Tam khổ là gì? Cái gì làm cho ta đau khổ nhiều nhất?
Pháp Giới 11 tháng trước

Tam khổ là gì? Cái gì làm cho ta đau khổ nhiều nhất?

Tam khổ là gì? Đó là: Khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Ba loại khổ đau này tất cả chúng sinh trong Tam giới đều phải gánh chịu.

1. Tam khổ là gì?

Tam khổ là ba loại đau khổ: Khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Ba loại khổ đau này tất cả chúng sinh trong Tam giới đều phải gánh chịu.

Khổ khổ: Là sự đau khổ chồng chất, liên tiếp xảy ra. Chúng sanh luôn khổ não bởi những sự việc trái ý, nghịch lòng; những sự đớn đau, sầu muộn, bất an diễn ra mãi. Nỗi sầu này chưa vơi, thì niềm đau kia lại đến, nó luôn đoanh vây, quấy nhiễu suốt cuộc đời của chúng sanh. Chẳng hạn, Cô A bị tai nạn gãy chân. Nỗi đau này chưa vời thì cô A gánh chịu tiếp nỗi khổ chồng có bồ nhí, con thi rớt Đại học…

Hành khổ: Là những ý định, những chủ tâm dẫn đến phát khởi những hành động của thân, khẩu, ý. Hay nói cách khác, Hành uẩn là sự tạo tác của mọi hoạt động trong tâm thức trước khi bộc phát thành hành động. Sự hoạt động này rất chủ động như tôi dự định làm như thế này, tôi cho rằng như thế là không được… Do Hành sanh ra Thức, thúc đẩy Thức tạo nghiệp. Hoạt động của Hành rất vi tế, ẩn tàng trong tâm khó có thể nhìn thấy, thế nhưng nó điều khiển tất cả mọi hành động của thân, khẩu, ý làm cho tâm trí chúng sanh luôn dao động, lo toan, ưu phiền. Công năng của hành uẩn thật đáng sợ, luôn hoạt động thường trực, nhưng vi tế khó nhận biết, nó dẫn dắt tâm ý hoạt động xấu, tốt hoặc không xấu, không tốt. Như vậy, hành uẩn có khả năng chủ đạo tạo nghiệp, dẫn dắt chúng sanh trôi lăn trong bể khổ luân hồi, chịu nhiều khổ đau.

Hoại khổ: Là sự hủy hoại đưa đến sầu khổ. Nghĩa là tất cả vạn vật trong vũ trụ thường biến đổi và đưa đến hư hoại, tiêu tán.

Quả đúng như vậy, dù to lớn như những dãy núi hùng vĩ, hay nhỏ bé như hạt cải cũng bị biến đổi, hư hoại, hủy diệt theo thời gian… không có một cái gì tồn tại mãi mãi được. Hiện tượng vô thường này khiến cho chung sanh luôn bị áp lực bởi tâm lý thương tiếc, sầu khổ… mãi diễn ra trong tâm thức.

Xem Thêm:   Cách giúp đỡ những người bị Ma nhập
2. Cái gì làm cho ta đau khổ nhiều nhất?

Trong đạo Phật đau khổ gây ra bởi tham sân si, mà tham sân si do từ vô minh mà phát triển và lớn lên. Như vậy, muốn chấm dứt đau khổ, ta phải xé tan bức màn vô minh ấy đi.

Cái việc xé tan bức màn vô minh là chuyện dài mà bất cứ Phật tử nào cũng đang cố gắng hành trì. Bây giờ chúng ta hãy tìm xem trong cõi đời nầy, cái gì gây ra đau khổ cho ta nhiều nhất. Cái gây cho ta đau khổ nhiều nhất có thể nói là cái sân hận bởi vì sân hận cướp mất đi của ta sự hiểu biết chân thật, nghĩa là sân hận làm cho ta mê mờ tâm trí. Trên thế giới nầy, rất nhiều cuộc chiến tranh bộc phát cũng vì sân hận mà ra.

Không giận hờn là ta sẽ giữ được sự bình tĩnh, điềm đạm, nhu hòa trước những cảnh trái ý, nghịch lòng. Giận hờn là một tánh xấu rất tai hại, nó như một ngọn lửa dữ, đốt cháy cả mình lẫn người chung quanh. Kinh Phật có câu:

Một niệm giận hờn nổi lên,
Thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra.

Lửa tức giận một khi phát ra là đốt cháy cả một rừng công đức. Xin hãy giằng cái tâm giận xuống đi để khỏi phải vạn ngày lo âu phiền muộn. Bao nhiêu điều phiền não trên đời nầy đều do sự giận dữ mà ra cả. Ai mà không giận tức thì chẳng những không khổ não, không tranh giành; mà còn nhu hòa ngay thẳng, từ bi độ lượng, làm yên ổn chúng sanh, và ít nhất cũng được sanh lên cõi trời.

Tam khổ là gì? Cái gì làm cho ta đau khổ nhiều nhất?

3. Khi đau khổ hãy quay về nương tựa Phật…

Chúng ta thường nương tựa vào gia đình, người yêu thương, bạn bè, thân hữu… trong cuộc sống thế gian. Cũng không ít khi, cuộc sống buộc ta phải đi một mình, phải tự mình vượt qua qua sóng gió, chông gai và khốn khó của riêng mình.

Xem Thêm:   Giới Định Tuệ là con đường giải thoát của người xuất gia

Không có sẵn nơi, không có bên mình người để nương tựa, chắc chắn con người sẽ cảm thấy cô đơn hay thậm chí là cô độc lắm!

Có một con đường, giúp ta đối diện và vượt thoát sự cô đơn nhỏ bé và những đau khổ khác của mình. Đó là lựa chọn cho mình nơi để quay về, để nương vào Đức Phật, Pháp của Phật và chư Tăng – những người truyền nối và đang đi con đường của Đức Phật đã từng đi.

Nhờ ân đức của Phật, con người có thể tự bảo hộ mình trong ngũ giới, để tránh dữ làm lành, để có sự an trú ngay trong hiện tại, cả khi hiện tại nhiều đau khổ – bằng sức mạnh của chánh niệm, của sự thấu hiểu và chấp nhận các sự thật của cuộc đời mà Đức Phật đã chỉ rõ.

Nếu bạn đã từng đau khổ, bạn thử hành theo lời Đức Phật, bằng sự cảm nghiệm của chính mình, bạn sẽ thấy đó là chân lý thoát khổ, có giá trị vĩnh hằng. Như Phật đã từng dạy, đừng tin Ngài mà không tự thân mình trải nghiệm để cảm nhận và xác chứng.

Có khi chúng ta đau khổ, chúng ta đến chùa để cầu nguyện, cầu xin. Lời cầu nguyện, cầu xin là biểu đạt cho sự phó thác của niềm tin tín ngưỡng cho một tôn giáo thuần túy. Đến và trao gửi những sợ hãi, bất an, đau khổ để được vui vẻ, hạnh phúc và sự an tâm. Hay có khi trao gửi cả niềm khát khao ngoài tầm với…

Và vô tình, ta biến mình thành kẻ ăn mày cửa Phật. Phật không phải là người ban phước hay giáng họa cho bất kỳ ai. Chúng ta phải chấp nhận bản thân mình và những gì liên quan đến mình. Tất cả đều là sự thừa tự, là điều xảy ra vì phải xảy ra, đều bắt nguồn từ ta và giềng mối là ta. Ta tạo tác và ta gặt kết quả của sự tạo tác ấy.

Xem Thêm:   Người vừa niệm Phật vừa tạo nghiệp không được vãng sanh

Phật đã chỉ ra con đường. Nếu dũng mãnh và tinh cần đi trên con đường đó, con người sẽ được tự do, giải thoát và cải sửa chính mình để được tốt đẹp và cao quý, hướng thượng hơn. Đó là sự tự do và giải thoát đúng nghĩa khỏi những trói buộc, khổ đau khởi sinh từ tập khí tham-sân-si và từ sự trổ quả của nghiệp duyên của chính mỗi người.

Bước vào mỗi ngôi chùa, tịnh xá hay tự viện, thường chúng ta sẽ nhìn thấy đảnh hương hay cái lư hương ngay trước khi vào chùa hay vào chánh điện.

Và cái lư nhang này luôn có ba chân, để có thể đứng vững vàng, kiên cố. Ba đó là, giới – định – tuệ, là con đường để đi đến sự giải thoát khổ đau, đoạn tận khổ đau và để giúp mình tăng trưởng mà Đức Phật đã chỉ cho chúng ta. Ba yếu tố này có quan hệ tương sinh, hỗ tương nhau, vững vàng và kiên định, không suy suyển như sự vững chãi của chiếc kiềng ba chân.

Để đi trên con đường ấy, chúng ta phải rèn luyện và tu dưỡng bằng nỗ lực của tự thân. Và rõ ràng, đến chùa là để ta thực hành theo con đường của Đức Phật, chùa là nơi giúp cho sự thực hành của chúng ta được tăng trưởng, nhờ ân đức của Đức Phật, của Pháp bảo, của chư vị thầy tổ phạm hạnh, của những người bạn đồng tu đi trên con đường giống với ta.

Cảm niệm và nương nhờ ân đức của chư Phật mười phương, của sức mạnh cao quý của những lời Phật tuyên dạy, của những vị Sa-môn phạm hạnh – mong cho tất cả chúng sanh đều được an lành, hạnh phúc; đều được ở trong sự bảo hộ của ý niệm lành, không có ác ý, không có ác cảm và lan tỏa yêu thương cao quý, yêu thương thuần khiết đến với mọi người, mọi loài không phân biệt, không ngằn mé…

Nguồn: Phatgiao.org.vn!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

31 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog