Bài Sám Thập Phương – Sám Mười Phương chữ Hán và tiếng Việt
Pháp Giới 11 tháng trước

Bài Sám Thập Phương – Sám Mười Phương chữ Hán và tiếng Việt

Đức Phật dạy: Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa.

Đức Phật dạy“ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác.

1. Sám hối là gì?

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Sám giả Sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối Kỳ hậu quá”, nghĩa là: Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau. Vậy Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau.

Sám hối theo nghĩa thông thường là xin lỗi. Xét về mặt xã hội, xin lỗi là một hành vi đạo đức của con người, khi họ đã gây ra những lỗi lầm và muốn được người bị tổn thương tha thứ. Xin lỗi là một hành động được ba mẹ, nhà trường dạy dỗ khi chúng ta còn bé và đó là điều cần thiết trong cuộc sống.

Xem Thêm:   Lời Phật dạy: 5 điều mà người tu hành cần nên tránh

Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.

Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất giá trị của bản thân, người khác coi thường. Vì thế nên đối với những người này, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.

Các pháp sám hối: Chúng biết lỗi lầm là do tâm tạo, cho nên cũng phải do tâm ăn năn sám hối, chính vì lẽ đó mà các vị tổ sư đã chọn lọc một số phương pháp sám hối trên cả hai phương diện sự và lý. Bài văn sám hối mà người Phật tử thường đọc nhất mỗi khi tác pháp sám hối:

Xưa nay đã tạo bao ác nghiệp,
Đều bởi vô thỉ tham sân si
Từ thân miệng ý mà sanh ra
Tất cả, nay con xin sám hối.

Bài Sám Thập Phương – Sám Mười Phương chữ Hán và tiếng Việt

2. Bài Sám Thập Phương

a. Sám Thập Phương chữ Hán

Xem Thêm:   Tham dục là gì? Nguyên nhân và tác hại của tham dục

Thập phương Tam-thế Phật
A-Di-Đà đệ nhứt,
Cửu phẩm độ chúng-sanh
Oai-đức vô cùng cực,
Ngã kim đại quy-y.
Sám-hối tam nghiệp tội,
Phàm hữu chư phước thiện,
Chí tâm dụng hồi-hướng.
Nguyện đồng niệm Phật nhơn,
Cảm ứng tùy thời hiện,
Lâm chung Tây-phương cảnh,
Phân-minh tại mục tiền,
Kiến văn giai tinh tấn,
Đồng sanh Cực-lạc quốc,
Kiến Phật liễu sanh-tử,
Như Phật-độ nhứt-thiết,
Vô-biên phiền-não đoạn,
Vô-lượng pháp môn tu;
Thệ nguyện độ chúng-sanh,
Tổng giai thành Phật đạo;
Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,
Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,
Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.

b. Sám Mười Phương – Sám Thập Phương tiếng Việt

Mười phương chư Phật ba đời
Di Đà bậc nhất chẳng rời quần sanh
Sen vàng chín phẩm sẵn dành
Oai linh đức cả đã dành vô biên
Nay con dâng tấm lòng thiền
Quy y với Phật sám liền tội căn
Phước lành con có chi chăng
Ít nhiều con cũng quyết rằng về Tây
Nguyện cùng với bạn tu đây
Tuỳ thời cảm ứng hiện ngay điềm lành
Biết giờ biết khắc rõ rành

Lâm chung tận mặt cảnh lành Tây phương
Thấy nghe chánh niệm chơn thường
Vãng sanh Lạc quốc đồng nương sen vàng
Hoa nở thấy Phật rõ ràng
Thoát vòng sanh tử độ an muôn loài
Phiền não vô biên thệ dứt trừ
Pháp môn tu học chẳng còn dư
Chúng sanh nguyện độ bờ kia đến
Phật đạo cùng nhau chứng trí như
Hư không cõi nọ dầu cùng
Nguyện trên còn mãi chẳng cùng chẳng thiên
Không tình cùng có đồng nguyền
Trí mầu của Phật đồng viên đồng thành!

Xem Thêm:   Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh mà không phải ai cũng hiểu

Tâm Hướng Phật!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

608 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog