Pháp Giới 5 tháng trước

Thế nào mới gọi là tu hành? Tại sao chúng ta tu?

Thế nào mới gọi là tu hành? Tu là tu sửa, hành là hành vi. Hành vi rất nhiều và rất phức tạp, Phật quy thành ba dạng là thân, khẩu, ý.

1. Thế nào mới gọi là tu hành?

Đọc Kinh có phải là tu? Không phải. Nghe Pháp có phải là tu? Cũng không phải. Mỗi ngày niệm Phật, dập đầu (bái Phật) có phải là tu? Cũng không phải.

Vậy thì sao mới gọi là tu? Tu là tu sửa, hành là hành vi. Hành vi rất nhiều và rất phức tạp, Phật quy thành ba dạng là thân, khẩu, ý. Thứ bạn tác tạo từ thân là hành vi, lời nói từ khẩu là hành vi, động tâm khởi niệm từ ý là hành vi. Nếu như thứ thân tác tạo, lời nói từ miệng, niệm khởi từ ý đều là tự tư tự lợi, đều là vì danh vì lợi, đều vẫn còn tham sân si mạn, thì không gọi là tu hành.

Chúng ta nghiên cứu Kinh Phật, niệm Phật, thì phải niệm bỏ đi tâm hành bất thiện, đó mới gọi là tu hành. Mắt nhìn thấy sắc, tai nghe thấy thanh, khởi lên cái niệm; hoan hỷ thì khởi niệm tham – không hoan hỷ thì khởi niệm sân, đó đều là hành vi sai trái.

Xem Thêm:   Khai mở mắt âm dương và những chuyện kỳ lạ trong cõi âm

Vậy tu bằng cách nào? Dùng câu Phật hiệu, tâm tham vừa khởi, Nam Mô A Di Đà Phật – niệm bỏ cái tâm tham đi, tâm sân vừa khởi lên – thay bằng một câu A Di Đà Phật, đó mới gọi là tu hành thật sự – gọi là thật sự biết niệm (Phật). Câu Phật hiệu này rất hữu dụng, mang hết tập khí, phiền não, nghiệp chướng ra niệm bỏ hết đi.

Cung kính trích lục từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 328) – 9/5/2012.

Nguồn: Pháp Sư Tịnh Không – Học Phật Vấn Đáp.

Xin thường niệm Phật Nam Mô A Di Đà Phật!

2. Tại sao chúng ta tu?

Chúng ta đang lặn hụp trong bể khổ của luân hồi sanh tử vì chấp cái ta, cho nên chúng ta tu là để biết dừng lại đừng chấp nữa, đừng chạy theo ảo ảnh nữa.

Tu là tìm cho được cái tâm của ta, tu để nắm cho được bốn chữ “Từ bi hỉ xả” để mang lại niềm vui và làm bớt khổ cho mình cho người.

Phàm phu chúng ta thường lầm tưởng cái khổ với cái vui, chính vì vậy mà chúng ta mãi lặn hụp trong vòng luân hồi sanh tử.

Khi khổ thì buồn rầu than trách để rồi đến lúc cái khổ đi qua thì quay ra vui hưởng thụ, chứ làm sao mà hết khổ. Cái khổ nó luôn rình rập chờ đợi hễ có duyên đến là nó hoành hành chúng ta ngay. Đôi khi chúng biến ta thành điên dại, hoặc không còn khả năng chịu đựng được nữa.

Xem Thêm:   Cách đặt tượng Phật trên xe Ô tô

Đức Phật chỉ cho chúng ta cách làm vơi đi những đau khổ và lấy sự đau khổ làm cái đà cho việc tu học hầu vĩnh viễn thoát lìa đau khổ.

Phật dạy đừng tìm những gì đã mất, mà quan trọng là phải tìm cho được ta. Nhìn lại cuộc đời thì tất cả chúng ta đều mất mát hoặc nhiều hoặc ít, nghĩa là mọi người trong chúng ta đều có khổ.

Tuy nhiên, cái khổ lớn nhất của chúng ta là khổ đau từ bỏ chính mình. Như vậy muốn chấm dứt cái khổ, chúng ta phải bỏ cái chấp ta để thấy cho được cái tâm ta trước đã, nắm cho được bốn chữ “từ bi hỉ xả” của nhà Phật để mang lại sự an lạc cho chính ta, rồi sau đó giúp cho người khác cùng tu và cùng giải thoát.

Tóm lại, chúng ta tu để có được cái tâm thanh tịnh, nhìn cảnh đẹp mà không chạy theo những vọng niệm của nó. Không chạy theo vọng niệm của nó thì đâu có muốn thủ, hữu và như vậy thì đâu có đau khổ. Một lần không chạy theo vọng niệm là một lần ta không khổ, cứ như thế cho đến khi rốt ráo, tức là giải thoát vậy.

Tâm Hướng Phật!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

5 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog