Tụng kinh niệm Phật nghiệp chướng sẽ được chuyển dần
Pháp Giới 11 tháng trước

Tụng kinh niệm Phật nghiệp chướng sẽ được chuyển dần

Lại thường vì chúng sinh tụng kinh niệm Phật, thì chúng sinh đều lìa khổ được vui. Tội nghiệp của bạn đã tạo trong quá khứ có thể dần tiêu trừ.

Tụng kinh niệm Phật nghiệp chướng sẽ được chuyển dần

Có nhiều người, trước khi tin Phật thì không bị gì. Nhưng sau khi thờ Phật trì giới tụng kinh thì phát chướng duyên hoặc bệnh tật. Đây chính là: “Hậu báo chuyển thành tiền báo”.

Nghĩa là báo ứng đời sau được trổ sớm ngay trong đời này, quả nặng chuyển thành quả nhẹ. Và “Trọng báo đang chuyển thành khinh báo” chính nhờ họ lễ Phật, niệm Phật mà được tiêu nghiệp.

Chỉ có học Phật mới giúp chuyển biến mệnh vận mình. Chỉ có sám hối mới khéo hóa giải oán hận kiếp xưa. Nhân quả không nhất định là phải trả báo. Chỉ cần bạn chịu dứt tuyệt đồ mặn ăn chay trường, chân thành sám hối sát nghiệp đời này.

Lại thường vì chúng sinh tụng kinh niệm Phật, thì chúng sinh đều lìa khổ được vui. Tội nghiệp của bạn đã tạo trong quá khứ có thể dần tiêu trừ.

Xem Thêm:   Phật thuyết A Di Đà Kinh trọn bộ file PDF cho bạn đọc tụng

Lưu ý: Không nên vì niệm Phật hay đọc vài bộ kinh một thời gian mà thấy không có cảm ứng mà sinh tâm nghi ngờ đối với Phật pháp. Phải biết ta có vô biên các loại ác nghiệp, không thể một sớm một chiều mà tiêu hết được.

Cần phải kiên trì tụng kinh tại nhà. Bởi chỉ có cái tâm vị tha, vì chúng sinh không vì mình, mới là tâm đại từ bi. Theo đó nghiệp chướng dần tiêu trừ, tự nhiên cảm ứng tương thông, lìa khổ được vui.

Có người trước khi niệm Phật tụng kinh, thân thể hay gia đình sự nghiệp đều ổn. Sau khi trì giới niệm Phật tụng kinh rồi thì lại xảy ra chuyện: Đây chính là hậu báo chuyển thành tiền báo, báo nặng chuyển thành nhẹ, được cảm ứng dứt nghiệp.

Bởi vì trước khi trì giới, họ đã từng sát sinh tạo ác, làm chướng ngại người. Chỉ cần đừng thối tâm, cứ kiên nhẫn qua một thời gian, thì sự nghiệp gia đình thảy đều chuyển tốt, chướng ngại tiêu tan.

Người mới bắt đầu tụng kinh nên tụng kinh gì?

Đạo Phật có rất nhiều kinh điển, độ sâu cạn, cao thấp khác nhau. Mỗi người tùy theo căn cơ của mình mà phù hợp với những kinh điển khác nhau, không ai giống ai. Người nào phù hợp với kinh điển nào thì khi tụng kinh đó sẽ thấy rất hứng thú, sinh tâm tín kính và có thể duy trì tụng niệm lâu dài.

Xem Thêm:   Quê Hương Cực Lạc PDF – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Ngược lại, nếu không có duyên với một bộ kinh nào đó, khi cố ép mình tụng sẽ sinh tâm chán nản, khó hiểu, cảm thấy nghi ngờ, không thể duy trì đọc tụng thường xuyên, và bỏ tụng.

Và bộ tụng kinh tốt nhất chính là kinh phù hợp với mình nhất, riêng mỗi người một khác, chứ không có cứng ngắc là tất cả ai cũng đều nên đọc kinh này hay kinh kia.

Tụng kinh niệm Phật nghiệp chướng sẽ được chuyển dần

Với người mới bắt đầu tìm hiểu Phật Pháp muốn tụng kinh nhưng chưa biết chọn kinh nào để khởi đầu, có thể bắt đầu với những kinh Phật dễ hiểu như Kinh Địa Tạng, phẩm Phổ Môn, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, kinh Nhân Quả Ba Đời, kinh A Di Đà, kinh Dược Sư, kinh Vô Lượng Thọ… Khi đã nắm được phần cơ bản rồi thì tìm hiểu qua những kinh điển khác, thấy kinh nào hợp với mình thì có thể chọn để thường xuyên tụng đọc.

Đối với người muốn bắt đầu tụng đọc thần chú, có thể chọn Chú Đại Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát , thần chú Diệt Định Nghiệp của Địa Tạng Vương Bồ Tát, Chú Dược Sư, Chú Vãng Sanh .v.v… rồi dần dần tìm hiểu đến các thần chú khác.

Khi tụng kinh, nếu có thể giữ tâm thanh tịnh, quỳ tụng lớn tiếng trước bàn thờ Phật là tốt nhất. Xong hoàn cảnh mỗi người một khác, không thể chọn được cách tốt nhất thì chọn cách tốt nhì, tốt ba… dù sao có vẫn còn hơn không.

Xem Thêm:   Niệm Phật tam muội là gì? Cảnh giới của niệm Phật tam muội

Nếu hoàn cảnh không cho phép, thì không có bàn thờ Phật, thậm chí ở nơi công sở, ở ngoài đường, hay bất kì nơi nào cũng có thể tụng đọc kinh chú.

Không thể đọc thành tiếng, thì có thể đọc lầm rầm hoặc đọc thầm bằng mắt, cũng không cần ngân nga như các thầy trong chùa, đọc rõ ràng câu từ là được rồi.

Không quỳ được thì mình ngồi, đứng, đi … miễn đừng nằm, trừ khi mình bị bệnh tật, hay người già đuối sức thì nằm cũng được.

Không có chuông, mõ, nhang, đèn, áo tràng… thì ta vẫn cứ tụng bình thường, miễn là trang phục chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo sát nách, áo ba lỗ hay cởi trần với nam giới là được.

Không có quyển kinh, thì ta dùng điện thoại, lên Google, tìm kiếm bằng tên của kinh rồi nhìn điện thoại đọc tụng. Một số kinh chú ngắn, dễ thuộc, ta nên học thuộc sẽ dễ dàng tụng đọc trong mọi hoàn cảnh.

Tâm Hướng Phật!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

19 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog