Dưới đây là Nghi thức lạy sám hối 35 vị Phật được trích từ Kinh Đại Bảo Tích, do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh việt dịch.
Đức Phật dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác.
1. Sám hối là gì?
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Sám giả Sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối Kỳ hậu quá”, nghĩa là: Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau. Vậy Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau.
Sám hối theo nghĩa thông thường là xin lỗi. Xét về mặt xã hội, xin lỗi là một hành vi đạo đức của con người, khi họ đã gây ra những lỗi lầm và muốn được người bị tổn thương tha thứ. Xin lỗi là một hành động được ba mẹ, nhà trường dạy dỗ khi chúng ta còn bé và đó là điều cần thiết trong cuộc sống.
Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.
2. Ý nghĩa của việc sám hối
Sám hối đúng Pháp trên tinh thần quán xét lại tội lỗi mình đã gây tạo và thành tâm ăn năn, tự mình cải thiện không lặp lại hành động đó. Đây chính là Ý nghĩa sám hối của đạo Phật.
Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phổ Hiền Bồ Tát đã nói: “Nếu tội của chúng sanh có hình tướng, thì tất cả hư không cũng không thể chứa hết”. Bởi tội từ tâm mà sanh ra, không hình tướng nên chúng ta phải diệt tội từ trong tâm có nghĩa là dùng tâm thành kính để hối lỗi.
Sám hối, cũng được cho là để “tỏ bày lỗi lầm của mình trước Phật, Bồ-tát, Sư trưởng hay đại chúng với mục đích mong được diệt tội”. Vậy sám hối có xóa sạch được tội? Và ai là người có thể “giải tội” cho mình?
Nếu sám hối mang ý nghĩa chỉ bày tỏ lòng hối tiếc hối hận những gì mình đã làm với mình, với người, với chúng sinh hoặc với một ai đó, và từ bỏ những lỗi lầm từ nay trở về sau, nhưng suy cho cùng thành thật nhìn lại thì tội ta gây ra đã hết chưa? Chưa. Vì vậy sám hối hết tội hay không nó đòi hỏi cả một quá trình còn lại của chúng ta trong ý nghĩa bày tỏ sám hối ăn năn đó.
Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau. Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.
Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất gía trị của bản thân, người khác coi thường. Vì thế nên đối những người nay, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.
Những người gây tội lỗi thường cảm thấy không yên ổn trong cuộc sống bởi lương tâm ray dứt hoặc sau đó gặp những chuyện không may xảy ra. Vì thế, chỉ cần sám hối một cách thành tâm sẽ làm cho tâm hồn được nhẹ nhàng thanh thản.
Ý nghĩa của sám hối, song song với việc nhìn nhận lỗi lầm mình đã gây tạo, phải thường xuyên chính niệm tỉnh giác đánh bật gốc rễ thành kiến, phiền não. Dù ở bất kì góc độ nào, luôn làm chủ lời nói, hành vi của mình và nghĩ nhiều đến lợi ích tha nhân.
3. Nghi thức lạy sám hối 35 vị Phật
Con tên là … quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật.
Nam mô Bảo Quang Phật.
Nam mô Long Tôn Vương Phật.
Nam mô Tinh Tấn Quân Phật.
Nam mô Tinh Tấn Hỉ Phật.
Nam mô Bảo Hỏa Phật.
Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật.
Nam mô Hiện Vô Ngu Phật.
Nam mô Bảo Nguyệt Phật.
Nam mô Vô Cấu Phật.
Nam mô Ly Cấu Phật.
Nam mô Dõng Thí Phật.
Nam mô Thanh Tịnh Phật.
Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật.
Nam mô Ta Lưu Na Phật.
Nam mô Thủy Thiên Phật.
Nam mô Kiên Ðức Phật.
Nam mô Chiên Ðàn Công Ðức Phật.
Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật.
Nam mô Quang Ðức Phật.
Nam mô Vô Ưu Ðức Phật.
Nam mô Na La Diên Phật.
Nam mô Công Ðức Hoa Phật.
Nam mô Liên Hoa Quang Du Hí Thần Thông Phật.
Nam mô Tài Công Ðức Phật.
Nam mô Ðức Niệm Phật.
Nam mô Thiện Danh Xưng Công Ðức Phật.
Nam mô Hồng Diệm Ðế TràngVương Phật.
Nam mô Thiện Du Bộ Công Ðức Phật.
Nam mô Ðấu Chiến Thắng Phật.
Nam mô Thiện Du Bộ Phật.
Nam mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Ðức Phật.
Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật.
Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật.
Tất cả thế giới chư Phật Thế Tôn hi hữu như vậy thường tại ở đời. Chư Thế Tôn ấy nên thương nhớ con. Hoặc con ở đời nầy hoặc con ở đời trước từ đời vô thỉ sanh tử đến nay đã tạo những tội: hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, thấy làm tùy hỉ; hoặc vật của tháp, hoặc vật của Tăng, vật tứ phương Tăng, hoặc tự mình lấy; hoặc bảo người lấy, thấy lấy tùy hỉ; năm tội vô gián hoặc tự mình làm, hoặc bảo người làm, thấy làm tùy hỉ; những tội đã làm, hoặc có che giấu, đáng đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, các ác đạo khác biên địa hạ tiện và kẻ ác kiến, bao nhiêu những tội đã làm như vậy nay đều sám hối.
Nay chư Thế Tôn nên chứng biết con nên ghi nhớ con, con lại ở trước chư Phật Thế Tôn bạch lời như vầy: Hoặc con ở đời này hoặc con ở đời khác từng làm bố thí hoặc giữ tịnh giới nhẫn đến thí cho súc sanh thiếu đói chừng một vắt cơm, hoặc tu tịnh có những thiện căn, thành tựu chúng sanh có những thiện căn, tu hành Bồ Ðề có những thiện căn và trí vô thượng có những thiện căn, tất cả hội họp so đếm tính lường thảy đều hồi hướng Vô Thượng Bồ Ðề, như chư Thế Tôn quá khứ vị lai và Phật hiện tại hồi hướng như vậy.
Các tội đều sám hối
Các phước đều tùy hỉ
Và công đức chư Phật
Nguyện thành trí vô thượng
Khứ lai hiện tại Phật
Tối thắng trong chúng sanh
Biển vô lượng công đức
Nay con quy mạng lễ.
(Trích từ Kinh Đại Bảo Tích)
Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh!