Bài văn sám hối oan gia trái chủ tại nhà của Pháp Sư Tịnh Không
Pháp Giới 1 năm trước

Bài văn sám hối oan gia trái chủ tại nhà của Pháp Sư Tịnh Không

Khi đọc tụng bài văn sám hối oan gia trái chủ của Pháp Sư Tịnh Không dưới đây nên dùng tâm chân thành, tâm cung kính, tâm hổ thẹn, tâm sám hối mà quán tưởng theo lời văn, ắt có thể cảm thông oán thân trái chủ, hóa giải oan kiết.

1. Sám hối là gì?

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Sám giả Sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối Kỳ hậu quá”, nghĩa là: Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau. Vậy Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau.

Sám hối theo nghĩa thông thường là xin lỗi. Xét về mặt xã hội, xin lỗi là một hành vi đạo đức của con người, khi họ đã gây ra những lỗi lầm và muốn được người bị tổn thương tha thứ. Xin lỗi là một hành động được ba mẹ, nhà trường dạy dỗ khi chúng ta còn bé và đó là điều cần thiết trong cuộc sống.

Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.

Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất giá trị của bản thân, người khác coi thường. Vì thế nên đối với những người này, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.

Các pháp sám hối: Chúng biết lỗi lầm là do tâm tạo, cho nên cũng phải do tâm ăn năn sám hối, chính vì lẽ đó mà các vị tổ sư đã chọn lọc một số phương pháp sám hối trên cả hai phương diện sự và lý. Bài văn sám hối mà người Phật tử thường đọc nhất mỗi khi tác pháp sám hối:

Xưa nay đã tạo bao ác nghiệp,
Đều bởi vô thỉ tham sân si
Từ thân miệng ý mà sanh ra
Tất cả, nay con xin sám hối.

Về sự sám hối:

Tác pháp sám hối: Lập đàn thỉnh chư Tăng chứng minh, người sám hối trình bày lỗi lầm của mình thành khẩn ăn năn, sám hối không tái phạm nửa.

Thủ tướng sám hối: Người sám hối đến trước bàn thờ Phật và Bồ Tát thành tâm lễ bái từ 1 ngày, 7 ngày cho đến 49 ngày, khi nào thấy được tướng hảo của Phật và Bồ tát hoặc hoa sen thì mới thôi.

Hồng danh sám hối: Đây là pháp sám hối do Bất Động pháp sư đời Tống biên sọan lấy từ 53 danh hiệu Phật trong Kinh Ngũ Thập Tam Phật và rút 35 danh hiệu trong kinh Quán Dược vương, Dược Thượng.

Đây là nghi thức sám hối phổ thông nhất được các Chùa Việt Nam thường dùng trong những ngày Sám hối.

Về lý sám hối:

Vô sanh sám hối: lý sám hối dành cho những người có căn cơ cao, cho nên ở đây chúng ta chỉ biết qua một pháp này với hai cách quán:

Quán tâm vô sanh: Đây là lý được rút từ Kinh Kim Cang: ” Tâm qúa khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được và tâm vị lai cũng không thể được”. Dùng pháp quán để thấy rõ: ” Tội từ tâm sanh cũng từ tâm mà diệt “.

Quán pháp vô sanh: Quán sát thật tướng không sanh diệt “ở thánh không tăng ở phàm không giảm”; đây chỉ cho chơn tâm, Phật tri kiến, Pháp thân… Vì khi nhận được chơn tâm rồi thì các tướng sanh diệt không còn.

Tuy có nhiều phương cách khác nhau về sám hối nhưng người Phật tử chúng ta phải tự chọn cho mình một cách thích hợp với mình nhất để nương nơi đó mà sám hối, miễn sao chúng ta đọc và hiểu được nghĩa lý của việc làm thì thật sự mới có lợi ích. Trái lại, miệng đọc mà không hiểu ý nghĩa thì chẳng được lợi lạc gì.

2. Ý nghĩa của việc sám hối

Sám hối đúng Pháp trên tinh thần quán xét lại tội lỗi mình đã gây tạo và thành tâm ăn năn, tự mình cải thiện không lặp lại hành động đó. Đây chính là Ý nghĩa sám hối của đạo Phật.

Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phổ Hiền Bồ Tát đã nói: “Nếu tội của chúng sanh có hình tướng, thì tất cả hư không cũng không thể chứa hết”. Bởi tội từ tâm mà sanh ra, không hình tướng nên chúng ta phải diệt tội từ trong tâm có nghĩa là dùng tâm thành kính để hối lỗi.

Sám hối, cũng được cho là để “tỏ bày lỗi lầm của mình trước Phật, Bồ-tát, Sư trưởng hay đại chúng với mục đích mong được diệt tội”. Vậy sám hối có xóa sạch được tội? Và ai là người có thể “giải tội” cho mình?

Xem Thêm:   Cách Tụng Kinh Cho Người Mới Mất

Nếu sám hối mang ý nghĩa chỉ bày tỏ lòng hối tiếc hối hận những gì mình đã làm với mình, với người, với chúng sinh hoặc với một ai đó, và từ bỏ những lỗi lầm từ nay trở về sau, nhưng suy cho cùng thành thật nhìn lại thì tội ta gây ra đã hết chưa? Chưa. Vì vậy sám hối hết tội hay không nó đòi hỏi cả một quá trình còn lại của chúng ta trong ý nghĩa bày tỏ sám hối ăn năn đó.

Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau. Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.

Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất gía trị của bản thân, người khác coi thường. Vì thế nên đối những người nay, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.

Những người gây tội lỗi thường cảm thấy không yên ổn trong cuộc sống bởi lương tâm ray dứt hoặc sau đó gặp những chuyện không may xảy ra. Vì thế, chỉ cần sám hối một cách thành tâm sẽ làm cho tâm hồn được nhẹ nhàng thanh thản.

Ý nghĩa của sám hối, song song với việc nhìn nhận lỗi lầm mình đã gây tạo, phải thường xuyên chính niệm tỉnh giác đánh bật gốc rễ thành kiến, phiền não. Dù ở bất kì góc độ nào, luôn làm chủ lời nói, hành vi của mình và nghĩ nhiều đến lợi ích tha nhân.

Bài văn sám hối oan gia trái chủ tại nhà của Pháp Sư Tịnh Không

3. Bài văn sám hối của Pháp Sư Tịnh Không

Khi tụng bài văn này, nên dùng tâm chân thành, tâm cung kính, tâm hổ thẹn, tâm sám hối mà quán tưởng theo lời văn, ắt có thể cảm thông oán thân trái chủ, hóa giải oan kiết. (Mỗi ngày tụng 2 lần, tốt nhất niệm tiếng Phật hiệu 15 phút, lúc này có thể siêu độ oán thân trái chủ.)

Hướng về tất cả (oán thân trái chủ)
Sám hối phát nguyện
Những vị thiện Bồ Tát đã bị chúng tôi làm tổn hại trong nhiều đời nhiều kiếp
Vô cùng ăn năn xin lỗi (1 lạy)
Xin lỗi, tôi sai rồi (1 lạy)
Xin lỗi, tôi sai rồi (1 lạy)
Xin lỗi, xin tha thứ (1 lạy)

Tôi từ vô thỉ sanh tử đến nay, mê lầm điên đảo, tạo tác đủ thứ tội nghiệp, cố ý hoặc vô ý xúc phạm, tổn hại thậm chí giết hại quý vị, làm cho thân tâm quý vị đã phải chịu đựng dằn vặt tột cùng trong luân hồi, chịu đựng vô lượng đau khổ, đã tăng thêm vô lượng phiền não, khiến cho quý vị đến nay trong u minh không được giải thoát. Tôi sâu sắc cảm thấy tội nghiệp của mình sâu nặng, tội nặng cực ác, quả là không thể tha thứ. Đây đều là do tham, sân, si, mạn, nghi, thân, khẩu, ý tam nghiệp nhiều đời nhiều kiếp, mà tôi đã phạm vào tất cả tội chướng, tất cả sai lầm. Tôi không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt sự hổ thẹn, ân hận và hối lỗi trong lòng. Tôi cũng đủ hiểu, chẳng phải một hoặc hai câu xin lỗi mà có thể hóa giải tổn thương tột cùng trong thân tâm quý vị do tôi gây tạo. Tôi không dám cầu xin sự tha thứ của quý vị, chỉ là thật lòng mong muốn có thể giúp được quý vị mãi mãi lìa khổ được vui.

Nếu trả thù tôi có thể làm cho quý vị giải thoát đau khổ, tôi tuyệt đối không dám chống cự và trốn tránh, cũng tuyệt đối không có một lời oán hận, bởi vì đây là tội nghiệp do tôi tự tạo, đáng phải chịu quả báo. Nhưng bây giờ tôi đã quy y Tam Bảo, đã được nghe Phật pháp, hiểu rõ đạo lý của nhân quả tuần hoàn, biết rằng nếu kiếp này quý vị trả thù, tổn hại tôi, do nghiệp lực thì kiếp sau tôi cũng sẽ trả thù lại. Như thế, kiếp này lại kiếp khác quấy rối lẫn nhau, đời đời kiếp kiếp đều trong phiền não, trong đau khổ, cũng chẳng ai được tốt hơn, đây thực sự là một phương pháp dại dột cùng nhau hủy diệt. Đời đời kiếp kiếp oan oan tương báo, không có hồi kết, cũng chẳng ai được lợi gì. Dù cho quý vị trả thù tôi rồi, hiện nay quý vị đang ở cõi nào, vẫn là không thể thoát khỏi, đây mới là điều đau khổ nhất. Không thể mê lầm thêm nữa, nhất định phải tìm một con đường thênh thang sáng sủa để có thể lìa khổ được vui.

Xem Thêm:   Vì sao chúng ta không nhìn thấy cõi ngạ quỷ? Vong linh có làm hại ta?

Bây giờ tôi thấu hiểu: tất cả chúng sanh là cha mẹ vô lượng kiếp của mình, có vô biên ân đức với chúng ta. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhất định đều có thể trở thành A Di Đà Phật, lại nhất thể với chính mình. Mỗi một sát na của mạng sống từ nay đến tận vị lai, đối với mỗi một chúng sanh trong hư không pháp giới, chứa chan lòng biết ơn, hiếu kính, từ ái, chân thành, cung kính, hổ thẹn, khiêm tốn, tin sâu nhân quả, đoạn ác tu thiện, giới sát ăn chay, phóng sanh niệm phật, biết đủ thường vui, từ nhu hòa thuận, khoan hồng đại lượng, thiện giải bao dung. Tôi sẽ đời đời kiếp kiếp tha thứ. Tha thứ chúng sanh quá khứ đã từng giết hại, tổn hại tôi; tha thứ chúng sanh hiện tại giết hại, tổn hại tôi; tha thứ chúng sanh vị lai giết hại, tổn hại tôi.

Mà lòng sân hận, trả thù không chịu tha thứ này, sẽ khiến quý vị vô lượng kiếp phải chịu mọi hình phạt đau khổ núi dao rừng gươm trong địa ngục, không có cùng tận. Không bao giờ có ngày thoát khỏi đau khổ tột độ, ngoài sức tưởng tượng chết thê thảm bảy mươi ngàn lần trong một giây. Tôi thật lòng mong muốn quý vị sẽ không bao giờ bị chịu thêm một chút khổ nào nữa. Đức Phật nói với chúng ta rằng: tất cả hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc, nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc, vạn pháp giai không, chuyển biến của nhân quả bất không, tương tục bất không, tuần hoàn bất không. (người dịch ghi chú: tại vì chưa thấu hiểu “diệu lý” của “KHÔNG”, cho nên không dám dịch nghĩa, chỉ tạm dịch đoạn này ra “âm Hán Việt”, xin quý vị đồng tu lượng thứ.)

Quý vị Bồ Tát thông minh: quý vị cũng không muốn chỉ được hả dạ một lúc, mà khiến cho chính mình mãi mãi đắm chìm trong bể khổ. Trong kiếp này tôi may mắn nghe được Phật pháp, thân tâm chưa từng có được niềm vui như thế này, thì giống như hạn hán lâu ngày gặp được mưa cam lồ, thân tâm được tẩy rửa, thức tỉnh từ trong mê lầm. Nhất là đã được nghe pháp môn niệm Phật thù thắng nhất, một đời giải thoát thành Phật. Có một Thế Giới Cực Lạc ở Tây Phương, nơi đó không có địa ngục tam đồ, cũng không có lục đạo luân hồi sanh tử, không có thù oán, không có bất cứ đau khổ và khổ nạn nào, thậm chí cũng không nghe được có cái tên của khổ, nơi đó mới là quê nhà thực sự vĩnh hằng và yên ổn của chúng ta.

Có Bồ Tát nhân từ lương thiện nhất cùng chung với chúng ta, trong vòng tay từ bi ấm áp của A Di Đà Phật. Tiếng gió, tiếng mưa và tiếng nước đều diễn giải diệu pháp. Bạch Hạc, Khổng Tước, ngày đêm sáu thời, hót tiếng hòa nhã, tuyên dương diệu pháp. Cực Lạc Thế Giới thanh tịnh trang nghiêm, mênh mông bằng phẳng, vi diệu tráng lệ kỳ lạ, khắp nơi tươi sáng, thơm sạch vô cùng, mặt đất lát vàng, lầu gác bảy báu, giăng lưới trân châu, bốn mùa như xuân, ngày đêm sáu thời, trời rải diệu hoa, bầu trời vang nhạc. Hoa sen đang nở rộ trên bát công đức thủy trong hồ bảy báu, tỏa sáng tứ phía, chúng sanh mười phương niệm Phật được Phật tiếp dẫn, được sanh tại quốc độ này, đều là hoa sen hóa sanh.

Những người thượng thiện hội tụ một nơi. Hoặc thích thuyết pháp, hoặc thích nghe pháp, thảy đều vui mừng, không lo không rầu, không vướng không bận, thư thái tự nhiên, an nhàn tự tại, tường hòa an lạc, mượt mà mềm mại, trẻ mãi không già, thân quang minh sắc vàng, thọ mạng vô lượng, tự do vô ngại, đầy đủ thần thông, mang theo cung điện, quần áo thức ăn như ý, tràng phan bảo cái, hoa hương âm nhạc nghĩ đến liền có, trong nháy mắt cúng dường hết thảy tất cả chư Phật. Toàn bộ hư không pháp giới đều là không gian tự do tự tại qua lại của chúng ta, thanh hư chi thân, vô cực chi thể, phân thân vô số, phổ độ chúng sanh khắp pháp giới.

Cực Lạc thế giới có một vị A Di Đà Phật, đã phát bốn mươi tám đại nguyện. Ngài từ bi hỷ xả vô lượng, dù cho chúng ta đã tạo ngũ nghịch thập ác, Ngài không ruồng bỏ, lại càng không rời khỏi, Ngài chủ động, bình đẳng, vô điều kiện cứu độ.

Ngài giống như cha mẹ đang mong mỏi đứa con duy nhất, luôn luôn trông mong chúng ta trở về. Đến nay đã mười kiếp, ngày lại qua ngày trông mong. Thả tay tiếp dẫn, năm lại qua năm chờ đợi chúng ta ——— đứa con chịu khổ trong tam giới, kẻ lang thang trong lục đạo. Ngài thề chỉ cần chúng ta sám hối nghiệp chướng, niệm Phật cầu sanh Tây Phương, Ngài chắc chắn sẽ tiếp dẫn chúng ta vãng sanh Cực Lạc Thế Giới, mãi mãi thoát khỏi đau khổ sanh tử luân hồi, mãi mãi tận hưởng an lạc.

Xem Thêm:   Những lợi ích khi niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát

Bây giờ chúng tôi cũng giới thiệu phương pháp thù thắng này cho quý vị, hy vọng quý vị mỗi ngày có thể theo tôi lạy Phật, tụng kinh, niệm Phật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Lúc tôi vắng mặt, quý vị tự mình cũng phải tinh tấn nghe kinh, niệm Phật. Tương lai chúng ta đều vãng sanh Tây Phương làm quyến thuộc bồ đề, chứng đắc vô sanh pháp nhẫn, trở lại Ta Bà độ tận chúng sanh, đây mới là biện pháp mà quý vị tốt, tôi tốt, mọi người đều tốt. Nếu quý vị đã thành tựu trước, lúc tôi mạng chung, xin quý vị theo Tây Phương Tam Thánh đến đón tiếp tôi. Nếu tôi thành tựu trước, tôi nhất định sẽ trở lại Ta Bà, cứu độ quý vị. Chúng ta hãy khích lệ lẫn nhau, đốc thúc lẫn nhau, tinh tấn tu hành, cùng nhau chí thành niệm Phật, cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, sớm ngày lìa khổ được vui, cùng trọn thành Phật đạo.

Hung thủ hại chúng ta đời đời kiếp kiếp trầm luân bể khổ lục đạo là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tham, sân, si, mạn, nghi trong nội tâm của chúng ta. Vì vậy, chúng ta nên căm ghét, bài trừ kẻ thù oan gia thực sự, đó là Tham, Sân, Si của chính mình, mà không phải là con người, sự việc, đồ vật bên ngoài. Vì vậy, chúng ta đều là nạn nhân của tham, sân, si, chúng ta hãy cùng nhau sám hối trước Phật!

Hổ thẹn sám hối từ vô thỉ kiếp đến nay bất hiếu kính cha mẹ sư trưởng, phỉ báng Tam Bảo, tổn hại chúng sanh, trở ngại người khác tu học hoằng pháp và tội nghiệp do thân, khẩu, ý, tham, sân, si tạo ra. Triệt để xóa tận gốc kiêu ngạo tự mãn, cống cao ngã mạn, tâm dâm dục, tâm ích kỷ tham lam, tâm oán giận, tâm sân hận trả thù, tâm đối lập bài xích, tâm ganh tị, tâm nóng vội loạn động, tâm danh lợi hư vinh, tâm chiếm hữu kiểm soát, ngã chấp ngã kiến, tâm vọng tưởng phân biệt chấp trước, lười biếng, hôn trầm, trạo cử, tâm tán loạn thích nói chuyện tạp sự và tâm dây dưa cẩu thả, triệt để trừ tận gốc thói xấu. Đại từ đại bi, chịu khổ thay cho tất cả chúng sanh, tâm như tro tàn không nổi lửa, chừa bỏ tham ngủ, tịnh khẩu, buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Phật, đời này vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, phân thân vô số, phổ độ chúng sanh.

Thời gian chính là mạng sống, mạng sống chính là vì thành Phật. Tôi xin thề: phát đại quyết tâm, buông bỏ vạn duyên, nhất quyết tịnh khẩu, nhất quyết niệm Phật, đời này vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, phân thân vô số, phổ độ chúng sanh. Kiếp này tôi thực sự trì giới niệm Phật, không dám khởi một ý niệm xấu. Tôi có phước báo, mọi người cùng hưởng.

Tôi xin thề: đem công đức tự mình tu học Giới Định Huệ, hồi hướng cho cha mẹ sư trưởng trong nhiều kiếp, những vị Bồ Tát từng bị tổn hại và tất cả hữu tình như mẹ trong mười phương thế giới, lìa khổ được vui, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

A Di Đà Phật bốn mươi tám nguyện, mười niệm chắc chắn vãng sanh nguyện, phổ biến mọi lúc mọi nơi, tiếp nhận tất cả chúng sanh vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Tất cả chúng sanh ở mười phương thế giới tín nguyện niệm Phật, chắc chắn vãng sanh Cực Lạc Thế Giới, viên mãn thành Phật.

Chúng sanh đều có Phật tánh, niệm Phật quyết định thành Phật. Nhất tâm niệm Phật, nhất định vãng sanh Cực Lạc Thế Giới, viên mãn thành Phật.

Thành tâm chúc nguyện: mười phương thế giới tất cả cha mẹ sư trưởng, tất cả thiện Bồ Tát, tất cả chúng sanh, tu học Phật pháp, tin sâu nhân quả, đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ, nhất tâm niệm Phật, tự tại vãng sanh Cực Lạc Thế Giới, viên mãn thành Phật.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

4. Sám hối có hết nghiệp xấu không?

Sám hối đúng pháp sẽ hết nghiệp nhân xấu và sẽ làm tiêu và nhẹ nghiệp quả xấu rất nhiều. Nghĩa là khi nhận rõ được các lỗi lầm đã tạo ra nhờ trí tuệ Phật pháp soi rọi mà nguyện từ bỏ việc ác mãi mãi thì từ đây tội lỗi không còn bị chồng chất lên nữa và những tội lỗi xưa nhờ đó mà nó được nhẹ bớt.

Cũng như bạn ăn một nắm muối thì thấy mặn chát khó ăn, nhưng khi bỏ nắm muối vào 10 lít nước uống từ từ vài ngày thì bạn sẽ không cảm thấy mặn chát nữa. Nếu như ai gặp thắng duyên mà sám hối từ bỏ được gốc rễ tham, sân, si thì mãi mãi sẽ không còn khổ đau, các nghiệp xấu chỉ là cái quả dư nghiệp như một cơn gió thổi qua nhanh mà không trở lại nữa.

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

389 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog