Pháp Giới 11 tháng trước

Tại sao người chết hơn 49 ngày vẫn chưa đi đầu thai?

Vì sao có những người chết hơn 49 ngày vẫn chưa đi đầu thai? Hãy cũng nghe Hòa Thượng Tịnh Không giảng giải về chuyện này.

Chúng sanh sai khác với Chư Phật, Bồ-Tát là ở chỗ nào? Chư Phật, Bồ-Tát biết, biết chúng sanh từ đâu đến và chết rồi sẽ về đâu, còn phàm phu thì không biết, không hiểu được sanh tử từ đâu đến và chết sẽ đi về đâu, cho nên rất là sợ cái chết.

Chư Phật, Bồ-Tát thì biết rất rõ ràng, ở nơi này chết rồi đâu phải là chết, là xả bỏ cái thân này thôi. Thân không phải là ta, thân giống như bộ quần áo mà thôi, y phục bị rách, bị dơ, bị hư rồi thì hãy cỡi nó ra đi, bộ quần áo này đã chết rồi, không cần nữa rồi, phải thay cái khác mới hơn, không có chết gì cả.

Vậy thì các vị đều hiểu được sáu đường luân hồi? Cái thân của bạn xả bỏ đi rồi, thông thường mà nói sau bốn mươi chín ngày bạn lại được một cái thân thể mới.

Tuyệt đại đa số bốn mươi chín ngày là họ đi đầu thai rồi. Vậy thì trong bốn mươi chín ngày này, thân trung ấm cũng có tâm địa thiện lương, còn người đại thiện đại ác họ không phải trải qua bốn mươi chín ngày, người đại thiện đại ác không có trung ấm.

Trong kinh Phật có nói rất rõ: Người đại thiện vừa mới tắt thở thì lập tức sẽ sanh thiên ngay, không có trung ấm, còn người đại ác chết sẽ đọa địa ngục ngay, địa ngục vô gián, lập tức đọa ngay. Còn hạng tiểu thiện tiểu ác thì còn phải gặp mặt những phán quan, Diêm Vương.

Xem Thêm:   Phẩm thứ 40: A Nan Tổng Trì – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Đầu thai trong nhà Phật gọi là vãng sanh, thời gian dài hay ngắn không có nhất định, nhưng thường thì dài nhất là bốn mươi chín ngày, trong bảy tuần đại khái là đi đầu thai, lại thay một cái thân thể khác.

Người có tâm hành thiện thì càng đổi càng được thân đẹp, người có tâm hành bất thiện, có tâm tạo ác, thì càng đổi thân họ càng kém hơn, đổi thành thân súc sanh, đổi thành thân ngạ quỷ, kém hơn so với thân người.

Tuyệt đại đa số trong bốn mươi chín ngày là đi chuyển kiếp rồi, nhưng không hiểu được là bị luân hồi vào đường nào? Đại đa số là vậy. Nhưng cũng có số ít trong bốn mươi chín ngày vẫn chưa đầu thai, có không ít số đó, thậm chí đến mấy năm, đến mười mấy năm vẫn chưa có đầu thai, đều ở trong tình trạng trung ấm. Có đó!

Vậy hạng người này là người nào? Là những người rất chấp trước họ vẫn chưa đi đầu thai. Đặc biệt người chấp cái thân thể này, chúng ta thường nói là giữ cái thây ma, họ vẫn chưa có đầu thai. Họ không rời bỏ nổi cái thân này.

Loại ma như vậy phần nhiều như thế nào? Chúng sống ở trong phần mộ. Còn nữa… Ví dụ như đối với nhà cửa mà họ không nỡ bỏ thì thường họ cũng khó đi đầu thai, còn căn nhà đó thì biến thành “Nhà Ma”.

Trích: Hòa Thượng Tịnh Không khai thị lúc lâm chung!


Thời khắc lâm chung là quan trọng nhất đời người

Thời khắc lâm chung là quan trọng nhất đời người. Cho nên, trong pháp môn Tịnh Độ sợ nhất chính là khi lâm chung khởi lên sân hận, lúc này chính là thời khắc then chốt.

Con người khi ở hơi thở cuối cùng, cái niệm cuối cùng quyết định họ đi đến cõi nào để đầu thai. Nếu cái niệm sau cùng là sân hận thì phần nhiều đều rơi vào đường địa ngục.

Xem Thêm:   Bình phục tai biến nhờ ấn tống kinh sách qua mạng

Trong “Sức Chung Tân Lương”, “Sức Chung Tu Tri”, tại vì sao xem trọng khi người sắp lâm chung đến như vậy, không nên xúc chạm đến họ?

Tình hình thần thức lìa khỏi thân thể, phàm phu chúng ta không biết, ở trên kinh Phật nói với chúng ta, đây là lúc họ thống khổ nhất, trên kinh điển thí dụ đau đớn thống khổ như kéo rùa sống ra khỏi mai, cho nên nếu bạn đụng họ, xúc chạm đến họ thì họ rất dễ dàng dẫn khởi tâm sân hận, đây là bất lợi cực lớn đối với người chết.

Có một số người nghe nói sau khi người qua đời, xem hơi nóng còn lại ở chỗ nào, thử nghiệm xem là họ đến được đường thiện hay là đến đường ác.

Tốt nhất là không nên xúc chạm, chúng ta muốn thăm dò, nhưng không biết được thần thức của họ lìa khỏi chưa. Nếu thần thức lìa khỏi rồi thì không vấn đề gì; nếu thần thức chưa lìa khỏi, vậy thì bất lợi cho họ, vì vậy chúng ta không nên nhẫn tâm làm việc này.

Thông thường nói thần thức lìa khỏi thân thể 8 giờ đồng hồ đến 12 giờ đồng hồ sau, cũng chính là nói, trong vòng 8 giờ đồng hồ nhất định không được đụng chạm đến thân xác người mất. Họ nằm ở trên gường, gường cũng không được đụng vào, đây mới là chân thật yêu thương, chân thật giúp đỡ.

Sau 8 giờ đồng hồ, bạn muốn thử nghiệm thăm dò thì được, thế nhưng an toàn nhất là 12 giờ đồng hồ sau, sau khi dứt hơi 12 giờ đồng hồ thì an toàn.

Thường thức này chúng ta phải biết, chúng ta phải giúp đỡ người, thành tựu người, không thể hại người. Do đây có thể biết người niệm Phật, cho dù khi còn sống công phu niệm Phật không tệ, khi vãng sanh người thân quyến trong nhà không hiểu được đạo lý này, ở bên cạnh vừa khóc vừa kêu thì dễ dàng dẫn khởi cảm tình của họ, lại còn xúc chạm đến họ, kéo kéo họ, vậy thì càng đáng lo.

Xem Thêm:   Chết có đáng sợ không? Mọi người nên chuẩn bị cái chết cho chính mình

Có mấy người ở vào lúc lâm chung có thể gặp được thiện tri thức, hiểu được những đạo lý này, biết được những chân tướng sự thật này, chân thật đến giúp đỡ họ?

Thân bằng quyến thuộc xem thấy người nhà qua đời, đây là khó phân khó xả, nên cách ly họ, không để họ nghe được âm thanh tiếng khóc của thân bằng quyến thuộc.

Giờ khắc then chốt này quan trọng hơn bất cứ thứ gì, phòng hộ chu đáo, như lý như pháp trợ niệm thì đích thực là có đại lợi ích đối với họ. Vào lúc này trong lòng họ chánh niệm phân minh, một câu Phật hiệu đề khởi liền chắc chắn được vãng sanh.

Khi sắp lâm chung mười niệm hay một niệm đều chắc chắn được sanh, đây chính là nguyện thứ 18 trong 48 nguyện của Phật A Di Đà. Từ những chỗ này chúng ta hiểu rõ, trợ niệm rất quan trọng, trợ niệm là lợi ích công đức chân thật.

Đại Từ Bồ Tát nói được rất hay, bạn có thể giúp cho hai người vãng sanh thì cũng bằng chính mình tinh tấn; bạn có thể giúp cho mười mấy người vãng sanh thì phước báo của bạn là vô lượng, chính mình tương lai vãng sanh, đích thực trong tâm bạn đã nắm chắc.

Bạn có thể giúp đỡ trên 100 người vãng sanh, Đại Từ Bồ Tát nói, bạn chính là Bồ Tát chân thật. Cho nên có rất nhiều đoàn thể niệm Phật, họ đều có tổ chức đoàn trợ niệm, đây là việc tốt, đáng được đề xướng, đây là đối với người niệm Phật không thuần thục thì có được lợi ích lớn, có giúp đỡ lớn.

Hòa Thượng Tịnh Không!
Trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo – tập 34!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

8 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog