Sám hối là gì? Sám hối có xóa sạch được tội lỗi hay không?
Pháp Giới 4 tháng trước

Sám hối là gì? Sám hối có xóa sạch được tội lỗi hay không?

Sám hối là gì? Sám hối có xóa sạch được tội lỗi hay không? Sám hối như thế nào mới đúng Pháp để hết tội lỗi? Ý nghĩa và lợi ích của việc sám hối là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Đức Phật dạy“ Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”. Ít nhiều chúng ta thường mắc phải những lỗi lầm trong cuộc sống. Nhưng nhận ra lỗi sai và sửa lỗi sẽ khiến chúng ta nhận được sự kính trọng của người khác.

1. Sám hối là gì?

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Sám giả Sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối Kỳ hậu quá”, nghĩa là: Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau. Vậy Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau.

Sám hối theo nghĩa thông thường là xin lỗi. Xét về mặt xã hội, xin lỗi là một hành vi đạo đức của con người, khi họ đã gây ra những lỗi lầm và muốn được người bị tổn thương tha thứ. Xin lỗi là một hành động được ba mẹ, nhà trường dạy dỗ khi chúng ta còn bé và đó là điều cần thiết trong cuộc sống.

Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.

Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất giá trị của bản thân, người khác coi thường. Vì thế nên đối với những người này, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.

Các pháp sám hối: Chúng biết lỗi lầm là do tâm tạo, cho nên cũng phải do tâm ăn năn sám hối, chính vì lẽ đó mà các vị tổ sư đã chọn lọc một số phương pháp sám hối trên cả hai phương diện sự và lý. Bài văn sám hối mà người Phật tử thường đọc nhất mỗi khi tác pháp sám hối:

Xưa nay đã tạo bao ác nghiệp,
Đều bởi vô thỉ tham sân si
Từ thân miệng ý mà sanh ra
Tất cả, nay con xin sám hối.

Về sự sám hối:

Tác pháp sám hối: Lập đàn thỉnh chư Tăng chứng minh, người sám hối trình bày lỗi lầm của mình thành khẩn ăn năn, sám hối không tái phạm nửa.

Thủ tướng sám hối: Người sám hối đến trước bàn thờ Phật và Bồ Tát thành tâm lễ bái từ 1 ngày, 7 ngày cho đến 49 ngày, khi nào thấy được tướng hảo của Phật và Bồ tát hoặc hoa sen thì mới thôi.

Hồng danh sám hối: Đây là pháp sám hối do Bất Động pháp sư đời Tống biên sọan lấy từ 53 danh hiệu Phật trong Kinh Ngũ Thập Tam Phật và rút 35 danh hiệu trong kinh Quán Dược vương, Dược Thượng.

Đây là nghi thức sám hối phổ thông nhất được các Chùa Việt Nam thường dùng trong những ngày Sám hối.

Về lý sám hối:

Xem Thêm:   Nghi thức trì tụng Kinh Vô Lượng Thọ tại nhà đúng Pháp

Vô sanh sám hối: lý sám hối dành cho những người có căn cơ cao, cho nên ở đây chúng ta chỉ biết qua một pháp này với hai cách quán:

Quán tâm vô sanh: Đây là lý được rút từ Kinh Kim Cang: ” Tâm qúa khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được và tâm vị lai cũng không thể được”. Dùng pháp quán để thấy rõ: ” Tội từ tâm sanh cũng từ tâm mà diệt “.

Quán pháp vô sanh: Quán sát thật tướng không sanh diệt “ở thánh không tăng ở phàm không giảm”; đây chỉ cho chơn tâm, Phật tri kiến, Pháp thân… Vì khi nhận được chơn tâm rồi thì các tướng sanh diệt không còn.

Tuy có nhiều phương cách khác nhau về sám hối nhưng người Phật tử chúng ta phải tự chọn cho mình một cách thích hợp với mình nhất để nương nơi đó mà sám hối, miễn sao chúng ta đọc và hiểu được nghĩa lý của việc làm thì thật sự mới có lợi ích. Trái lại, miệng đọc mà không hiểu ý nghĩa thì chẳng được lợi lạc gì.

2. Ý nghĩa của việc sám hối

Sám hối đúng Pháp trên tinh thần quán xét lại tội lỗi mình đã gây tạo và thành tâm ăn năn, tự mình cải thiện không lặp lại hành động đó. Đây chính là Ý nghĩa sám hối của đạo Phật.

Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phổ Hiền Bồ Tát đã nói: “Nếu tội của chúng sanh có hình tướng, thì tất cả hư không cũng không thể chứa hết”. Bởi tội từ tâm mà sanh ra, không hình tướng nên chúng ta phải diệt tội từ trong tâm có nghĩa là dùng tâm thành kính để hối lỗi.

Sám hối, cũng được cho là để “tỏ bày lỗi lầm của mình trước Phật, Bồ-tát, Sư trưởng hay đại chúng với mục đích mong được diệt tội”. Vậy sám hối có xóa sạch được tội? Và ai là người có thể “giải tội” cho mình?

Nếu sám hối mang ý nghĩa chỉ bày tỏ lòng hối tiếc hối hận những gì mình đã làm với mình, với người, với chúng sinh hoặc với một ai đó, và từ bỏ những lỗi lầm từ nay trở về sau, nhưng suy cho cùng thành thật nhìn lại thì tội ta gây ra đã hết chưa? Chưa. Vì vậy sám hối hết tội hay không nó đòi hỏi cả một quá trình còn lại của chúng ta trong ý nghĩa bày tỏ sám hối ăn năn đó.

Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau. Các bậc Thánh hiền xưa đã dạy rằng: “Nếu mắc lỗi lầm thì công khai nhận lỗi đó, rồi tìm ra biện pháp và quyết tâm để sửa chữa. Thái độ đối với lỗi lầm như thế là thước đo một người chân chính, trung thực đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng”.

Thế nhưng con người thường rất e dè trước lời xin lỗi bởi họ bị gắn chặt bởi chấp thủ và chấp ngã. Chấp thủ chính là việc gì cũng cho mình là đúng, người khác sai. Đó còn gọi là tính bảo thủ. Chấp ngã là đề cao cái tôi của mình, dù có biết lỗi nhưng không nhận lỗi vì sợ làm mất gía trị của bản thân, người khác coi thường. Vì thế nên đối những người nay, hai từ xin lỗi thường nặng nề và không được sử dụng đến.

Những người gây tội lỗi thường cảm thấy không yên ổn trong cuộc sống bởi lương tâm ray dứt hoặc sau đó gặp những chuyện không may xảy ra. Vì thế, chỉ cần sám hối một cách thành tâm sẽ làm cho tâm hồn được nhẹ nhàng thanh thản.

Ý nghĩa của sám hối, song song với việc nhìn nhận lỗi lầm mình đã gây tạo, phải thường xuyên chính niệm tỉnh giác đánh bật gốc rễ thành kiến, phiền não. Dù ở bất kì góc độ nào, luôn làm chủ lời nói, hành vi của mình và nghĩ nhiều đến lợi ích tha nhân.

Xem Thêm:   Địa ngục là gì, có thật hay không? Lúc nào thì chúng ta bị đọa địa ngục?

Sám hối là gì? Sám hối có xóa sạch được tội lỗi hay không?

3. Lợi ích của sám hối

Nếu người Phật tử biết sám hối nghĩa là biết sửa đổi, tức nhiên là một người đó có tiến bộ trên con đường tu tập sẽ được những lợi ích thiết thực trong hiện tại cũng như tương lai.

Đức Phật đã dạy trong kinh Trường A Hàm: “Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai” và Ngài cũng khẳng định: “Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ nơi tự tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng ” (Kinh tứ thập nhị chương). Qua đó chúng ta rút ra được những lợi ích như sau:

Mọi hành động trong đời sống không bị sa vào lầm lỡ vì chúng ta đã có ý chí cương quyết biết nhận ra lỗi lầm.

Phẩm giá con người được nâng cao, các hạnh lành càng ngày càng phát triển, vì không tạo nhân xấu trong hiện tại.

Thân tâm luôn luôn nhẹ nhàng vì không lo âu sầu muộn.

4. Sám hối có hết nghiệp xấu không?

Sám hối đúng pháp sẽ hết nghiệp nhân xấu và sẽ làm tiêu và nhẹ nghiệp quả xấu rất nhiều. Nghĩa là khi nhận rõ được các lỗi lầm đã tạo ra nhờ trí tuệ Phật pháp soi rọi mà nguyện từ bỏ việc ác mãi mãi thì từ đây tội lỗi không còn bị chồng chất lên nữa và những tội lỗi xưa nhờ đó mà nó được nhẹ bớt.

Cũng như bạn ăn một nắm muối thì thấy mặn chát khó ăn, nhưng khi bỏ nắm muối vào 10 lít nước uống từ từ vài ngày thì bạn sẽ không cảm thấy mặn chát nữa. Nếu như ai gặp thắng duyên mà sám hối từ bỏ được gốc rễ tham, sân, si thì mãi mãi sẽ không còn khổ đau, các nghiệp xấu chỉ là cái quả dư nghiệp như một cơn gió thổi qua nhanh mà không trở lại nữa.

5. Sám hối như thế nào mới đúng pháp để hết tội lỗi?

Đạo Phật thường lấy ngày 14 Âm lịch và 30 lịch âm để làm ngày Sám Hối. Khi đó các Phật Tử hội tụ đến chùa đọc kinh và lạy Hồng Danh 108 Đức Phật. Đây là hình thức của nghi thức Sám Hối đúng Pháp. Tuy nhiên, không có nghĩa là đọc kinh và lạy xong thì tội nghiệp tiêu trừ hẳn mà đây là phương tiện để thông qua kinh kệ giúp mọi người thức tỉnh lại những sai lầm của mình và biết ăn năn hối lỗi.

Lạy Phật để nhớ công hạnh của Chư Phật để noi theo. Chính vì nhận thức được lỗi sai và có hành động sửa lỗi nên chính tự thân mỗi người mới tự diệt trừ những nghiệp xấu đã gây tạo trong đời sống hằng ngày và các quá khứ.

Do đó, Sám Hối liệu có xóa sạch được tội lỗi hay không không quan trọng bằng việc chúng ta nhận thức được việc mình làm là xấu hay tốt để kiểm soát lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày. Có những lỗi cố ý còn có những lỗi vô tình chúng ta không kiểm soát được nên phải luôn giữ thái độ biết hối lỗi mới là điều quan trọng.

Sám Hối thân nghiệp trước, kế đến sám hối nghiệp của miệng. Nếu đời trước đã tạo khẩu nghiệp ác, đời này nói đúng, người ta cũng không nghe. Khẩu nghiệp có bốn: nói dối, nói lời hung ác, nói thêu dệt, nói gây chia rẽ. Đời trước tạo ác nghiệp, đời này có giọng nói mà người ta nghe là ghét; còn người có giọng nói khiến người khác không ghét được, dù họ đáng ghét, đó là phước của họ.

Xem Thêm:   Nhà bác học Albert Einstein ở địa ngục hạch bạo

Trên bước đường tu, tự biết khẩu nghiệp mình có nói đúng, người cũng không tin; cho nên tốt nhất là không nói, dành thì giờ tụng kinh.

Vô minh tan rồi, nghĩa là ta nhận thức rõ điều người xử sự với mình như thế nào thì biết đó chính là quá khứ mà mình đã tạo ra sao. Vì vậy, hãy lấy cuộc đời này làm gương soi bóng mình. Người kính trọng thì biết mình đức hạnh; người xem thường tự biết mình tội lỗi. Nhìn người đối xử với mình mà biết con người thực của mình. Theo Phật, trí sáng thì biết người nào nên tiếp xúc, biết việc nào nên làm và chỗ nào nên tới. Phật khác chúng ta, vì ba nghiệp thân khẩu ý của Ngài do trí tuệ chỉ đạo, không phải vô minh chỉ đạo như chúng sanh.

Và nhìn xa hơn nữa, nhận thấy lỗi đời trước, chúng ta mới sám hối và quỳ trước Phật thành tâm hứa rằng:

“Con xưa đã tạo bao ác nghiệp
Đều bởi vô thỉ tham sân si
Từ thân, miệng, ý mà sanh ra
Tất cả con nay xin sám hối.”

Đó là bài kệ sám hối của Phổ Hiền Bồ-tát, chúng ta dùng làm bài kệ sám hối của đạo tràng nửa tháng một lần.

Tóm lại, sám hối đúng pháp, từng bước từ ngoài lần vô tâm, hành giả thấy Phật, thấy hảo tướng của Phật, không còn thấy xấu ác, không buồn phiền đau khổ. Và tâm thanh tịnh, trong sáng sẽ ảnh hưởng cho thân tướng tốt đẹp khiến người có thiện cảm, hay phát tâm tu theo và lời nói hiền hòa có sức cảm hóa người. Đó là sám hối có kết quả theo Phật dạy.

6. Các hình thức sám hối trong đạo Phật

Tác pháp sám hối

Khi có lỗi lầm, phải lập đàn tràng, thỉnh các vị cao Tăng thanh tịnh đến chứng minh, chú nguyện. Điều chủ yếu là mình phải thành thật bày tỏ tất cả tội lỗi một cách thành khẩn. Chí tâm ăn năn, nguyện không tái phạm. Nhờ sự thành tâm này và sự chú nguyện của chư Tăng, thì khi giới thể được thanh tịnh tức là hết tội.

Hồng danh sám hối

Đây là pháp sám hối trì niệm nên danh hiệu Phật đồng thời nghĩ đến oai đức vô biên và những công hạnh cao đẹp, hoàn mỹ của chư Phật mà tự tâm ta phải nguyện thực hành theo để chuyện đổi tâm xấu ác của mình. Tổng cộng gồm 108 lạy, cũng để ám chỉ 108 phiền não. Hồng Danh của chư Phật có công đức không thể nghĩ bàn nên Ngài Bất Động pháp sư đã soạn thành nghi thức sám hối mà hầu hết hiện nay các chùa đều thực hành.

Thủ tướng sám hối

Là một pháp sám hối thuộc về quán tưởng ở bậc rất cao và khó hơn pháp trước, dành cho người ta hành có trình độ cao hoặc ở chỗ không có Tăng. Trước tiên phải đến trước tượng Phật thành tâm lễ bái, cung kính, trình bày những tội lỗi đã phạm vả nguyện ăn năn, chừa bỏ. Cứ làm như vậy đến khi nào thấy được hảo tướng như: Hào quang, Phật hay Bồ-tát đến xoa đầu thì mới có kết quả.

Vô danh sám hối

Thế nào gọi là vô danh các bậc Thánh không còn sanh tử, thanh tịnh hoàn toàn gọi là vô sanh. Đây là một phương pháp siêu việt rất cao và khó chỉ có bậc thượng căn mới có thể hành trì.

Ngoài ra còn rất nhiều cách sám hối phổ biến như: Lạy Ngũ Bách Danh, lạy Kinh Vạn Phật hay lạy kinh Lương Hoàng Sám… tùy căn cơ mà dụng cho có kết quả trọn vẹn.

Trích nguồn: Phatgiao.org.vn!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

42 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog