Pháp Giới 10 tháng trước

Tứ Đại là gì? Sống an lạc qua giáo lý tứ đại giai không

Tứ Đại là gì? Tứ Đại là bốn thứ cơ bản hình thành nên vạn vật trong vũ trụ, gồm có: Địa Đại, Thủy Đại, Hỏa Đại và Phong Đại, tương ứng với bốn thứ đất, nước, lửa và gió.

Tứ Đại giai không là sự thuyết minh của Phật giáo đối với bản chất, hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh, trong nó ẩn chứa nghĩa lý thâm sâu có quan hệ mật thiết tới Nhân Ngã, điều đó nằm ngoài sự lý giải của những người chỉ theo đuổi về Tửu, Sắc, Tài, Khí hay những lý giải ngộ nhận khác.

1. Tứ Đại là gì?

Tứ Đại là bốn thứ cơ bản hình thành nên vạn vật trong vũ trụ, gồm có: Địa Đại, Thủy Đại, Hỏa Đại và Phong Đại, tương ứng với bốn thứ đất, nước, lửa và gió.

Vạn vật thế gian hay thân thể của chúng sinh hữu tình đều là giả tướng của bốn đại hòa hợp mà tạo thành chứ không có một thực thể nhất định nào khác. Cơ thể sinh tồn của chúng ta do Tứ Đại hợp thành, trong đó: Những phần cứng và chắc trong thân thể là thuộc về Địa Đại (đất), hơi nóng trong cơ thể thuộc về Hoả Đại (lửa). Nước dãi, đàm dịch, nước mắt thuộc về Thủy Đại (nước). Hơi thở thuộc về Phong Đại (gió).

Khi chúng ta còn sống, thân thể chịu sự điều khiển của mình, nhưng sau khi chết thì Tứ Đại tan rã. Hơi ấm trong thân trở về với lửa. Các chất dịch trở về với nước. Các chất rắn trở về với đất. Hơi thở trở về với gió. Vậy nên “Cát bụi lại trở về với cát bụi” là như thế.

2. Tứ Đại hình thành nên vạn vật

Bốn nguyên tố “Đất, nước, lửa và gió được gọi là Tứ Đại vì thể tính của Chủng Tứ Đại đó rộng lớn, biến nhất thiết Sắc pháp. Hình tướng của Chủng Tứ Đại có thể to như núi cao, biển sâu, gió lốc, đại hỏa nên có ý nghĩa là hình tướng to lớn. Đồng thời tính dụng phát huy của bốn đại rộng lớn, làm sinh trưởng vạn vật do đó được gọi là Địa Đại, Thủy Đại, Phong Đại và Hỏa Đại.

Xem Thêm:   Đại Sư Ấn Quang khai thị về Pháp môn niệm Phật

Vạn vật, hiện tượng trong vũ trụ đều dựa vào Tứ Đại mà thành hình. Ví như cây muốn nở hoa tươi tốt thì cần đất đai phì nhiêu, đất đai chính là “Địa Đại”. Nước tưới đầy đủ là “Thủy Đại”. Ánh sáng ấm áp là “Hỏa Đại” và khí gió điều hòa là “Phong Đại”. Thiếu đi một trong Bốn Đại thì hoa không nở rộ tốt tươi.

Sắc thân của chúng sinh hữu tình cũng vậy, đều do giả Tứ Đại mà hợp thành. Con người là động vật cấp cao trong vũ trụ thì thịt da, xương cốt là Địa Đại có tính rắn chắc. Máu mủ dịch đờm là Thủy Đại có tính lỏng ướt. Nhiệt độ ấm nóng của cơ thể là Hỏa Đại và hơi thở hô hấp là Phong Đại.

Cơ thể của chúng ta do Tứ Đại hợp thành, một trong bốn đại điều tiết không ổn định sẽ khiến cơ thể sinh ra các tật bệnh liên quan. Nếu Tứ Đại phân tán, sinh mệnh liền tử vong: Khi đó hơi thở hô hấp trở về Phong Đại, sự ấm nóng cơ thể trở về Hỏa Đại, máu mủ dịch đờm trở về Thủy Đại và thịt da xương cốt trở về Địa Đại.

3. Tứ Đại giai không

Tứ Đại giai không nghĩa là Tứ Đại vốn không thật. Nhiều Thầy giảng nghĩa của cụm từ này theo hướng bốn đại vốn là sự hư giả. Và mục đích để ta hiểu sự hư ảo, giả tạm của thế giới vật chất, cái không thực của thế giới vật chất. Bởi đơn giản như: “Chúng sanh thường chấp sắc thân này là ta, tâm thức có hiểu biết, có buồn giận thương vui là ta. Nhưng thật ra, sắc thân này giả dối. Ngày kia khi chết đi nó sẽ tan về với đất bụi, nên thân Tứ Đại không phải là ta”.

Phật giáo Đại thừa có một số thuật ngữ, như “Tứ Đại giai không”, “Tứ Đại khổ không” hay “Thân Tứ Đại”… mà trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hiểu chung chung rằng mọi Danh, Lợi, Tài, Sắc rồi chỉ là cát bụi, giả tạm mà chưa thấu hiểu hết nghĩa lý sâu sắc lời dạy của đức Phật? Sự ngộ nhận lặp đi lặp lại rồi “tam sao thất bản” càng khiến cho nhiều người lầm tưởng Tứ Đại giai không là Tửu, Sắc, Tài, Khí, lấy đó để hí họa những kẻ tham tài, tham sắc, háo danh lợi. Hay nhà kinh doanh buôn bán những bộ tượng Tứ Đại giai không với hình tượng các chú tiểu hoặc tượng bốn chú khỉ bằng đồng Không Nghe, Không Nhìn, Không Nghĩ, Không Nói và cho rằng đó là biểu trưng cảnh giới cao nhất của thiền định…?

Xem Thêm:   Nghi thức, bài cúng phóng sinh đúng cách và đơn giản

Trên thực tế, “Tứ Đại giai không” là sự thuyết minh của Phật giáo đối với bản chất, hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh, trong nó ẩn chứa nghĩa lý thâm sâu có quan hệ mật thiết tới Nhân Ngã, điều đó nằm ngoài sự lý giải của những người chỉ theo đuổi về Tửu, Sắc, Tài, Khí hay những lý giải ngộ nhận khác.

“Tứ Đại giai không” tức là chỉ bốn nguyên tố hợp thành các vật thể gồm Địa (đất), Thủy (nước), Phong (gió), Hỏa (lửa), Khái niệm về Tứ Đại này được Phật giáo làm sâu sắc và phát triển lên từ tư tưởng vốn có của triết học Ấn Độ, những nguyên tố đó hoặc thêm một vài nguyên tố khác cũng được tư tưởng triết học Phương Tây và Phương Đông từ xa xưa nhận thức và tìm hiểu bản thể vũ trụ như thuyết Ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ của Trung Quốc hay đất, nước, khí, lửa của Hy Lạp cổ đại…

Chúng ta nếu chưa thấu hiểu nghĩa lý sâu sắc của Tứ Đại giai không nên trong cuộc sống thường ngày nảy sinh ra nhiều khổ đau, sân si tạo nghiệp. Thấy thế sự bể dâu, biến hóa quay cuồng mà tâm thần thất loạn, gặp sinh ly tử biệt mà bi thiết ai oán, đối diện với danh lợi mà mê mờ tâm can, thậm chí tự thân dằn vặt, khổ sở. Chấp lấy vật ngoài thân làm sở hữu của mình để tìm cầu sự phù phiếm xa hoa, mong muốn lục căn vui thú mà tạo nghiệp sinh tử luân hồi, nung nấu trong trần lao ngũ dục.

Phật giáo Đại thừa có Tứ Đại giai không là muốn dẫn dắt chúng ta thấu hiểu sự hư ảo giả tạm của thế giới vật chất, cái không thực của thế giới vật chất. Cái Không của Đức Phật là không tham đắm, si mê, không dính mắc, không chấp thủ chạy theo hình sắc, sinh diệt chứ không phải đức Phật có thể dùng phép thần thông để làm tan biến đi tất cả. Lãnh hội điều đó giúp chúng ta phản tỉnh bản thân, tu tâm dưỡng tính phát huy vô lượng những tài bảo trong tâm để tìm cầu hạnh phúc thật sự, tìm cầu hạnh phúc vĩnh hằng trong đời sống tinh thần của chúng ta khiến thân tâm thường an lạc, sáng suốt và thanh tịnh.

Xem Thêm:   Phương pháp niệm Phật có thể chấn động hư không pháp giới
4. Thân Tứ Đại giả tạm

Nơi thân này những chất cứng như da, thịt, gân, xương, tóc, răng… thuộc về đất. Những chất lỏng như máu, mủ, mồ hôi, nước mắt… thuộc về nước. Những vật có tính động như hơi thở vô, hơi thở ra thuộc về gió. Nhiệt độ như hơi ấm trong thân thuộc về lửa.

Hiện tại khoa học phân tích thân người có vô số tế bào, song không ngoài bốn món đất, nước, gió, lửa. Từ lâu chúng ta lầm tưởng thân này là ta thật, cứ chấp chặt như thế, nên ai động đến là phản ứng chống đối, hoặc tìm đủ mọi cách để bảo vệ, vun bồi cho nó được thỏa mãn.

Nhưng với Trí tuệ Phật thấy rõ thân do đất, nước, gió, lửa hợp lại mà thành, nếu thiếu một trong bốn chất ấy thì thân này không tồn tại. Khi bốn chất còn chung hợp thì mạng sống còn. Song, phải ăn cơm, uống nước, hít thở không khí, vay mượn đất, nước, gió, lửa bên ngoài, để bồi bổ thay thế cho đất, nước, gió, lửa bên trong.

Cả ngày, cả đời, sống bằng sự vay mượn tạm bợ như thế. Giờ phút nào còn vay mượn thì giờ phút đó còn mạng sống. Hết vay mượn thì mạng sống dừng, hơi thở trả về với gió; hơi ấm trả về với lửa; máu, nước miếng, nước mắt… trả về với nước; da, thịt, gân xương… hòa nhập với đất. Tất cả đều rã tan, chẳng còn gì gọi là thân mạng con người, là ta, nên nói là không.

Tâm Hướng Phật/Tổng hợp!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

1083 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog