Pháp Giới 11 tháng trước

Ưa phê bình, công kích sở đoản người khác làm tổn âm đức nhất

Người ở trong một đời, sai lầm lớn nhất chính là ưa thích phê bình người khác, ưa thích công kích sở đoản (điểm yếu) của người khác. Sự việc này là tổn âm đức nhất.

Khi tạo tác chỉ biết chạy theo khoái ý nhất thời, không hề nghĩ đến quả báo nghiêm trọng về sau. Kinh Địa Tạng nói “địa ngục kéo lưỡi”, “địa ngục vạc lửa” đều là do loại nghiệp báo này hiện ra.

Vào thời xưa, nhân tâm thuần phác, thông thường đều có giáo dục. Người hiện nay đáng thương, không có người chỉ dạy, thuận theo tập khí phiền não của mình, lại nhìn thấy phong khí xã hội bên ngoài, trong có nhân ác, ngoài có duyên ác, do đó tạo loại tội nghiệp này đầy rẫy khắp nơi.

Đây là điều đáng để chúng ta cảnh giác, bản thân nếu như có thì nhất định phải tận lực sửa chữa sai lầm. Sai lầm này nếu không thể sửa đổi thì niệm Phật cũng không thể vãng sanh Tịnh Độ.

Chúng ta nhất định phải nhớ kỹ, Phật giới thiệu Tịnh Độ cho chúng ta, nói rất rõ ràng, rất minh bạch là Thế giới Tây Phương đều là “các bậc thượng thiện cùng hội về một nơi”, tuyệt đối không cho phép người có tâm hạnh bất thiện đến nơi đó quấy nhiễu hoàn cảnh sống của người ta. Cho nên người như vậy thì nhất định không thể vãng sanh, chúng ta nhất định phải nhớ kỹ.

Xem Thêm:   Quả báo đọa địa ngục đâm họng – Địa ngục du ký

Trong chú giải trích dẫn rất nhiều ví dụ cho thấy người thời xưa có hàm dưỡng như thế nào, chúng ta phải noi theo, phải học tập.

Những ví dụ về những người xưa mà chỗ này liệt kê ra ở trong sử truyện, ở trong cổ văn chúng ta đều đọc qua, đều khá quen thuộc. Những người như Hàn Kỳ, Vương Tố, Văn Trưng Minh đời Tống đều là những người có học, có thể độ lượng, bao dung.

Nói thực ra, cổ nhân nói rất hay: “Người không phải Thánh Hiền, không ai mà không có lỗi”. Người có lỗi lầm nhỏ, tô vẽ thêm để trở thành lỗi lầm lớn thì đã đoạn mất tiền đồ của một đời người, nhân quả này phải gánh rất nặng. Người bị hại, nếu trong tâm họ không phục, họ nhất định sẽ trả thù. Sự trả thù này không phải đời này, mà là ở đời sau, hoặc là đời sau nữa, oan oan tương báo không bao giờ dứt.

Vào thời xưa, đồng học, bạn bè, khi nhìn thấy có lỗi lầm thì khuyên nhủ. Khuyên nhủ vào lúc nào? Khi không có người thứ ba nhìn thấy. Bạn xem những người này thấu tình đạt lý biết bao. Nhắc nhở họ, khuyên nhủ họ hai lần, ba lần họ vẫn không sửa, ở trong Phật pháp gọi là “mặc tấn” (mặc tấn là không nói nữa).

Chúng ta thấy Thích-ca Mâu-ni Phật ở trong một đời, học trò theo Ngài không ít. Trong Kinh điển ghi chép 1.255 người, một đoàn thể tương đối to lớn.

Xem Thêm:   7 trường hợp không nên sát sinh, sát sinh sẽ phải chịu nghiệp báo

Chúng ta xem thấy trong Kinh, đoàn thể này không có sự tổ chức hiện đại hóa. Tại sao nhiều người như thế mà sinh hoạt có quy luật như vậy, nghiêm chỉnh như vậy? Đạo lý ở chỗ nào?

Mỗi người đều tuân thủ “Lục hòa kính”, mỗi người đều tu “ngũ giới, thập thiện”, dù cho có lỗi lầm, mỗi ngày nghe Phật giảng Kinh thuyết pháp, tự mình biết sửa đổi, sám hối.

Chúng ta không hề nghe nói Thích-ca Mâu-ni Phật xử phạt một học trò nào, không hề nghe nói Thích-ca Mâu-ni Phật khai trừ một học trò nào. Đây là tấm gương mẫu mực của chúng ta.

Chúng ta ngày nay làm không được, muốn học cũng không học được. Cho nên xem từ trong Kinh điển ghi chép, Thích-ca Mâu-ni Phật đã làm người một cách viên mãn biết bao.

Đây là Ngài hiện thân thuyết pháp, chỉ dạy chúng ta ở trong đời, đối nhân xử thế tiếp vật không có mảy may khuyết điểm nhỏ. Đây mới chân thật là biểu hiện ra trí huệ cứu cánh viên mãn.

Lão tông sư Tịnh Không chủ giảng – Trích thái thượng cảm ứng thiên, tập 36!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

4 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog