Trong bài viết nhỏ này, chúng ta cùng nhau suy ngẫm một câu Phật dạy giản đơn đó là việc không được để lãng phí thức ăn và nước uống hằng ngày.
Với Chánh biến tri – Thế gian giải, từ việc lớn đến việc nhỏ, không có điều gì mà Đức Phật không dạy chúng ta. Với việc lớn, khi chúng sinh muốn thoát khỏi Tam đồ khổ, Phật dạy giữ giới cùng pháp (phương tiện) để chấm dứt dọa lạc.
1. Tại sao không được lãng phí thức ăn nước uống?
Còn ai muốn thoát ra khỏi Tam giới, Phật dạy pháp Nhất tự thiền và tạo công đức để về Phật giới. Người muốn vãng sinh Tịnh độ, Phật dạy niệm Phật A Di Đà…Tất cả mọi con đường giác ngộ – giải thoát đặt ra, dù ở tầng bậc nào dẫu khác nhau, nhưng điều căn bản Phật dạy con người và mọi loài đó là cần phải có lòng bi mẫn và trí tuệ thì mới thấu tỏ được vạn vật, khi lòng từ và trí tuệ phát khởi thì chúng ta mới cảm nhận được chân như pháp Phật dạy qua các mối liên hệ nhân quả – luân hồi trong thế giới vạn hữu này.
Lý luận thì dài dòng như thế, nhưng bài viết nhỏ này, chúng ta chỉ cùng nhau suy ngẫm một câu Phật dạy giản đơn đó là việc không được để lãng phí thức ăn và nước uống hằng ngày.
Đây là một vấn đề ai cũng cho rằng đó là chuyện bình thường và đơn giản trong đời sống. Nhưng với cái nhìn nhân quả, đặc biệt là sự lãng phí như hiện nay, thì vấn đề lãng phí không còn là vấn đề nhỏ bé, khiến không ít người có lương tâm thao thức. Bởi sự lãng phí vật chất vô độ sẽ đem đến hậu quả nhãn tiền khó tránh khỏi về sự thiếu đói nếu chúng ta không thay đổi lối sống về vấn đề sản xuất và tiêu thụ trong thế giới này.
Như chúng ta đã biết, với sự gia tăng về sản xuất tiêu thụ đã dẫn đến sự lãng phí kinh khủng. Nhưng điều này, chúng ta thấy từ hơn hai ngàn năm trước, trong kinh điển đức Phật đã dạy câu như thế này: “Phật quan nhất lạp mễ, đại như Tu Di sơn; nhược nhân bất liễu đạo, phi mao đái giác hoàn” nghĩa là sự lãng phí thức ăn là một trong những nguyên nhân tạo nghiệp lớn của con người mà chúng ta không hề hay biết về luật nhân quả này.
Nhân đề cập về sự lãng phí, bỗng nhớ đến câu Tổ thày thường nói: bất luận một điều gì (thuộc về vật chất) phục vụ cho đời sống con người nếu người ta buông tuồng làm tổn hao lãng phí thì đều dẫn đến tổn phước. Đọc kinh điển chúng ta thấy, ngay lúc còn tại thế đức Thế Tôn đã dạy các Tỳ kheo khi hưởng dụng sự cúng dường cũng phải chừng mực; và Ngài dạy các môn đồ, nếu người tu nhận sự cúng dường của thí chủ dù chỉ một hạt cơm, nhưng không làm được lợi ích cho họ thì Tỳ kheo ấy phải nghĩ đến bản thân, bởi một hạt cơm cúng dường của đàn na thí chủ nặng như núi Tu Di.
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết quý một cái bánh mỳ, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ nghĩ rằng bỏ đi một chút thức ăn, một ly nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Nhưng hôm nay ta lãng phí một chút, ngày mai lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là bao nhiêu? Cổ nhân nói, cái miệng chỉ bằng vỏ ron, vỏ hến (miệng ăn núi lở); vậy, nếu cộng lại con số không hề nhỏ.
Có người vì muốn thể hiện ta đây giàu có, tùy tiện tiêu xài, kiếp sau chắc chắn họ sẽ là một người phá sản hay nghèo khó. Nhìn thấy cảnh mọi người lãng phí, người có chút lương tâm suy xét, quả thực sốt ruột lo lắng thay cho những ai không hiểu luật nhân quả này.
Con người sống trên đời, nếu hàng ngày đều lãng phí những thứ mình có, thì dẫu chỉ một hạt gạo cũng bị cắt giảm một chút phúc thọ của bản thân. Cả đời một con người có thể ăn, có thể dùng bao nhiêu cũng đều có định số cả, không phải như ai nghĩ có tiền thì có thể chi tiêu tùy tiện, hoang phí vật dụng được đâu. Con người hễ khởi tâm động niệm đều sẽ có nhân quả, huống chi là việc lãng phí.
2. Câu chuyện nhân quả về việc lãng phí thức ăn
Năm 1989, tôi gặp hai chị em Lý Lệ và Lý San ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Họ là hai cô gái rất đẹp và có tài năng vượt trội. Hai chị em cùng làm kinh doanh buôn bán, và sự nghiệp cũng vô cùng phát đạt.”
Mỗi ngày họ đều ăn uống linh đình với rất nhiều món cao lương mỹ vị. Ấy thế nhưng bản thân họ lại ăn rất ít, chỗ thức ăn còn thừa họ đều đem bỏ đi.
Không lâu sau, cô chị là Lý Lệ mắc phải bệnh ung thư vú và chết, còn cô em Lý San thì vô cùng đau buồn, ngày nào cũng khóc thương gọi chị.
Đến ngày Tết Trung Thu năm ấy, theo tục lệ dân gian địa phương, khi trăng tròn và sáng nhất, dưới ánh trăng mà ngủ gục trên chiếc bàn tròn thì người đó có thể âm dương tương thông, sẽ nhìn thấy người mà mình mong nhớ ngày đêm. Cô em Lý San đã làm theo và quả nhiên là cô đã đi xuống âm phủ.
Theo đường thông cõi âm phủ mà đi, Lý San nhìn thấy phía trước mình là chị gái Lý Lệ với mái tóc rối bời, trên người đầy thức ăn dơ bẩn, hình ảnh cho thấy chị gái cô vô cùng xấu xí. Rất đau xót, cô ôm cổ chị và hỏi: “Tại sao chị lại ở đây ăn những thứ đồ bẩn thỉu như thế này mà không đi về hướng Quỷ Môn Quan, hỏi Diêm Vương xem bao giờ được đầu thai trở lại nhân gian?”
Chị gái Lý Lệ với vẻ mặt tràn đầy tang thương vừa khóc vừa nói: “Đây là 4 thùng đồ ăn bốc mùi, là kết quả của việc khi ở nhân gian hai chị em chúng ta đã ăn thừa và đổ bỏ đấy. Mỗi lần đồ ăn thừa đổ đi, nó đều được tích vào trong cái thùng này. Đợi tới khi xuống quỷ môn quan, cần phải ăn hết chúng thì mới có thể được đi tiếp. Chị thấy rất nhiều người đã phải ở đây chịu thống khổ để ăn hết đồ ăn do chính mình lãng phí. Chị đã ở đây 10 năm rồi. Phần đồ ăn thừa của chị, chị đã ăn xong. Giờ chị đang ăn là phần đồ ăn lãng phí của em đấy. Trên thùng còn ghi mã số của em đây.” Lý San sau khi nghe song cũng cùng ăn với chị…
30 phút sau, hồn của Lý San trở về nhân gian. Khi tỉnh dậy, miệng của cô cũng phát ra một mùi hôi khó chịu, cô tự nhủ: “Từ giờ sẽ không lãng phí đồ ăn nữa.” Đồng thời cô còn đặt ra một quy định, ở công ty, ai để đồ ăn thừa sẽ phải đóng 10 tệ (33 ngàn đồng).
Nguồn: Phatgiao.org.vn!