Pháp Giới 11 tháng trước

Sinh không mang đến, chết không mang theo, sao mãi nặng lòng?

Ra đời hai tay trắng, lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy, Túi đời như mây bay. “Dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước để đo lòng người”.

Ra đời hai tay trắng, lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy, Túi đời như mây bay.

“Dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước để đo lòng người”.

Nhưng hãy lấy tiền ra đo, một số lòng người đo được bằng tiền. Nhiều người có thể giữ mình ở mức vài ba triệu, nhưng có thể thay đổi trước vài ba tỷ. Nhưng cũng có kẻ trước tiền bạc không hề gục ngã, vẫn giữ vững giá trị và bản lĩnh của mình.

Tiền bạc là chủ đề rất khó, nên các bạn trẻ cần chuẩn bị một thái độ ứng xử phù hợp để có thể bắt nó làm nô lệ, làm phương tiện để mình đạt được mục tiêu của cuộc đời. Nếu không, nó sẽ trở thành ông chủ, sai khiến mình, khiến mình khổ miết. Rồi lúc chết đi, mới giở nắp quan tài thều thào nói lời cuối, rằng “Ngày xưa tui biết tiền chết không mang theo được như vầy thì tui đã khác. Nói xong đóng nắp quan tài lại rồi chết”.

Và chuyện kể xưa có Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng nó mập quá, không chui vào được cái lỗ vào trong vườn. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.

Kể xong câu chuyện, Tỷ Phú Chuck Feeney nói:

Xem Thêm:   Phá trừ nghi chướng việc vãng sanh Tây Phương Cực Lạc

“Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”

Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại cho đi hết gia tài của mình? Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! – Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi.”

Trở về với cát bụi
Ai cũng trắng tay vào đời
Rồi lại trắng tay về với đất.
Hơn thua chi, tranh giành chi… Được, mất.

Có nghĩa gì đâu, tất cả phù vân!
Sống để yêu thương, không phải để giận hờn
Không phải để làm đớn đau nhau bằng muôn lời cay độc
Sao không thể hồn nhiên như cỏ cây, chim chóc?
Sao không thể chia nhau cay đắng, ngọt bùi?
Sao không thể vui khi thấy người vui?
Mà lại hân hoan khi mắt người đẫm lệ?
Ai cũng một lần vĩnh viễn chia tay với trời, mây, sông, bể.
Khi xa đời, hành lý có gì đâu?
Ngay cả giọt mồ hôi cũng chẳng thể mang theo.
Cả mơ ước, tình yêu cũng ngậm ngùi để lại.
Hãy yêu thương nhau để ta còn mãi mãi:
Một miền xanh bát ngát phủ chân trời!!!

Phù Vân!


Lời Phật dạy về vô thường

Có 4 điều lớn nhất chúng ta có thể chiêm nghiệm về những gì sẽ không tồn tại vĩnh cửu:

Hữu thường giả tất vô thường (Tạm dịch: Điều gì cũng luôn thay đổi)

Bản chất của cuộc sống này là thay đổi, không có bất cứ điều gì mãi tiếp tục bảo trì trạng thái ban đầu được. Nó thời thời khắc khắc đều ở trong sự biến đổi, bản chất sẽ từ từ cải biến và cuối cùng là biến mất hẳn.

Cũng bởi kiếp người vốn vô thường, ngắn ngủi, mong manh, nên trong Khế Kinh có kể rằng: Có một người chuyên làm việc ác, khi chết bị quỷ sứ bắt vong hồn dẫn đến trình vua Diêm Vương.

Vua hỏi, “ở trần gian, sao ngươi không làm việc thiện mà hay làm việc ác như vậy, để bây giờ bị đoạ xuống đây chịu hành hình?”

Xem Thêm:   Công đức xây chùa dựng tượng mang lại phước báu vô biên

Vong hồn ấy trả lời, “thưa Diêm chúa, ở trần gian chúng tôi, nhà nước muốn làm việc gì còn phải thông báo trước, tại sao ở Âm phủ, Ngài bắt người chết đột ngột thế này, thử hỏi làm sao tôi làm việc thiện cho kịp được?”

“Ngươi ở trần gian có thường thấy người già, người bệnh, người chết hay không?

“Dạ thưa có.”

“Đó là những thông điệp mà ta đã báo trước cho người trần gian biết rồi đấy, ngươi có thấy trên đời này có ai không phải già-bệnh-chết không?”

“Dạ thưa không.”

“Vậy tại sao ngươi không lo tu tập, lo làm việc thiện, để bây giờ bị giải xuống đây rồi ngươi lại cãi chày, cãi cối với ta?”

Lúc bấy giờ, một vong hồn trẻ tuổi ngồi bên cạnh liền lên tiếng phản đối Diêm Vương, “dạ thưa Ngài, tôi không chịu đâu, Ngài thật là không công bằng chút nào; đối với ông già kia, Ngài đã gửi nhiều thông điệp cho ông ta, còn tôi Ngài chưa hề gửi cho một thông điệp nào mà bắt tôi xuống đây, thật oan uổng cho tôi quá chừng!”

Diêm chúa nghe vong hồn trẻ khiếu nại, liền cười, “tại nhà ngươi không chịu mở mắt to ra mà thấy, chứ ta làm việc rất công bằng, không bao giờ có chuyện thương người này, mà ghét bỏ người kia. Ta lúc nào cũng có gửi tin báo trước cho mọi người hay biết, tại nhà ngươi không chịu để ý đó thôi.”

“Ngài gửi thông báo lúc nào, sao tôi không thấy?”

Diêm chúa mới cười nói, “nhà ngươi có thấy đứa bé ở nhà đối diện với ngươi hay không? Nó mới năm tuổi mà bị chết vì tai nạn giao thông đó! Còn ngươi lớn tuổi hơn nó lẽ nào lại không chết. Ta lúc nào cũng công bằng liêm chính, chí công vô tư, tại ngươi không chịu để ý, hoặc ngươi thấy mà vẫn làm càn, làm bướng đó thôi”.

Đạo Phật dạy, mạng sống con người vốn vô thường, ngắn ngủi, giống như ngọn đèn treo trước gió, có thể bị tắt đi bất cứ lúc nào. Thân người cũng vậy, không phải ai cũng chờ đến già, bệnh mới chết, mà mạng sống kết thúc bất cứ lúc nào với muôn ngàn lý do, vì vậy mà có câu:

Xem Thêm:   Ba la mật là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của mười pháp Ba la mật

“Chớ bảo đến già mới tu tập
Mồ hoang cũng lắm kẻ đầu xanh.”

Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏi và tu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết. Chúng ta đừng quá say mê, tham đắm vào xác thân này mà làm khổ luỵ cho nhau.

Câu chuyện trên cho ta một bài học đạo lý về mạng sống con người vốn vô thường, tạm bợ. Quý vị nên nhớ rằng, sau khi chết không phải là hết hay mất hẳn, mà chết chỉ là hình thức thay hình, đổi dạng mà thôi, rồi tuỳ theo nghiệp báo tốt, xấu của mỗi người đã gieo tạo trong hiện tại, mà cho ra kết quả trong tương lai.

Thế gian này không có gì là mất hẳn dù là hạt bụi, hạt cát, chúng chỉ thay hình đổi dạng. Hiểu được lý vô thường để mọi người chúng ta sống có ý nghĩa hơn, làm được nhiều điều thiện lành, tốt đẹp, luôn sống có ích cho mình và người trong hiện tại và mai sau.

Ai sống được như vậy, đến khi thần chết hiện đến, ta không sợ hãi, hốt hoảng, mà bình thản ra đi với một hành trang tốt đẹp; còn những thứ của thế gian như tiền tài, vàng bạc, nhà cửa, mình đều bỏ lại, không mang theo được món nào, lúc ấy chỉ có nghiệp báo tốt, xấu do ta tạo dựng lúc còn sống sẽ theo mình suốt đời mà thôi. Biết được như vậy, lúc lâm chung ta sẽ an lòng ra đi, không tiếc nuối bất cứ một thứ gì của thế gian, kể cả sự sống.

Đọc thêm: Vô thường là gì? Hiểu cho đúng ý nghĩa của vô thường trong cuộc sống

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

6 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog