Pháp Giới 11 tháng trước

Nghi thức Lễ Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Bồ Tát PDF

Dưới đây là nghi thức Lễ Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Bồ Tát. Công đức lễ bái 500 lạy danh hiệu Quan Âm Bồ Tát là rất lớn, tiêu diệt tội nghiệp, thân tâm an lạc.

Quán Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quán Thế Âm, tiếng Phạn gọi là Avalokitévara, Nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Do Ngài quán sát âm thanh một cách tự tại mà chứng được bản thể chân thường của vũ trụ. Nơi nào, lúc nào trong vũ trụ có tiếng chúng sinh đau khổ, kêu cầu thì Ngài hiện thân cứu độ rất tự tại, cho nên Ngài cũng có tên là Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại…

Bồ Tát, nói cho đủ là Bồ đề Tát Đỏa, tiếng Phạn là Bodhisattva, nghĩa là giác hữu tình hay hữu tình đã giác ngộ, trở lại giác ngộ hữu tình khác. Ví như có nhiều người đang ngủ mê, có một người tỉnh thức, người ấy đánh thức những người còn lại đang ngủ mê. Người tỉnh thức đó gọi là bậc giác ngộ như chư Phật, Bồ Tát, kẻ ngủ mê là chúng sinh. Bồ Tát Quán Thế Âm được ví như Người đánh thức những người đang ngủ mê trong ngôi nhà đó.

Vì Ngài đã giác ngộ, biết rõ chân lý của vũ trụ, chứng được phép “nhĩ căn viên thông”, nghe thông suốt hết thảy âm thanh của vũ trụ, như người đã thức dậy rồi trong ngôi nhà “vũ trụ” kia, nghe biết hết thảy chân tướng các sự vật, động tịnh trong ngoài.

Xem Thêm:   Cách phân biệt các loại Thiền Định

Cho nên chúng sinh nào xưng niệm danh hiệu Ngài liền được Ngài “tầm thanh cứu khổ”, giải thoát khỏi tai ách, hoạn nạn. Ngài đã chứng được bản thể của âm thanh vốn dĩ là không, vô thường, vô ngã nên Ngài thường được tôn xưng là Quán Thế Âm.

Xét về cuộc đời tu hành, thệ nguyện cũng như công đức hóa độ của Ngài, các kinh điển thường đề cập như: kinh Bi Hoa, Diệu Pháp Liên Hoa kinh – Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm, Vô lượng Thọ kinh, Đại Bát Nhã ba la mật đa kinh, Ngũ Bách Danh kinh, Đại Phương Quảng Như Lai tạng kinh… Đặc biệt kinh Bi Hoa nói rất rõ về cuộc đời tu tập của Quán Thế Âm Bồ Tát.

Theo Kinh Bi Hoa thì Ngài là con trai trưởng của vua Vô Tránh Niệm nơi thế giới Xan Đề Lam, tên là Bất Huyến. Ngài được thân thừa, cúng dàng đức Phật Bảo Tạng và được thọ ký: Sau này sẽ được hiệu là Quán Thế Âm phụ tá bên cạnh đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc phương Tây. Sau khi đức Phật A Di Đà niết bàn, Ngài sẽ thành Phật hiệu là “Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai”, cõi nước tên là“Chúng Bảo Sở Tập Trang Nghiêm”.

Xem Thêm:   Nhặt Lá Bồ Đề PDF – Hòa Thượng Thiền Sư Thích Thanh Từ

Trong một kiếp khác Ngài được đức Phật Quán Thế Âm thụ ký cho danh hiệu là Quán Thế Âm. Còn theo Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni thì: “Trước đấy vô lượng kiếp, Ngài đã thành Phật hiệu là “Chánh Pháp Minh Như Lai”. Vì bi nguyện độ sanh khẩn thiết nên Ngài hiện thân Bồ Tát. Sau đây, Ngài sẽ thành Phật hiệu là “Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai” ở cõi “Chúng Bảo Sở Tập Trang Nghiêm”.

Hiện nay tại Việt Nam cũng như tại các nước thuộc Đại Thừa giáo đều tôn thờ và truyền bá đạo chỉ của Ngài. Hằng năm tại Việt Nam còn lấy ngày 19 tháng 02, 19 tháng 06 và 19 tháng 09 âm lịch làm những ngày kỷ niệm Ngài.

Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, Ngài dạy: “…Chí tâm xưng danh hiệu của tôi, lại chuyên niệm danh hiệu bổn sư tôi là đức A Di Đà Như Lai, kế đó tiếp tụng đà ra ni thần chú này. Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong ngàn muôn ức kiếp sanh tử.”

Xuất xứ Kinh Ngũ Bách Danh

Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm không có Đại tạng kinh. Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán Bồ Tát Quán Thế Âm: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường, từ bi cao lớn tợ trời xanh che trùm chẳng thấy ngằn mé, cúng thân bất hoại, rộng phát mười hai nguyện đẹp, trải vô lượng kiếp, linh ứng năm trăm tên lành.”

Xem Thêm:   Phẩm thứ 21: Hai vợ chồng nghèo – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Theo Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, Thủy Lục Chư Khoa, “một nghi thức cúng cô hồn dưới nước và trên cạn”, bên cạnh có lạy danh hiệu Quán Thế Âm có lẽ xuất hiện vào thế kỷ thứ 13, khi mà tín ngưỡng Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt được truyền tụng rộng rãi vào thời đó.

Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Bồ Tát gồm 500 danh hiệu của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Đây là một cuốn sám kinh được chư Tổ Sư chắt lọc từ kinh Tạng dành cho những ai duyên sâu với Ngài Quán Thế Âm. Theo Hòa Thượng Thích Minh Châu thì bản kinh sám này “dùng chung cho Cầu an và đảo bệnh”. Bởi Bản Nguyện của đức Quán Thế Âm là tầm thanh cứu khổ, nên hễ ai chí tâm niệm danh hiệu của Ngài, trong âm thầm đều được sức từ bi gia bị, mọi mong cầu chóng được thành tựu.

Công đức lễ bái 500 lạy danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát rất lớn, tiêu diệt tội nghiệp, ma chướng đều trừ, thân tâm an lạc. Dưới đây là nghi thức Lễ Ngũ Bách Danh Quán Âm.

Mời quý bạn đọc tụng Nghi thức Lễ Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Bồ Tát tại file PDF dưới đây.

Xem màn hình rộng

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

69 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog