Pháp Giới 12 tháng trước

Thần chú Lăng Nghiêm là gì? Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Thần chú Lăng Nghiêm là gì? Đây là chú linh nghiệm nhất để hàng phục thiên ma, chế ngự ngoại đạo. Chú Lăng Nghiêm cũng là chú dài nhất trong tất cả các Chú.

1. Chú Lăng Nghiêm là gì?

Chú Lăng Nghiêm – Thủ Lăng Nghiêm (tiếng Phạn: Shurangama Mantra) được hiểu là Phật Tánh, bản chất nguyên thủy của chúng sinh. Đây là điều mà tất cả các trường phái Phật giáo đều nhắc tới.

Bản chất nguyên thủy chúng sinh từ trước tới nay luôn thanh tịnh, gọi là “Định”. Không hề bị biến dịch nên gọi là “Kiên Cố”. Chính vì vậy, Chú Lăng Nghiêm được dịch là “Đại Định Kiên Cố”.

Đây là thần chú dài nhất và lâu đời nhất của Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc được dùng để bảo vệ hoặc thanh lọc cho thiền sư.

Giống như thần chú nổi tiếng Lục Đại Tự Minh “Om Mani Padme Hum”, chú này đồng nghĩa với các thực hành của Bồ tát Quan Thế Âm – vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đông Nam Á và Phật giáo Tây Tạng. Trong chú nhắc đến các vị Phật giáo như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Kim Cương Thủ, chư Phật Dyani và Phật Dược Sư Lưu Ly.

Chú Lăng Nghiêm chia làm năm bộ: Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. Năm bộ Kinh này thuộc về năm phương :

1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Đông, Đức Phật A Súc là chủ.

2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ.

3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.

4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Phật A Di Đà là chủ.

5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Phật Thành Tựu là chủ.

Được học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được. Cho nên chúng ta có nhân duyên thù thắng mới được trì tụng và hiểu nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm.

Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài. Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương. Bản Hán văn chỉ có đệ Nhất và đệ Nhị, còn ba đệ cuối thì không có. Chú Lăng Nghiêm có tầm quan trọng lớn, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh.

Điều quan trọng là hành trì đều đặn mỗi ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, tụng ra tiếng, hoặc tụng thầm, công đức đều được tăng trưởng. Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả.

Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nhờ đại định Chú Lăng Nghiêm mà thành tựu. Người tu hành không thể nào thiếu đại định Lăng Nghiêm.

Ngài A Nan là đa văn bậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh không sót một chữ, mà lúc gặp nạn, nếu không nhờ đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng thần Chú Lăng Nghiêm đến cứu, thì Ngài A Nan đã mất giới thể, mà mất giới thể thì không thể thành tựu đạo Nghiệp!

Trên đường tu gặp rất nhiều chướng ngại, thử thách. Nếu không nhờ sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, thì rất khó thành tựu đạo nghiệp. Những bậc cao Tăng, Tổ sư, thời nào cũng thế, đều nhờ tu hành giới đức trang nghiêm, phước huệ song tu, tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp, được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, mới vượt qua chướng ngại thử thách, cuối cùng giác ngộ chứng quả.

Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật. Chỉ cần chúng ta cố gắng trì tụng mỗi ngày, thì công đức không nhỏ, đồng thời cũng là góp phần vào bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc tất cả chúng sinh.

2. Hai chữ Lăng Nghiêm có ý nghĩa gì?

Hai chữ Lăng nghiêm, tiếng Phạn là Suramgama, nói đủ là “Thủ Lăng Nghiêm”, Trung Hoa dịch là “Đại Định Kiên cố”. Nghĩa là cái bản thể chơn tâm sẵn có của tất cả chúng sanh và chư Phật. Vì thể của nó rộng lớn không có giới hạn ngằn mé, bao la trùm khắp cả pháp giới, nên gọi là “Đại”.

Tâm thể này xưa nay vốn là thanh tịnh, không có tán loạn, thường hằng vắng lặng, không lay động dời đổi, nên gọi là “Định”. Vì tính chất của nó không dời đổi, thấu xưa suốt nay, thường hằng bất động, ở nơi thánh không tăng, ở nơi phàm không giảm, hằng hữu bất hoại, nên gọi là “Kiên cố”. Đại khái, đó là nghĩa của ba chữ “Thủ Lăng Nghiêm”, tức là “Đại Định Kiên Cố”.

Ý nghĩa của chú Lăng Nghiêm

Chú Lăng Nghiêm còn được gọi là “Vương miện của Đức Phật”, nó mạnh mẽ đến mức không có chỗ nào trong không gian hoặc toàn bộ Pháp giới mà không bị ngập bởi ánh sáng tốt đẹp của thần chú.

Có thể không ai hiểu được thần chú này, rất khó có thể giải thích từng dòng và từng từ một. Nhưng nếu bạn muốn hiểu nó, tôi có thể cố gắng hết sức để giải thích nó cho bạn.

Thần chú Lăng Nghiêm không thể giải thích trong một năm, hay ba năm hay thậm chí mười năm. Câu thần chú này bao gồm năm hội đồng (Ngũ Phương Phật), đại diện cho năm hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung tâm.

Đông phương do A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya) như là người chủ trì giảng dạy, Nam phương do Bảo Sanh Phật đảm nhiệm, Trung tâm là bộ phận chư Phật với Phật Thích Ca Mâu Ni là người chủ trì giảng dạy. Tây phương là bộ phận do Đức Phật A Di Đà làm chủ trì giảng dạy. Phía Bắc là bộ phận nghiệp lực, Thành Tựu Phật.

Ngũ Phương Phật canh chừng năm đội quân ma quỷ đang ở trong thế giới này. Bởi vì ngũ quỷ này, chư Phật chia ra năm hướng để hạn chế sự quấy phá của chúng. Nếu không có chư Phật, ma quỷ sẽ hiện mình trong thế giới của chúng ta.

Và như vậy, khi bạn niệm Chú Lăng Nghiêm, năm đội quân ma quỷ ở năm hướng sẽ khiếp sợ và đầu hàng. Chúng không dám chống lại sức mạnh của thần Chú Lăng Nghiêm. Năm bộ phận chư Phật trong thần chú khiến nó trở thành thần chú uy lực nhất trong Phật giáo. Tuy nhiên nếu bạn chỉ dựa vào thần chú, nhưng bản chất bên trong bạn là một nhóm những tư tưởng giả dối và ác tâm, những suy nghĩ tiêu cực và không trong sáng, những tư tưởng thèm khát…Trong trường hợp đó, thần chú sẽ không hiệu quả và đôi khi phản tác dụng. Nếu bạn muốn tránh tai hoạ, trước tiên bạn phải làm sạch tâm trí của chính bạn.

Xem Thêm:   Nghiệp lực là gì? Làm gì khi nghiệp lực chi phối?

Sự thuần khiết trong tâm trí của bạn là điều thực sự xua tan những tai hoạ. Nếu bạn đầy lòng tham, sân hận, và ngu ngốc, không có thần chú nào có hiệu quả. Chúng ta phải tử tế và tràn đầy sự tốt lành, muốn giúp đỡ người khác. Tâm trí của chúng ta nên lành mạnh nếu muốn trì tụng Chú Lăng Nghiêm.

3. Nguyên nhân Phật nói thần chú Lăng Nghiêm

Nguyên nhân Phật nói thần chú Lăng Nghiêm là vì Tôn giả A nan mắc nạn Ma đăng già. Ngài A nan bị nàng Ma đăng già dùng chú thuật Ta tỳ ca la tiên Phạm thiên ép buộc tình duyên… Lúc đó, Tôn giả A Nan rất buồn rầu, thành kính hướng về đức Phật, mong đức Phật đoái hoài thương xót cứu độ giải nạn cho Ngài.

Phật biết Ngài A Nan bị nạn, nên sau khi thọ trai, Phật không thuyết pháp như thường lệ mà trở về tinh xá ngay và rồi Ngài ngồi kiết già, trên đảnh phóng hào quang, có hoa sen ngàn cánh, trên hoa sen có đức Hóa Phật ngồi kiết già, nói thần chú Lăng Nghiêm.

Phật bảo Ngài Văn Thù đem thần chú ấy đi đến chỗ nàng Ma đăng già, để phá trừ tà chú, cứu nạn cho A Nan. Ngài A nan được kịp thời cứu thoát và sau đó Phật độ luôn cho nàng Ma đăng già tu hành trở thành bậc A la hán. Đó là nguyên nhân có ra năm đệ thần chú Lăng Nghiêm mà chư Tăng Ni cũng như quý Phật tử thường trì tụng vào mỗi buổi khuya.

4. Phật dạy A Nan trì chú Lăng Nghiêm

A Nan, người tu hành phải gìn giữ bốn điều luật nghi cần yếu: dâm, sát, đạo, vọng cho trong sạch, cũng như băng tuyết, nơi tâm không khởi vọng niệm duyên theo ngoại cảnh, thì chúng ma kia không làm sao sanh được (vì trong tâm vọng động, nên ngoại ma mới ứng).

Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề, không thể trừ được, ông nên dạy họ chí tâm trì chú Lăng nghiêm này, thì các nghiệp chướng đều tiêu diệt. Bằng chứng là ông cùng với nàng Ma Đăng Già, tình ân ái chồng vợ đã khắn khít với nhau từ nhiều kiếp, đâu phải mới một đời này; nhờ thần chú Lăng Nghiêm mà nàng Ma Đăng Già nguồn tình khô cạn và được thành A La Hán.

Ma Đăng Già là kẻ dâm nữ, không có tâm tu hành còn được quả thánh, huống chi các ông là bực Thinh Văn, có chí cầu đạo vô thượng, lại trì tụng chú này, thì quyết định thành Phật rất dễ, cũng như thuận gió tung bụi, chẳng có khó gì.

Lược giải: Trong đoạn kinh này Phật dạy phương pháp tu hành để thành Phật, tóm lại có ba điều:

1. Bất tùy phân biệt: Nghĩa là, khi đối cảnh không khởi vọng tâm phân biệt, thì tham, sân, si chẳng sanh. Tham, sân, si không sanh thì các nghiệp sát, đạo, dâm chẳng tạo. Nghiệp nhơn không tạo thì quả báo chẳng có. Nói tóm lại là “xoay các tri giác trở về chơn tâm”, không duyên theo trần cảnh thì vọng niệm không sanh; vọng không sanh thì chơn tâm hiện bày.

Tổ sư có dạy: “Kiến sắc phi càn sắc, văn thinh bất thị thinh”: nghĩa là thấy sắc không can hệ gì đến sắc, nghe tiếng cũng không dính líu gì đến tiếng. Hay như câu: “Ngộ thinh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa, kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết”: Gặp sắc đẹp hay nghe tiếng hay, như hoa trồng trên đá (không dính líu gì); thấy tài lợi và danh vọng như bụi rớt trong con mắt. Nếu người đến trình độ này rồi, thì dầu vào thanh lâu hay tửu điếm cũng đều là đạo tràng thanh tịnh (dâm phòng tửu tứ vô phi thanh tịnh đạo tràng).

2. Trì giới: Phải giữ gìn giới luật, trong tâm ngoài thân đều thanh tịnh như băng tuyết.

3. Trì chú Lăng Nghiêm: Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề, thì phải trì tụng chú Lăng Nghiêm sẽ mau đặng thành đạo quả. Trong ba pháp tu này, bực thượng căn, trung căn và hạ căn đều tu được cả. Thật là lòng từ bi của Phật vô lượng, mưa pháp khắp trùm, cỏ cây lớn nhỏ đều được thấm nhuần.

A Nan cầu Phật nói lại thần chú Lăng Nghiêm

Ông A Nan đứng dậy đảnh lễ Phật và kính cẩn bạch rằng:

“Con từ khi xuất gia đến nay, vì ỷ lại lòng thương yêu của Phật, chỉ lo học rộng nghe nhiều, chẳng chuyên tu tập, nên chẳng chứng được đạo quả, thành thử phải bị tà thuật của Phạm Thiên bắt; trong tâm con tuy thông suốt mà năng lực không được tự do, nên con phải nhờ Ngài Văn Thù đến cứu độ.

Con tuy nhờ thần chú Lăng Nghiêm của Phật mới được giải thoát, nhưng chính con chưa được nghe, cúi xin đức Thế Tôn từ bi nói lại, khiến cho những người tu hành hiện tại và chúng sanh luân hồi đời sau, nhờ thần chú này mà thân tâm được giải thoát”.

Phật phóng hào quang nói thần chú

Khi đó từ nơi nhục kế (đảnh) của Phật, phóng ra hào quang trăm báu; trong hào quan xuất hiện ra hoa sen báu ngàn cánh. Trong hoa sen có đức Hóa Phật ngồi, trên đảnh Ngài phóng ra mười đạo hào quang sáng suốt trăm báu. Trong mỗi đạo hào quang đều có thị hiện vô số thần kim cang: vị bưng núi, vị cầm bảo tử… đứng khắp cả hư không. Đại chúng trông thấy vừa mừng vừa sợ, đều cầu Phật thương xót chở che và nhứt tâm chờ nghe Phật nói thần chú. Phật nói thần chú:

(Đệ nhất)

Nam mô tát đát tha tô già đa da a la ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa. Tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni sam. Nam mô tát bà bột đà bột địa, tát đa bệ tệ. Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đà cu tri nẩm. Ta xá ra bà ca tăng già nẩm. Nam mô lô kê A la hán đa nẩm. Nam mô tô lô đa ba na nẩm. Nam mô ta yết rị đà già di nẩm. Nam mô lô kê tam miệu già đa nẩm. Tam miệu già ba ra để ba đa na nẩm. Nam mô đề bà ly sắc nỏa. Nam mô tấty đà da tỳ đĩa da đà ra ly sắc nỏa. Xá ba noa yết ra ha ta ha ta ra ma tha nẩm. Nam mô bạt ra ha ma ni. Nam mô nhơn đà ra da. Nam mô bà già bà đế, lọ đà ra da. Ô ma bát đế, ta hê dạ da. Nam mô bà già bà đế. Na ra dả noa da. Bàn giá ma ha tam mộ đà ra. Nam mô tất yết rị đa da. Nam mô bà già bà đế. Ma ha ca ra da. Địa rị bát lặc na già ra. Tỳ đà ra ba noa ca ra da. A địa mục đế. Thi ma xá na nê bà tất nê. Ma đát rị già noa. Nam mô tất yết rị đa da. Nam mô bà già bà đế. Đa tha già đa cu ra da. Nam mô bát đầu ma cu ra da. Nam mô bạc xà ra cu ra da. Nam mô ma ni cu ra da. Nam mô già xà cu ra da. Nam mô bà già bà đế, đế rị trà du ra tây na, ba ra ha ra noa ra xà da, đa tha già đa da. Nam mô bà già bà đế. Nam mô a di đa bà da đa tha dà đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da. Nam mô bà già bà đế, a sô bệ da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da. Nam mô bà già bà đế, bệ sa xà da cu lô phệ trụ rị da, bác ra bà ra xà da, đa tha già đa da. Nam mô bà già bà đế, tam bổ sư tỳ đa, tát lân nại ra lặc xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da. Nam mô bà già bà đế, xá kê dã mẫu na duệ, đa tha già đa đa, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da. Nam mô bà già bà đế, lặc đác na kê đô ra xà da, đa tha dà đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đề da, đế biều nam mô tát yết rị da, ế đàm bà già bà đa, tát đát tha dà đô sắc ni sam, tát đát đa bác đác lam. Nam mô a bà ra thị đam, bác ra đế dương kỳ ra, tát ra bà bộ đa yết ra ha, ni yết ra ha yết ca ra ha ni, bạc ra tỷ địa da sất đà nể, a ca ra mật rị trụ, bác rị đát ra da nảnh yết rị, tát ra bà bàn đà na mục xoa ni, tát ra bà đột sắc tra đột tất phạp, bát na nê phạt ra ni, giả đô ra thất đế nẩm, yết ra ha ta ha tát ra nhả xà, tỷ đa băng ta na yết rị, a sắc tra băng xá đế nẩm, na xoa sát đác ra nhả xà, ba ra tát đà na yết rị, a sắc tra nẩm, ma ha yết ra ha nhả xà, tỳ đa băng tát na yết rị, tát bà xá đô lô nể bà ra nhả xà, hô lam đột tất phạp, nan giá na xá ni, tỷ sa xá tất đác ra, a kiết ni ô đà ca ra nhã xà, a bác ra thị đa cu ra, ma ha bác ra chiến trì, ma ha điệp đa, ma ha đế xà, ma ha thuế đa xa bà ra, ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể, a rị da đa ra, tỳ rị cu tri, thệ bà tỳ xà da, bạt xà ra ma lễ để, tỳ xá lô đa, bột đằng võng ca, bạt xà ra chế hắt na a giá, ma ra chế bà bác ra chất đa, bạt xà ra thiện trì, tỳ xá ra giá, phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa, tô ma lô ba, ma ha thế đa, a rị da đa ra, ma ha bà ra a bác ra, bạt xà ra thương yết ra chế bà, bạc xà ra cu ma rị, cu lam đà rị, bạt xà ra hắc tát đa giá, tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca, khuất tô mẫu bà yết ra đa na, bệ lô giá na cu rị đa, dạ ra thố sắc ni sam, tỳ chiết lam bà ma ni giá, bạt xà ra ca na ca ba ra bà, lô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá, thế đa giá ca ma ra sát xa thi ba ra bà, ế đế di đế, mẫu đà ra yết noa, ta bệ ra sám, quật phạm đô, ấn thố na mạ mạ tỏa.

Xem Thêm:   Cách tụng kinh tại nhà

(Đệ nhị)

Ô hồng rị sắc yết noa, bác lặc xá tất đa, tát đát tha già đô sắc ni sam. Hổ hồng đo lô ung chim bà na. Hổ hồng đô lô ung tất đam bà na. Hổ hồng đô lô ung ba ra sắc địa da tam bác xá noa yết ra. Hổ hồng đô lô ung, tát bà dược xoa hắc ra sát ta, yết ra ha nhã xà, tỳ đằng băng tát na yết ra. Hổ hồng đô lô ung, gỉa đô ra thi để nẩm yết ra ha ta ha tát ra nẩm, tỳ đằng băng tát na ra. Hổ hồng đô lô ung, ra xoa, bà già phạm tát đát tha già đô sắc ni sam, ba ra điểm xà kiết rị, ma ha ta ha tát ra, bột thọ ta ha tát ra thất rị sa, cu tri ta ha tát nê đế lệ, a tệ đề thị bà rị đa, tra tra anh ca ma ha bạt xà lô đà ra, đế rị bồ đà na, man trà ra, ô hồng, ta tất đế bạc bà đô, mạ mạ, ấn thố na mạ mạ tỏa.

(Đệ tam)

Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ, a kỳ ni bà dạ, ô đà ca bà dạ, tỳ xa bà dạ, xá tất đa r bà dạ, bà ra chước yết ra bà dạ, đột sắc xoa bà dạ, a xá nể bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ, đà ra ni bộ di kiếm ba già ba đà bà dạ, ô ra ca bà đa bà dạ, lặc xà đàng trà bà dạ, na già bà dạ, tỳ điều đát bà dạ, tô ba ra noa bà dạ, dược xoa yết ra ha, ra xoa tư yết ra ha, tất rị đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, ca tra bổ đơn na yết ra ha, tất kiền độ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, ô đàn ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, hê rị bà đế yết ra ha, xả đa ha rị nẩm, yết bà ha rị nẩm, lô địa ra ha rị nẩm, man ta ha rị nẩm, mê đà ha rị nẩm, man ta ha rị nẩm, mê đà ha rị nẩm, ma xà ha rị nẩm, xà đa ha rị nữ, thị tỳ đa ha rị nẩm, tỳ đa ha rị nẩm, bà đa ha rị nẩm, a du giá ha rị nữ, chất đa ha rị nữ, đế sam tát bệ sam, tát bà yết ra ha nẩm, tỳ đa dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ba rị bạt ra giả ca hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, trà diễn ni hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha bát du bác đát dạ, lô đà ra hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na ra dạ noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, đát đỏa già lô trà tây hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha ca ra ma đát rị già noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dị di, kê ra dạ di, xà dạ yết ra, ma đột yết ra, tát bà ra tha ta đạt na hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, giả đốt ra bà kỳ nễ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ rị dương hất rị tri, nan đà kê sa ra đà noa bác đế, sách hê dạ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na yết na xá ra bà noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, a la hán hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ đa ra già hất rị đờm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, bạt xà ra ba nể, cu hê dạ, cu hệ dạ ca địa bát đế hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ra xoa võng bà già phạm, ấn thố na mạ mạ tỏa.

(Đệ tứ)

Bà già phạm, tát đát đa tát đát ra. Nam mô tý đô đế, a tất đa na ra lặc ca, ba ra bà tất phổ tra, tỳ ca tát đát đa bác đế rị, thập phật ra thập phật ra, đà ra đà ra, tần đà ra tần đà ra, sân đà sân đà. Hổ hồng, hổ hồng, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra ta ha, hê hê phấn, a mâu ca da phấn, a ba ra đề ha đa phấn, ba ra ba ra đà phấn, a tố ra tỳ đà ra ba ca phấn, tát bà đề bệ tệ phấn, tát bà na già tệ phấn, tát bà dược xoa tệ phấn, tát bà kiền thát bà tệ phấn, tát bà bổ đơn na tệ phấn, ca tra bổ đơn na tệ phấn, tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn, tát bà thập bà lê tệ phấn, tát bà a bá tất ma lê tệ phấn, tát bà xá ra bà noa tệ phấn, tát bà địa đế kê tệ phấn, tát bà đát ma đà kệ tệ phấn, tát bà tỳ đà da ra thẹ giá lê tệ phấn, xà dạ yết ra ma độ yết ra, tát bà dạ tha ta đà kê tệ phấn, tỳ địa da giá lê tệ phấn, giả đô ra phược kỳ nể tệ phấn, bạt xà ra cu ma rị, tỳ đà dạ ra thệ tệ phấn, ma ha ba ra đinh dương xoa kỳ rị tệ phấn, bạt xà ra thương yết ra dạ, ba ra trượng kỳ ra xà da phấn, ma ha ca ra dạ, ma ha mạt đát rị ca noa. Nam mô ta yết rị đa dạ phấn, tỷ sắc noa tỳ duệ phấn, bột ra ha mâu ni duệ phấn, a kỳ ni duệ phấn, ma ha yết rị duệ phấn, yết ra đàn tri duệ phấn, miệc đát rị duệ phấn, lao đát rị duệ phấn, giá văn trà duệ phấn, yết la ra đát rị duệ phấn, ca bát rị duệ phấn, a địa mục chất đa ca thi ma xá na, bà tư nể duệ phấn, diễn kết chất, tát đỏa bà tỏa, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.

Xem Thêm:   Cúng dường chư Tăng được phước báu lớn lao

(Đệ ngũ)

Đột sắc tra chất đa, a mạt đát rị chất đa, ô xà ha ra, già bà ha ra, già bà ha ra, lô địa ra ha ra, bà ta ha ra, ma xà ha ra, xà đa ha ra, thi tỳ đa ha ra, bạc lược dạ ha ra, kiền đà ha ra, bố sử ba ha ra, phả ra ha ra, bà tỏa ha ra, bác ba chất đa, đột sắc tra chất đa, lao đà ra cah61t đa, dược xoa yết ra ha, ra sắt ta yết ra ha, bế lệ đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, tất kiền đà yết ra ha, ô đát ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, a bá tát ma ra yết ra ha, trạch kê cách trà kỳ ni yết ra ha, rị Phât đế yết ra ha, xà di ca yết ra ha, xá cu ni yết ra ha, mộ đà ra nan địa ca yết ra ha, a lam bà yết ra ha, kiền độ ma ni yết ra ha, thập phạt ra yên ca hê ca, trị đế dược ca, đát lệ đế dược ca, giả đột thác ca, ni đề thập phạt ra, tỳ sam ma thập phạt ra, bạc để ca, tát bà thập phạt ra, thất lô kiết đế, mạt đà bệ đạt lô chế kiếm, a ỷ lô kiềm, mục khê lô kiềm, yết rị đột lô kiềm, yết ra ha yết lam, yết noa du lam, đản đa du lam, hất rị dạ du lam, mạt mạ du lam, bạt rị thất bà du lam, tỷ lật sắc tra du lam, ô đà ra du lam, yết tri du lam, bạt tất đế du lam, ô lô du lam, thường già du lam, hắc tất đa du lam, bạt đà du lam, ta phòng án già bác ra trượng già du lam, bộ đa tỷ đa trà trà kỳ ni thập bà ra, đà đột lô ca kiến đốt lô kiết tri, bà lộ đa tỳ, tát bác lô ha lăng già, du sa đát ra, ta na yết ra tỳ sa dụ ca, a kỳ ni ô đà ca, mạt ra bệ ra kiến đa ra, a ca ra mật rị đốt đát liểm bộ ca, địa lật lặc tra, tỷ rị sắc chất ca, tát bà na cu ra, tứ dẫn già tệ yết ra rị dược xoa đác ra sô, mạt ra thị phệ đế sam ta bệ sam, tất đát đa bác đát ra, ma ha bạc xà lô sắc ni sam, ma ha bác lặc trượng kỳ lam, dạ ba đột đà xá du xà na, biện đát lệ noa, tỳ đà da bàn đàm ca lô di, đế thù bàn đàm ca lô di, bát ra tỳ đà bàn đàm ca lô di đát điệt tha.

Án a na lệ, tỳ xá đề bệ ra bạc xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàn ni phấn. Hổ hồng đô lô ung phấn, ta bà ha.

Lược giải:

Tổ Đơn Hà nói: Từ xưa đến nay không có ai dịch nghĩa thần chú. Vì có năm nguyên nhân: 1. Lời bí mật của Phật, duy có Phật với Phật mới biết, ngoài các vị thánh cũng không thể biết được.

2. Vì một chữ hoặc một câu có hàm vô số nghĩa.

3. Hoặc tên của các vị quỷ thần, kêu gọi các vị ấy liền đến để bảo hộ người tu.

4. Mặt ấn của chư Phật, kẻ âm người dương đều phải tuân theo, cũng như ấn sắc của nhà vua.

5. Người chí tâm tụng trì, sẽ được diệt trừ tội nặng và mau chứng quả Thánh.

Các nhà phiên âm có khác, song hành giả chí tâm trì tụng một bổn nào cũng đều được hiệu quả.

Công năng của thần chú Lăng Nghiêm

A Nan, mười phương các đức Như Lai đều nhờ “tâm chú” này mà hàng phục các ma, ngăn dẹp ngoại đạo, được thành quả Phật. Mười phương chư Phật đều nhờ “tâm chú” này mà cứu độ tất cả chúng sanh khỏi các tai nạn khổ não như thủy tai, hỏa tai, cơ cẩn… và cứu độ chúng sanh ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, đều được giải thoát. Các ông là hàng Thinh văn hữu học chưa khỏi luân hồi, phát tâm cầu quả A la hán, nếu không trì chú này, mà muốn cho khỏi các ma chướng thì không thể được.

Sau khi ta diệt độ, các chúng sanh đời sau, nếu có người trì tụng chú này, thì các tai nạn: thủy tai, hỏa hoạn, thuốc độc, độc trùng, ác thú, yêu tinh, qủy quái… đều chẳng hại được.

Nếu người phạm tội ngũ nghịch, phá trai, phạm giới, khi chí tâm trì chú này, thì các tội đều tiêu, cũng như nước nóng làm giá tan. Những người không con, muốn cầu con, tụng chú này sẽ được con, cầu trường thọ… được trường thọ, mỗi mỗi đều như ý nguyện.

5. Lợi ích nhiệm màu của thần chú Lăng Nghiêm

Thần chú Lăng nghiêm có vị trí quan trọng trong Phật giáo, được đưa vào thời khóa công phu khuya, trì tụng mỗi ngày. Thần chú này được tin tưởng rằng có công năng và diệu dụng không thể nghĩ bàn, giúp hành giả tiêu trừ ma chướng để an trụ đại định, phá tan si ám để thành tựu trí tuệ, công đức.

Thần chú Lăng Nghiêm vi diệu không thể nghĩ bàn. Từ đầu đến cuối, mỗi câu đều là pháp môn tâm địa của chư Phật, mỗi câu có mỗi công dụng, mỗi chữ có mỗi điểm thâm áo vi diệu, tất cả đều có thần lực không thể nghĩ bàn. Chỉ cần tụng niệm một câu, một chữ, một hội (một đệ) hoặc toàn bài chú cũng đều khiến cho trời rung đất chuyển, quỷ thần khóc lóc, yêu ma lánh xa, ly mị độn hình. Ánh hào quang trên đảnh nhục kế của Đức Phật biểu thị cho thần lực của thần chú Lăng Nghiêm. Tức là chú có khả năng phá trừ tất cả màn đêm tăm tối và khiến cho hành giả thành tựu tất cả công đức lành.

Nếu thọ trì thần chú Lăng Nghiêm thì tương lai nhất định sẽ thành Phật, chứng đắc quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nếu thường trì tụng chú này thì sẽ tiêu trừ nghiệp chướng trong bao đời tiền kiếp. Đó là diệu dụng của chú Lăng Nghiêm.

Duyên khởi từ sự tích nàng Ma-đăng-già dùng tà thuật khiến cho Tôn giả A-nan mất tự chủ, mê muội đến độ suýt mất phạm hạnh. Nhờ Phật phương tiện bảo Bồ-tát Văn Thù tuyên thuyết thần chú giúp A-nan thoát nạn ma nữ (Kinh Thủ Lăng nghiêm). Sau đó, Phật khai ngộ về chơn tâm khiến cho A-nan sạch hết trần cấu mê lầm, tu tập đạt đến giác ngộ.

Trong thiền môn, tín niệm trì tụng thần chú Lăng nghiêm sẽ hóa giải ái nghiệp, phá tan các chướng ngại trên đường tu khá phổ biến. Tuy vậy, nếu diễn dịch thành “Người trì chú Lăng nghiêm thì không thể có vợ. Hoặc có vợ rồi mà trì chú này cũng sẽ dẫn tới ly dị” như một loại bùa chú khiến gia đình ly tán là một sai lạc nghiêm trọng, vừa không đúng với ý kinh lại vừa không phù hợp với tính nhân bản của Phật giáo.

Tất cả mười phương chư Phật đều xuất sinh từ thần chú Lăng Nghiêm. Mười phương các Đức Như Lai đều nương chú này mà thành tựu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Các ngài ứng thân nhiều như số hạt bụi của các cõi nước để chuyển bánh xe pháp, giáo hóa chúng sinh, thọ ký cho chúng sinh trong mười phương, cứu độ chúng sinh thoát khổ, khiến cho tất cả chúng sinh đại – tiểu – quyền thừa đều được giải thoát. Tất cả các Ngài đều nương vào oai lực của tâm chú Lăng Nghiêm. Nếu muốn chứng đắc quả A La Hán thì phải tụng chú này thì mới tránh khỏi ma sự.

Nguồn: Phatgiao.org.vn!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

11 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog