Pháp môn niệm Phật, quan trọng nhất là kiến lập tín tâm
Pháp Giới 11 tháng trước

Pháp môn niệm Phật, quan trọng nhất là kiến lập tín tâm

Trong pháp môn niệm Phật, quan trọng nhất là kiến lập tín tâm. Đầu tiên là phải “tín tự”, tức là tin vào chính mình, kiến lập cái tâm tự tín.

Trong pháp môn này (Pháp môn niệm Phật), quan trọng nhất là kiến lập tín tâm. Trong sách Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư đã nói rất hay: Kiến lập tín tâm thì đầu tiên là phải “tín tự”, tức là tin vào chính mình, kiến lập cái tâm tự tín. Chẳng hiểu rõ chân tướng sự thật, bảo quý vị hãy tin ngay, điều này quá khó!

Tin là tin “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”, Tây Phương Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật và bản thân chúng ta chẳng hai, chẳng khác, là vật do tâm tánh của chính mình biến hiện ra, chẳng phải là vật có từ bên ngoài tâm.

“Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm”. Lý này quá sâu xa! Quý vị dùng lòng tin này để niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ sẽ là Lý niệm, chứ không phải là Sự niệm.

Trong khi giảng Yếu Giải, chúng tôi đã thưa cùng quý vị: Trì danh niệm Phật có Lý trì và Sự trì. Nếu là Lý trì, quả thật sẽ có thể đoạn hết thảy nghi hoặc, chướng ngại, người tầm thường chẳng thể làm được chuyện này, chúng ta rất khó thể làm được. Ý nghĩa này cũng chẳng qua nghe nói cho biết mà thôi, chẳng phải là cảnh giới của chính mình!

Chẳng phải là cảnh giới để chính mình có thể đạt được thì sao? Vẫn phải tin vào chính mình. Nói theo mặt Sự, tin chính mình trong đời này quyết định có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Quý vị có lòng tin ấy là được rồi! Chưa thông hiểu Lý, nhưng có lòng tin ấy vẫn có thể vãng sanh, vẫn có thể tu pháp môn này.

Xem Thêm:   Cõi Ta Bà là gì, ở đâu? Tại sao gọi cõi Ta Bà là ngũ trược ác thế?

Chắc cũng có các vị hỏi: Với lòng tin như thế mà tu tập pháp môn này thì có thể đạt đến Lý nhất tâm bất loạn hay chăng? Thưa quý vị, có thể! Lý trì sẽ đạt công phu thành phiến, Sự nhất tâm bất loạn và Lý nhất tâm bất loạn; còn nếu là Sự trì thì vẫn đạt công phu thành phiến, Sự nhất tâm, Lý nhất tâm.

Có thể thấy: Trước mắt, không hiểu Lý chẳng sao cả! Hễ quý vị niệm đến mức nhất tâm bất loạn, sẽ tự nhiên thông suốt Lý ấy. Do Sự trì mà đạt đến Lý trì, đây là một con đường hết sức sáng sủa.

Thứ hai là Tín Tha (tin vào người khác), chữ Tha chỉ ai? Thứ nhất là Thích Ca Mâu Ni Phật. Phải tin Thích Ca Mâu Ni Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật giảng cho chúng ta pháp môn này, quyết định chẳng giả, quyết định chẳng dối gạt chúng ta, quý vị phải tin tưởng.

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Thời kỳ Mạt Pháp, tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng”. Lần này tôi giảng ở Bình Đông ba ngày, có một vị lão cư sĩ đặc biệt nêu ra câu hỏi: “Có rất nhiều người nói kinh Lăng Nghiêm là giả, kinh ấy có phải là giả hay chăng?”

Tôi bảo ông ta: “Kinh Lăng Nghiêm chắc chắn chẳng giả. Trong Pháp Diệt Tận Kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật có nói, trong tương lai Phật pháp đều bị diệt sạch, kinh Lăng Nghiêm bị diệt đầu tiên, kinh A Di Đà bị diệt cuối cùng. Tất cả kinh điển đều chẳng còn, nhưng kinh A Di Đà vẫn còn lưu lại một trăm năm. Khi kinh A Di Đà cũng không còn, vẫn còn sáu chữ Nam-mô A Di Đà Phật lưu lại một trăm năm. Quý vị hãy nghĩ đến tánh chất quan trọng của kinh này”.

Xem Thêm:   Ngày vía đức Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia 19/09 âm lịch

Tôi bảo ông ta: “Yêu ma quỷ quái nghĩ đủ mọi cách để hủy diệt kinh Lăng Nghiêm, nói kinh Lăng Nghiêm chẳng phải do đức Phật nói. Mọi người đừng tin tưởng bọn chúng. Nếu tin lời chúng nó, kinh Lăng Nghiêm sẽ bị diệt”.

Kinh Lăng Nghiêm bị diệt thì có lợi gì? Tà ma ngoại đạo có thể hoành hành không kiêng dè gì! Quý vị không có cách nào để biện định kẻ khác là Phật hay là ma.

Nửa phần sau quyển bốn kinh Lăng Nghiêm là chương Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối (bốn lời dạy răn sáng suốt, thanh tịnh), khi giảng kinh Lăng Nghiêm, tôi đặc biệt nêu ra: “Đây là kính chiếu yêu”.

Quý vị đọc thuộc nửa quyển kinh văn ấy, những kẻ giả vờ học Phật quý vị vừa nhìn liền thấy ngay, bọn hắn không có cách nào ẩn hình. Vì thế, chúng nó phải nghĩ đủ mọi phương pháp nhằm phá hoại kinh này, khiến quý vị chẳng tin tưởng kinh Lăng Nghiêm.

Chương Thanh Tịnh Minh Hối có nói: Trong thời kỳ Mạt Pháp, tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng. Trong thời kỳ Mạt Pháp, chẳng dễ gặp được chánh pháp; do thiện căn, phước đức, nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp quý vị mới có thể nghe chánh pháp. Vì vậy, chúng ta phải tin Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng dối gạt chúng ta.

Pháp môn niệm Phật, quan trọng nhất là kiến lập tín tâm

Thứ hai, Tha chính là A Di Đà Phật. Trong kinh Vô Lượng Thọ có chép lịch sử và truyện ký của Ngài. Trong vô lượng kiếp trước, A Di Đà Phật cũng là phàm phu như chúng ta, gặp Thế Tự Tại Vương Phật, khi đó địa vị của Ngài là quốc vương, Ngài bỏ ngôi vua, theo Phật xuất gia, phát ra bốn mươi tám nguyện, đời đời kiếp kiếp tu hành.

Xem Thêm:   Đầu thai là gì? Đầu thai chuyển kiếp có thật không?

Bốn mươi tám nguyện của Ngài đều được thực hiện, kiến lập Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc thế giới, tiếp dẫn chúng sanh niệm Phật trong mười phương thế giới. Quý vị phải tin đấy là chuyện thật, chắc chắn chẳng giả!

Chỉ cần chúng ta tin tưởng sự thật này, niệm Phật, phát nguyện cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, khi lâm chung, nhất định đức Phật đến tiếp dẫn chúng ta.

Những lời Ngài nói đáng tin cậy, tuyệt đối chẳng phải là dối gạt con người. Đấy là bảo quý vị phải Tín Tha. Tín Tự, Tín Tha, Tín Sự, Tín Lý, Tín Nhân, Tín Quả; đó là nói về Tín. Nguyện: Phải thật sự phát nguyện, nguyện sanh vào Tây Phương Tịnh Độ. Tín nguyện vãng sanh!

Giai tự lợi, lợi tha. (Đều là tự lợi, lợi tha)

Nay chúng ta bắt đầu phát nguyện vì cứu độ hết thảy chúng sanh mà cầu sanh Tịnh Độ, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, chính mình tu học thành tựu, trở về thế giới này độ chúng sanh. Do vậy, người niệm Phật vãng sanh là tích cực, chứ không tiêu cực.

Có rất nhiều người nghĩ niệm Phật chỉ là cầu giải thoát cho riêng mình, giống như tiêu cực, chẳng đáng để học tập, họ đã thấy trật mất rồi!

Vì sao chúng ta đến Tây Phương Cực Lạc thế giới? Vì cứu độ hết thảy chúng sanh. Chẳng đến thế giới Tây Phương, chẳng đoạn phiền não, trí huệ chẳng thể thành tựu viên mãn. Dẫu chúng ta có lòng muốn giúp đỡ chúng sanh, nhưng thiếu năng lực. Vì vậy, đến Tây Phương để học lấy bản lãnh, ta đã có năng lực rồi sẽ quay trở lại. Đấy là “tự lợi, lợi tha”.

Pháp Sư Tịnh Không!
Xin hãy thường niệm A Di Đà Phật!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

12 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog