh tử không còn ràng buộc. Vì thế được tự tại, giải thoát khỏi ba cõi; Dục, Sắc giới và Vô sắc giới.
Vô trụ xứ niết bàn, đây là niết bàn của các vị A la hán và Bồ tát. Các vị ấy thường ra vào sanh tử lấy pháp Lục độ để độ sanh, mà vẫn ở trong Niết bàn tự tại, dù không trụ tại một nơi.
Cuối cùng đó là Tự tánh thanh tịnh niết bàn, đây là niết bàn tự tánh vắng lặng mà thường sáng suốt. Trong Kinh có lúc gọi là Phật tánh, là Chân tâm, là Như lai tạng.
Niết bàn là sự thanh tịnh và là hạnh phúc tuyệt đối. Niết bàn còn được diễn tả dưới nhiều danh từ khác nhau tiêu biểu như:” Vô sanh, Giải thoát, Vô vi, Vô lậu, Đáo bỉ ngạn, Tịch tĩnh, Chân như, Thực tướng, Pháp thân”. Niết bàn không phải là đối tượng của tư duy, khái niệm hay ngôn ngữ, mà đây là trạng thái an lạc hạnh phúc tuyệt đối khi tâm ý vắng mặt Tham, sân, si.
Đức Phật và các vị Bồ tát, A la hán đã đạt đến Niết bàn ngay trong đời sống này. Điều đó nghĩa là Niết bàn nằm ngay trong tầm tay của mỗi người. Biểu hiện của Niết bàn chính là không còn tạo nghiệp và không còn tái sanh, đạt đến sự giác ngộ thành Phật.
Tâm Hướng Phật/ST!