Pháp Giới 9 tháng trước

Hãy dốc lòng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát khi khẩn cấp

Trong giây phút khẩn trương, chúng ta hãy dốc lòng niệm Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Hành động như thế, tức là từ hiểm nguy mà gặp may mắn.

Hôm nay tôi xin truyền cho quý vị một yếu quyết. Ðó là yếu quyết để áp dụng trong giờ phút thật khẩn cấp. Gặp những trường hợp đó chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng hốt hoảng, chuyện sống chết hãy tạm gác một bên, một lòng niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì chắc chắn sự hiểm nguy sẽ hóa thành tốt lành, thoát khỏi ách nạn.

Trong giây phút khẩn trương, chúng ta hãy nghĩ rằng: “Ðàng nào cũng chết, vậy trước khi chết ta hãy dốc lòng niệm Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, biết đâu đó là niềm hy vọng.” Hành động như thế, tức là từ hiểm nguy mà gặp may mắn.

Khi đi máy bay, gặp lúc trên không máy bay gặp nạn, sắp bị rớt. Ngay lúc đó chúng ta hãy niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Vì rằng Ngài Quán Thế Âm là một vị Bồ-tát chuyên cứu khổ cứu nạn, một vị Bồ-tát có cầu có ứng, nếu chẳng niệm danh hiệu Ngài, thì sanh mạng của chúng ta vô cùng nguy hiểm, không còn hy vọng gì nữa.

Xem Thêm:   Ngày vía Đức Phật Dược Sư Lưu ly Quang Như Lai là ngày nào?

Lúc đó chúng ta đem hết lòng thành niệm, cảm ứng tới đức từ bi của Ngài, thì toàn thể sanh mạng trên máy bay được cứu vớt. Vào thất Quán Âm chúng ta cũng phải khởi lên những ý tưởng như vậy để hạ công phu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Chúng ta lại tưởng tượng khi đi xe lửa, và giả thử ngay khi biết xe lửa trật đường rầy, tức là trong khoảng thời gian đường tơ kẽ tóc đó, nếu chúng ta không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, toàn thể hành khách trên chuyến xe đó đều gặp nạn tử vong.

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là phát ra lời kêu cứu, Bồ-tát nghe được tiếng kêu thì dầu có cách xa cả vạn ngàn sông núi, Ngài cũng tới ngay, tiếp cứu chúng ta ra khỏi khổ nạn, linh nghiệm vô cùng.

Lại tưởng tượng chúng ta đi tàu trên biển, chẳng may gặp cảnh tàu sắp đắm, cái nguy cơ gửi thân trong bụng cá. Trong phút nguy cấp ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tới phút chót cũng niệm, tới giây chót cũng niệm. Nếu được như vậy, nhất định là hung hóa cát.

Lại giả thử ta ngồi trên xe hơi đang chạy nhanh trên đường, hốt nhiên xe không thể làm chủ được nữa, bay qua lề đường bên bờ vực sâu, vách dựng thẳng đứng. Xe hơi mà rớt xuống đáy vực thì là hết đời, xương tan thịt nát.

Xem Thêm:   33 Ứng hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát

Ngay lúc đó nếu niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, với tất cả lòng thành khẩn, xe hơi sẽ đáp xuống an toàn, kinh hoàng nhưng không nguy hiểm. Ðây chính là sự cảm ứng của pháp niệm Quán Âm.

Trong giờ phút khẩn cấp hiểm nghèo, niệm được một câu Quán Thế Âm Bồ Tát thì bằng cả trăm vạn câu niệm trong lúc bình thường. Tại sao vậy? Bởi trong lúc không có gì nguy hiểm, lời mình niệm chưa đủ tha thiết, lòng mình chưa đủ thành khẩn.

Cho nên, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, ta phải hết lòng kiền thành (Tôn kính một cách thực lòng), hết lòng chân thực, thì cảm ứng đó mới thật là không thể nghĩ bàn.

Vừa rồi tôi có nói với Quả Khiêm rằng: “Ngày nay ở tại Vạn Phật Thành này con có niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì hãy tưởng tượng như khi ở trên thuyền mà thành tâm khẩn niệm, tất sẽ có cảm ứng.

Hồi đó, trong lúc sóng to gió lớn, nguy hiểm vạn phần như vậy, nếu không niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì đâu còn hy vọng có ngày nay.

Có niệm Quán Âm mới có phần hy vọng, hoặc giả được cứu vớt, cho nên đã hết lòng khẩn niệm thì cuối cùng tai nạn sẽ vượt qua, gió im sóng lặng, đến được bến bờ. Bây giờ con niệm Quán Âm còn để thì giờ để nghỉ ngơi, ấy là vì nay không còn ở trong cảnh ngộ nguy hiểm như trước.”

Xem Thêm:   Lục độ Ba la mật là gì? 6 phương tiện đưa người qua bờ giác

Sự thực thì:

Một ngày qua đi, mạng cũng giảm dần,
Như cá thiếu nước, có gì mà vui!
Ðại chúng!
Phải lo tinh tấn, cứu lấy cho mình.
Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật!”

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tùy nơi tùy lúc mà niệm, nói một cách khác, đi, đứng, nằm, ngồi, đều niệm được cả. Miệng niệm hay tâm niệm, công đức cũng ngang nhau, đừng khởi tâm phân biệt, lúc nào cũng tùy duyên.

Phải nhớ rằng chờ tới lúc mạng chung mới niệm thì đã quá muộn, không còn cơ hội nữa. Vì vậy mới có câu: “Nghĩ tới vô thường, chớ đừng phóng dật.”

Hòa Thượng Tuyên Hóa!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

9 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog