Pháp Giới 5 tháng trước

Học Phật càng ngạo nghễ ngã mạn còn chuốc phải ma chướng

Nếu càng học Phật, càng ngạo nghễ, ngã mạn, càng cảm thấy chính mình phi phàm, phiền phức lớn lắm, chẳng những không thể vãng sanh, mà sợ rằng trong đời này, còn chuốc phải ma chướng.

Trước kia, ta tạo nghiệp, từ nay trở đi, chẳng tạo nghiệp nữa! Ta y giáo tu hành, nhất định vãng sanh. Bản thân chúng ta thường tạo nghiệp mà tự mình chẳng hay biết. Nếu tự mình biết, làm sao tạo tội nghiệp cho được?

Người nghiệp chướng nặng nề, nói cách khác, kẻ ấy đã trở thành quen nết, chúng ta phải có sự cảnh giác cao độ đối với chuyện này.

Niệm Phật tuy nói là đới nghiệp vãng sanh, nhưng tổ sư đại đức đã nói rất nhiều: Chỉ có mang theo nghiệp cũ, chẳng mang theo nghiệp mới!

Nghiệp cũ là gì? Nghiệp do quý vị đã tạo trong quá khứ, có thể mang theo nghiệp ấy đi được. Nghiệp mới là gì? Ta vẫn tiếp tục tạo nghiệp không ngừng, không được rồi!

Vì thế, mọi người phải hiểu rõ: Chẳng phải là nói mỗi người niệm Phật đều có thể vãng sanh. Nói theo lý luận, “vạn người tu, vạn người đến”, ai niệm Phật cũng đều có thể vãng sanh, nhưng vì sao có người niệm Phật chẳng thể vãng sanh? Người ấy không ngừng tạo nghiệp, không có cách nào hết!

Thật sự cảnh giác, trước kia, ta tạo nghiệp, từ nay trở đi, chẳng tạo nghiệp nữa! Ta y giáo tu hành, nhất định vãng sanh.

Xem Thêm:   Người vừa niệm Phật vừa tạo nghiệp không được vãng sanh

Vì thế, trong tâm chính mình phải hiểu rõ, phải kiểm điểm, tâm có thanh tịnh hay không? Đối với duyên trong cõi đời, đã buông xuống hay chưa? Trong tâm suốt mười hai thời chỉ có một câu Phật hiệu hay chăng? Đối với người khác có phải là một lòng từ bi hay không? Có tận tâm tận lực giúp đỡ người khác hay không? Nếu đúng như vậy thì quý vị có thể vỗ ngực, ta quyết định vãng sanh, thật đấy, chẳng giả đâu!

Người tập khí nặng nề, phải đối trị, khắc phục tập khí. Chẳng hạn như ngạo nghễ, ngã mạn, dùng phương pháp nào để đối trị? Dùng lễ kính chư Phật!

Ta tiếp đãi người và sự việc phải đặc biệt cung kính, vì cung kính sẽ đối trị ngạo nghễ, ngã mạn. Sân khuể trong tâm rất nặng thì phải tu tâm từ bi.

Tâm từ bi đối trị sân khuể, bố thí đối trị keo kiệt, tham lam. Phải tìm cách để đối trị, chữa trị căn bệnh ấy. Có thể đối trị những căn bệnh ấy, sẽ nắm chắc vãng sanh. Vì thế, chỉ mang theo nghiệp cũ, chẳng mang theo nghiệp mới.

Đương nhiên là sau khi chúng ta nghe Phật pháp, chắc chắn chưa thể sửa đổi thói xấu và tập khí của chính mình ngay lập tức, vì hễ sửa đổi được, sẽ ngay lập tức trở thành thánh nhân.

Phiền não tập khí quá sâu, quá nặng, chẳng thể sửa đổi trong một sớm, một chiều, nhưng nhất định phải thay đổi. Thay đổi là gì? Mỗi năm một nhẹ hơn, mỗi tháng một nhẹ hơn, đó là hiện tượng tốt.

Xem Thêm:   Quê Hương Cực Lạc PDF – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Nếu hoàn toàn chẳng thay đổi, chắc chắn vãng sanh bị chướng ngại. Nếu càng học Phật, càng ngạo nghễ, ngã mạn, càng cảm thấy chính mình phi phàm, phiền phức lớn lắm, chẳng những không thể vãng sanh, mà sợ rằng trong đời này, còn chuốc phải ma chướng. Vì thế, đối với chúng sanh phải cung kính.

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa – Tập 77
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

10 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog