Pháp Giới 11 tháng trước

Tâm niệm Phật là tâm thanh tịnh, tâm tịnh ắt cõi Phật sẽ tịnh

Tâm niệm Phật là tâm thanh tịnh. Khi niệm Phật khởi vọng tưởng, tâm chẳng thanh tịnh. Chúng ta niệm Phật để tu điều gì? Tu tâm thanh tịnh.

Lý Trì là thật sự thông đạt thật tướng như Quán Kinh đã nói “tâm này là Phật, tâm này làm Phật”. Niệm một câu Phật hiệu tương ứng với Bát Nhã Không Huệ, cách niệm ấy gọi là Lý Trì. Lý Trì có thể đắc Lý nhất tâm hay không? Chưa chắc! Tuyệt đối chẳng phải là Sự Trì sẽ đắc Sự nhất tâm bất loạn, Lý Trì sẽ đắc Lý nhất tâm bất loạn, chớ nên hiểu lầm chỗ này!

Nhất tâm bất loạn hoàn toàn phụ thuộc công phu trì danh sâu hay cạn. Nếu niệm câu Phật hiệu đến mức tương ứng với Không Huệ thì có khi người ấy vẫn chưa đắc nhất tâm!

Nếu chính mình còn có thị phi, nhân ngã, vẫn còn có tham, sân, si, mạn, còn có phân biệt, chấp trước, thì chưa đắc nhất tâm! Không chỉ là chưa đắc nhất tâm, mà ngay cả công phu thành phiến cũng chưa đạt được.

Nói cách khác, niệm Phật như thế không có cách nào vãng sanh được! Muốn thật sự vãng sanh, mức độ thấp nhất là phải niệm đến mức công phu thành phiến.

Xem Thêm:   Lợi ích khi trì tụng Kinh Trường thọ diệt tội hộ chư Đồng Tử đà la ni

Công phu thành phiến cũng có ba bậc chín phẩm; ba phẩm thượng của công phu thành phiến (thượng thượng phẩm, thượng trung phẩm, thượng hạ phẩm) biết trước lúc mất, sanh tử tự tại, nhưng chưa đạt đến nhất tâm bất loạn.

Tôi thấy không ít người biết trước lúc mất, không bệnh tật mà vãng sanh, cảnh giới của những người ấy đều là công phu thành phiến thượng phẩm, họ chưa đắc nhất tâm, nhưng có thể sanh tử tự tại; đấy là đại sự thật sự.

Tuy chúng ta tạo ác, vẫn chưa đến mức Ngũ Nghịch, Thập Ác, chính mình thật sự hạ quyết tâm trì danh niệm Phật, tôi tin tưởng chắc chắn chẳng thuộc trong ba phẩm Hạ. Đấy là điều chúng ta chắc chắn có thể làm được.

“Ức Phật, niệm Phật, hiện tiền, đương lai, tất định kiến Phật” (Nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền, tương lai, nhất định thấy Phật). Hiện tiền là hiện tại, trước khi vãng sanh đã thấy. Trông thấy, quý vị chẳng hoan hỷ; chẳng trông thấy, quý vị cũng chẳng lo lắng. Dẫu trông thấy thì thấy mà như chẳng thấy, quý vị cũng đừng nên sanh lòng hoan hỷ. Sanh lòng hoan hỷ là trật rồi! Từ đầu đến cuối gìn giữ nhất tâm bất loạn, như vậy mới là tốt đẹp.

Người tu Tịnh Độ phải đặc biệt chú ý tâm tịnh. Tu điều gì? Tu tâm thanh tịnh. Tâm tịnh, ắt cõi Phật sẽ tịnh. Tâm thanh tịnh là gì? Trong tâm có phiền não bèn chẳng thanh tịnh.

Xem Thêm:   Cách tụng Chú Lăng Nghiêm tại nhà đúng Pháp

“Phiền não” chỉ thất tình, ngũ dục, tham, sân, si, mạn, có thị phi, nhân ngã, có phân biệt, chấp trước là chẳng thanh tịnh! Tâm thanh tịnh khó lắm! Tuy khó, chẳng thể không tu!

Dẫu cho thời gian giữ được thanh tịnh không dài, nhưng hằng ngày quý vị phải đạt thanh tịnh trong một thời gian ngắn.

Cái tâm niệm Phật là tâm thanh tịnh. Trong tâm quý vị chỉ có một câu A Di Đà Phật, đó là tâm thanh tịnh. Một câu Phật hiệu tương ứng với đại nguyện lực của Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật.

Quý vị phải nhớ: Tâm niệm Phật là tâm thanh tịnh. Khi niệm Phật khởi vọng tưởng, tâm chẳng thanh tịnh. Chúng ta niệm Phật để tu điều gì? Tu tâm thanh tịnh. Quý vị phải hiểu rõ đạo lý này.

Do vậy, người niệm Phật phải thấy thấu suốt và buông xuống thân tâm, thế giới, bớt một phần tham luyến, bớt một phần chấp trước, sẽ nắm vững vãng sanh thêm một phần. Điều này rất quan trọng.

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

21 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog