Luân hồi là gì? Luân hồi là sự chuyển sinh một cách liên tục qua nhiều kiếp sống khác nhau. Quá trình này thể hiện trên 1 bánh xe luân hồi không có điểm bắt đầu hay kết thúc.
Luân hồi là sự chuyển sinh một cách liên tục qua nhiều kiếp sống khác nhau. Quá trình này thể hiện trên 1 bánh xe luân hồi. Theo quan niệm Phật giáo, bánh xe này không có điểm bắt đầu hay kết thúc. Nó sẽ xoay mãi đến khi nào chúng sanh biết tu tập để đi đến sự giải thoát.
1. Luân hồi là gì?
Luân hồi (Samsàra): Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp (karma) thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo.
Nói cách khác, sau khi thân xác này ngừng hoạt động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống ở giai đoạn sau không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước.
Cần lưu ý dòng sống này luôn chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử (âme éternelle) đi từ đời này qua đời khác như một lữ khách đi từ quán trọ này đến quán trọ kia.
2. Luân hồi và sự tái sinh
Đức Phật dạy rằng luân hồi sẽ được thể hiện qua việc tái sinh. Tức là sau khi chết sẽ trở lại thế giới dưới 1 hình hài khác. Thuộc 1 cõi khác thuộc lục đạo luân hồi. Khi nhắc đến luân hồi và tái sinh, Phật giáo thường đề cập về 2 khái niệm cơ bản về sinh tử:
Chu kỳ sinh tử của từng sát na: diễn ra trong thời gian rất nhanh, như 1 tia chớp. Khái niệm này chỉ có thể hiểu rõ hơn khi luận bàn về thiền định.
Chu kỳ sinh tử của một đời sống: chia làm 4 giai đoạn là sinh, lão, bệnh, tử. Chu kỳ này cũng là trọng tâm để nghiên cứu về luân hồi trong đại chúng.
Sự tái sinh (renaissance): Theo đạo Phật, không có nghĩa là sự nhập xác (rénacarnation) hay là sự nhất tính sinh trở lại thế giới loài người này với “cái linh hồn xưa cũ không thay đổi”.
Do nghiệp lực ác hay lành (sức mạnh của hành động có cố ý) mà sau khi thân xác này chết, một hình thái khác cao hơn loài người như các loài trời (deva) hoặc thấp hơn loài người như cầm thú, ma quỷ và các loài cực khổ sẽ hiện thành.
Như vậy dòng suối, cứ tiếp diễn trong trạng thái đổi thay như dòng nước chảy xiết. Chúng sinh sau thừa hưởng gia tài tốt hay xấu của chúng sinh trước. Hai hình thái sống của hai giai đoạn thời gian và hai hoàn cảnh “không giống nhau nhưng cũng không khác nhau”.
Không có vấn đề con người trở thành trời hoặc thú, mà chính hành động của thân, miệng, ý (nghiệp) mang tính chất trời hay thú. Không những trong tương lai mà ngay cả hiện tại, chúng ta có thể trở thành thế này hay thế khác tùy theo hành động (nghiệp) của chúng ta.
Giáo lý luân hồi là câu trả lời duy nhất hợp lý cho câu hỏi “Sau khi chết còn hay mất”, chứ không phải là câu trả lời “sau khi chết người ta sẽ sinh vào thiên đàng hay địa ngục và sống ở đó đời đời kiếp kiếp” hay câu trả lời “không còn gì nữa sau khi chết”.
Theo quan niệm Phật giáo, chúng sinh đều chịu sự chi phối của luật vô thường. Biểu hiện qua sinh, lão, bệnh, tử của từng kiếp sống. Quá trình này kết thúc cũng là lúc mở ra 1 kiếp sống mới và thừa hưởng những nghiệp lực từ kiếp trước.
Nghiệp lực luôn hiện hữu bên mỗi người chúng ta dù sau khi kết thúc 1 kiếp sống. Thì nó vẫn theo chúng ta đi tiếp qua kiếp sống sau. Tuy nhiên, bản chất của nghiệp là vô ngã, tức là nó sẽ biến đổi qua từng kiếp.
3. Luân hồi có thật hay không?
Hiện tượng luân hồi là một bí ẩn của tâm linh. Tất cả mọi sự vật tồn tại trên thế giới này đều có kiếp sống, sinh mệnh. Chúng ta không chỉ tồn tại một lần mà đến vô số lần. Sự sống không hề kết thúc. Đó chỉ sự chuyển từ thân xác này sang một thân xác khác.
Quan niệm của đạo Phật về luân hồi
Luân hồi nguyên nghĩa trong tiếng Phạn là lang thang, trôi nổi. Thuật ngữ miêu tả những lần đầu thai tiếp nối nhau. Sự luân chuyển linh hồn từ thân xác này sang thân xác khác.
Theo Phật giáo, tham ái, sân và si hay còn gọi là tam độc, chính là nguyên nhân trói buộc trong luân hồi. Cảnh giới mà một vong linh tái sinh tùy thuộc vào nghiệp mà chúng sinh đó đã tạo trong quá khứ. Có sáu cảnh giới, đó là trời, thần, người, súc sinh, quỷ đói, địa ngục.
Trong kinh Đại Thừa, luân hồi chính là thế giới của hiện tượng và thể tính của nó chính là thể tính của Niết bàn. Phần lớn chúng sinh sẽ không còn nhớ gì ở kiếp trước sau khi được tái sinh. Mọi chúng sinh đều sẽ có cuộc đời mới. Có thể dự đoán việc chúng sinh sẽ sinh vào cảnh giới tiếp theo nào có thể dựa vào việc quan sát cận tử nghiệp của chúng sinh đó.
Khi chúng ta đã biết thuyết luân hồi trong ba đường lành, ba đường dữ rồi, bây giờ phải làm sao? Phải chọn ba đường lành mà đi, tối thiểu cũng phải đi lại đường cũ của mình, là làm người. Ai khá hơn thì vươn lên trên cõi trời. Con người muốn trở lại cõi người, Phật dạy phải thọ Tam quy và giữ năm giới. Trong đó, năm điều kiện chính là Nhân thừa Phật giáo, nghĩa là tu để được làm người. Những điều căn bản chúng ta cần phải nhớ trong thuyết luân hồi.
Nghiệp là một luật rất công bằng cho tất cả mọi loài, mình tạo thì mình hưởng. Làm phước được phước, làm tội chịu tội. Nếu làm trọn mười điều ác thì đi thẳng xuống địa ngục, không nghi ngờ. Khá khá hơn không tới mười điều, nhưng nặng về tham thì sanh vào loài quỷ đói. Ngạ quỷ sống lang thang trong cõi thế gian, tuổi thọ rất lâu phải chịu đói khát ghê lắm, nên kiếp ngạ quỷ cũng hết sức khổ. Kế đến súc sanh, trong mười điều ác làm chừng năm điều là đủ làm súc sanh rồi. Súc sanh nặng về si nên không biết phân biệt gì hết, không có tư cách như con người.
Như vậy, khi bắt đầu vào kiếp luân hồi con người sẽ có 6 lựa chọn, với con đường trở thành ngạ quỷ và súc sinh cũng nằm trong đó.
Kẻ cực kì tà ác lúc sinh thời rồi sẽ bị chuyển sinh vào địa ngục, người biết tích đức hành thiện sẽ được lên thiên đường, còn người không đủ uy đức thì tùy theo duyên nợ thiện ác mà phân định các con đường còn lại.
Qua đó mới thấy, tất cả của cải, danh vọng, địa vị đều chỉ là vẻ ngoài. Đức hạnh mới là điều cốt lõi, đây cũng chính là hàm ý trong câu “hậu đức, tái vật”. Trung Quốc xưa và nay đều là một quốc gia giàu mạnh, tất cả cũng là từ sự tu dưỡng tinh thần, đạo đức được truyền thừa qua bao triều đại lẫy lừng. Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc hiện nay đã suy đồi đạo đức, nếu không kịp thức tỉnh thì tương lai chờ đón thật kinh hoàng.
Trong bối cảnh nhiễu nhương, chiến tranh tham tàn, bạo loạn, dịch bệnh, thảm họa, chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tu thân, tích đức, không thể thuận theo xu thế suy đồi mà đánh mất lương tri. Tu luyện để viên mãn thành công thoát khỏi sự tàn bạo, trở về với bản ngã chân chính mới là mục tiêu theo đuổi thật sự của đời người. Đừng để cuộc đời trôi đi lãng phí. Luân hồi 6 ngả biết về ngả nào, nếu vào ngả quỷ ma, thì khi nào mới có thể tu hành.
Ý nghĩa của luân hồi
Một sinh mệnh đều có nghiệp lực. Nhân vô thập toàn. Con người đều có thể phạm sai lầm. Nguyên tắc luân hồi sẽ luôn bắt con người phải hoàn trả nghiệp lực của bản thân. Sinh mệnh của luân hồi được xem như hình thức tồn tại cơ bản của sinh mệnh đó. Đó cũng thể hiện sự từ bi của vũ trụ đối với một sinh mệnh. Sự từ bi đó đến từ việc để cho chúng ta có cơ hội làm sai sửa lỗi, học tập và hoàn thiện bản thân.
Có người nói rằng luân hồi chính là bánh xe lăn tròn, lăn mãi. Nếu con người làm điều tốt thì khi chết sẽ được lên đường trên cao. Khi hưởng hết phước lộc sẽ bị tuột xuống. Còn kẻ xấu thì bị đưa xuống những tầng dưới. Đến khi trả hết nghiệp lại được lên lại. Sự xoay chuyển, lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn. Đó chính là ý nghĩa của luân hồi.
Nếu đã hiểu được thuyết luân hồi của đạo Phật thì sẽ có cái nhìn khách quan và rộng mở về cuộc sống. Hiểu rõ lý lẽ luân hồi tự nhiên, con người nên tạo cho mình con đường đi lên đúng đắn, thiện lành. Sống thanh tịnh, không tích nghiệp, thù ghét, oán hận, ganh tị.
Tâm Hướng Phật/Tổng hợp!