Chư Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu Đức Phật, Bồ Tát?
Pháp Giới 10 tháng trước

Chư Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu Đức Phật, Bồ Tát?

Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sinh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy.

1. Đức Phật là gì?

Phật hay nói đủ hơn là Phật đà, dịch âm từ ngữ Sanskrit cổ đại. Từ Phật bao hàm các nghĩa: Tự mình giác ngộ, giác ngộ cho người khác và giác ngộ – thấy biết tất cả, không gì là không thấy biết, không lúc nào là không thấy biết. Vì vậy mà Phật còn có các danh hiệu “Nhất biến tri” hay là “Chính biến tri”.

Phật đà, nói ngắn hơn là Phật, nguyên là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh tại thế giới này, cách đây 2589 năm (T. L năm 623 trước công nguyên) ở thành Ca Tỳ La Vệ (Ấn Độ). Sau khi thành đạo, thì có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca là dòng họ, Mâu Ni là danh hiệu chung, chỉ các bậc Thánh thời cổ đại ở Ấn Độ, và có nghĩa là tĩnh lặng. Đó là vị giáo chủ của đạo Phật.

Thế nhưng, căn cứ vào giáo lý do Phật Thích Ca giảng dạy, chúng ta biết rằng, tại thế giới này, từ thời xa xưa đã có những vị Phật ra đời, và trong một tương lai rất xa sau này cũng sẽ có các vị Phật khác xuất hiện. Và hiện nay, tại các thế giới khác trong 10 phương, cũng đang có nhiều Phật tồn tại.

Như vậy, theo đạo Phật, thì Phật không phải chỉ có một vị có một không hai mà trong quá khứ, hiện tại và trong thời vị lai, có vô lượng vô số Phật.

Hơn nữa, Phật giáo còn cho rằng, tất cả chúng sinh, tất cả các loài hữu tình, dù hiện nay có tin hay không tin Phật, đều có khả năng thành Phật trong tương lai.

Phật giáo cho rằng Phật là chúng sinh đã được giác ngộ, còn chúng sinh là Phật chưa giác ngộ. Đứng về mặt cảnh giới mà nói, phàm thánh tuy khác nhau, nhưng đứng về bản chất mà nói, Phật tính là bình đẳng, Phật hay chúng sinh đều có Phật tính như nhau không khác.

Nói tóm lại, Phật giáo không sùng bái Phật như là vị Thần, cũng không xem Phật như là Chúa sáng thế vì vậy, cũng có thể nói Phật giáo chủ trương vô thần luận.

Chư Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu Đức Phật, Bồ Tát?

2. Bồ Tát là gì?

Bồ Tát là dịch âm từ chữ Phạn, và là lược dịch. Nếu dịch âm đầy đủ là Bồ đề tát đỏa. Bồ đề nghĩa là giác. Tát đỏa là hữu tình. Bồ Tát nghĩa là giác hữu tình. Hữu tình là sinh vật có tính tình và tình ái, cũng gọi là động vật.

Xem Thêm:   Chết bất đắc kỳ tử vì giấu giếm phương thuật hữu ích cho đời để làm lợi bản thân

Bồ Tát là loài hữu tình có giác ngộ. Giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, đồng tình và thông cảm với nỗi khổ đó, và phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi những nỗi khổ đó. Vì vậy mà ở đời, hễ thấy ai hay thương người, hay bố thí, và cứu giúp người trong cơn khổ nạn, thì nói người ấy có tâm Bồ tát.

Bồ Tát vốn cũng là chúng sinh, vì tu lục độ vạn hạnh, cho nên thành Bồ Tát, đó là một bậc giác ngộ trong hữu tình. Chẳng những Bồ Tát là chúng sinh, mà chư Phật cũng do chúng sinh giác ngộ mà thành Phật.

Bồ Tát hiểu theo đúng nghĩa, rất khác với quan niệm Bồ Tát trong dân gian. Bồ Tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người.

Bồ Tát không phải là thần Thổ Địa, cũng không phải là thần Thành Hoàng mà tượng bằng gỗ, tượng bằng đất được thờ phục ở khắp đền miếu.

Chúng sinh trước khi thành Phật tất yếu phải trải qua một quá trình làm Bồ Tát. Muốn làm Bồ Tát trước hết phải có tâm nguyện lớn, chủ yếu là bốn lời nguyện: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Nghĩa là:

“Phát lời nguyện độ thoát cho vô số lượng chúng sinh;
Phát lời nguyện đoạn trừ vô số lượng phiền não;
Phát lời nguyện học tập vô số lượng pháp môn;
Phát lời nguyện thành tựu Phật đạo vô thượng”.

Mọi người từ khi mới phát tâm cho đến khi thành Phật đều được gọi là Bồ Tát, vì vậy mà có phân biệt Bồ Tát phàm phu và Bồ Tát hiền thánh.

Các Bồ Tát được nói tới trong các kinh Phật thường là các vị Bồ tát hiền thánh. Quá trình làm Bồ tát chia làm 52 vị (cấp bậc), trong số này chỉ có 12 vị Bồ tát hiền thánh, tức là từ Sơ địa đến Thập địa (địa vị 1 – 10), lại thêm hai vị nữa là Đẳng giác và Diệu giác.

Xem Thêm:   Một ngày ăn chay, giảm nợ một kiếp trả mạng

Thực ra, Bồ Tát đạt tới vị Diệu giác đã là Phật rồi. Còn ở ngôi vị Đẳng giác là vị Đại Bồ Tát sắp thành Phật. Các vị Bồ tát mà nhân dân rất quen thuộc như Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng v.v… đều là những vị Đẳng giác Bồ Tát.

Phàm là có tri giác, có khí huyết, đều là chúng sinh, là chúng duyên hòa hợp mà sinh. Phật Bồ Tát trong quá khứ, đều giống như chúng ta chúng sinh, bất quá Phật Bồ Tát siêng tu lục độ vạn hạnh, cho nên thành Phật thành Bồ Tát; còn chúng ta lười biếng, chẳng chịu tu hành, cho nên vẫn là chúng sinh.

Tuy nhiên hiện tại chúng ta tu hành, nhưng chẳng tinh tấn, giống như phát nguyện tu hành, đợi ngày mai mới tu, ngày mai lại đợi ngày mai. Một ngày rồi một ngày, đợi đến già rồi cũng chẳng tu hành, cũng chẳng thành tựu. Có người nói, tôi tuổi còn trẻ, đợi tôi lớn tuổi mới tu. Song, sau khi lớn tuổi thì bị lưới thế gian ràng buộc, chẳng chịu tu hành.

Ðến tuổi già thì càng chẳng có thời gian để tu hành. Ðợi đến lúc chết thì càng không thể tu hành, là vì có tư tưởng như thế, từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng phát tâm bồ đề, chẳng hành đạo Bồ Tát, chẳng tu lục độ vạn hạnh, thì làm sao liễu sinh thoát tử? Do đó mà sinh sinh tử tử, lưu chuyển không ngừng ở trong luân hồi. Nếu chúng ta chẳng lười biếng, giống như chư Phật, Bồ Tát, A la hán, dũng mãnh tinh tấn, thì sớm sẽ thành Phật thành Bồ Tát thành La Hán, mà trở thành bậc giác ngộ trong hữu tình.

Chư Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu Đức Phật, Bồ Tát?

Bồ Tát còn dịch là “đại đạo tâm”, vì tâm đạo đặc biệt lớn, chẳng sợ mọi sự khổ, chẳng sợ mọi sự khó, tinh tấn tu Phật pháp, hết mình hành đạo Bồ Tát. Còn gọi là Ðại Sĩ, là đại trượng phu. Do đó ‘’Nam Hải Ðại Sĩ,’’ tức là biệt danh của Bồ Tát Quán Thế Âm; còn gọi là Khai Sĩ, chẳng có ích kỷ, tướng ta, thấy cái ta, chẳng đố kỵ người khác, cũng chẳng chướng ngại người khác.

Bồ Tát xa lìa hết thảy vọng tưởng của chúng sinh. Những gì chúng sinh nghĩ, đều là vì mình mà tính toán, để làm thế nào mình được lợi ích. Hết thảy vọng tưởng của Bồ Tát, đều nghĩ ta muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, ta muốn giáo hóa tất cả chúng sinh, ta muốn cứu độ tất cả chúng sinh, đó là tư tưởng của Bồ Tát xả mình vì người.

Xem Thêm:   Ý nghĩa chân thật của phong thủy – Cảnh tùy tâm chuyển

Tư tưởng của Bồ Tát với tư tưởng của chúng sinh đều trái ngược nhau. Chúng sinh nghĩ ích kỷ, Bồ Tát thì nghĩ lợi người. Có người nói: “Tôi hiện tại hành đạo Bồ Tát, tôi cũng là Bồ Tát.” Không sai, bạn là Bồ Tát, song là Bồ Tát mới phát tâm, chứ chẳng phải là lão Bồ Tát. Lão Bồ Tát là từ vô lượng kiếp đến nay tu lục độ vạn hạnh. Bạn vừa mới bước đi trên con đường Bồ Tát, là mới phát tâm Bồ Tát mà thôi. Do đó có câu:

“Ngư tử nại ma la
Bồ Tát ban đầu phát tâm
Tam sự nhân trung đa
Như kỳ kết quả thiểu.”

Nghĩa là: Cá tuy đẻ trứng rất nhiều, nhưng thành cá thì rất ít. Cây nại ma la nở hoa rất nhiều, nhưng kết trái thì rất ít. Bồ Tát mới phát tâm, chẳng biết là bao nhiêu? Do đó: “Phát tânm thì dễ, mãn nguyện thì khó.” Chân chánh hành đạo Bồ Tát, thành tựu quả Bồ Tát thì rất ít. Ba việc này tại nhân địa rất là nhiều, tại quả địa rất là ít. Tuy chúng ta là Bồ Tát mới phát tâm, thì nên phát tâm Bồ Tát vĩnh viễn, đừng phát tâm Bồ Tát năm phút, qua năm phút rồi, thì thối thất tâm Bồ Tát, điểm này rất quan trọng, hy vọng mọi người chú ý, phải có trước có sau, quán triệt thủy chúng.

3. Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?

Như trên đã trình bày, tại thế giới này, từ thời xa xưa đã có những vị Phật ra đời, và trong một tương lai rất xa sau này cũng sẽ có các vị Phật khác xuất hiện. Và hiện nay, tại các thế giới khác trong 10 phương, cũng đang có nhiều Phật tồn tại. Theo đạo Phật, thì Phật không phải chỉ có một vị có một không hai mà trong quá khứ, hiện tại và trong thời vị lai, có vô lượng vô số Phật.

Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sinh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy.

Nguồn: Phatgiao.org.vn!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

12 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog