Pháp Giới 1 năm trước

Lời dạy của lão Pháp sư Tịnh Không: Nghi thức phóng sinh như Pháp

Phóng sanh cũng phải giống như loài sống dưới nước vậy, khi đến bên sông thì lập tức thả chúng ngay, sau đó mình ở bên sông lập lễ là được.

Khi phóng sanh, mua các con vật nhất định phải còn rất khỏe mạnh, phải quan sát xem chúng thực sự có thể tiếp tục sống được thì bạn mới mua chúng.

Nếu chúng bị thương quá nặng, thấy chúng không sống được nữa thì chúng ta nói thầm thọ Tam Quy Y cho chúng, khuyên chúng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, như vậy thì đúng.

Nghi lễ phóng sanh quá dài, quá rườm rà, đây quả thật là vấn đề. Thời xưa Cổ Đại Đức định ra nghi thức này, lúc đó họ biết được phóng sanh khác với bây giờ, không có số lượng lớn như vậy, cũng không có nhiều người, cũng không có chúng sanh nhiều như vậy.

Cho nên đều phải hiểu quy tắc này, nghi thức cũng không thể kéo dài, phải nhanh chóng kết thúc. Bạn kéo dài rất nhiều con vật chết trong thời gian kéo dài lê thê đó, đây đều là tạo tội lỗi, bạn có lỗi với chúng.

Vì vậy phóng sanh cũng phải giống như loài sống dưới nước vậy, khi đến bên sông thì lập tức thả chúng ngay, sau đó mình ở bên sông lập lễ là được.

Khi nhìn thấy các con vật sắp bị giết chết thì cần phải niệm Tam Quy Y, niệm Phật cho chúng.

Xem Thêm:   Tiết kiệm tài phú như thế nào là thù thắng nhất?

Quy y Phật, không đọa địa ngục
Quy y Pháp, không đọa ngạ quỷ
Quy y Tăng, không đọa bàng sanh

(3 lần)

Sau đó niệm ít nhất 7 tiếng danh hiệu Phật và khuyên chúng cầu sanh Tịnh Độ, đừng làm thân súc sanh nữa.

1. Phóng sinh là gì?

Phóng sanh hay phóng sinh nghĩa là giải phóng cho sự sống, những con vật bị nhốt và sắp bị giết chết để lấy thịt. Chúng ta bỏ tiền ra để mua những con vật sắp bị giết oan, thả tự do cho chúng.

Phóng sanh còn là cứu giúp những chung sinh thoát khỏi những khổ đau, sự sợ hãi, đau đớn khi bị giam nhốt trong những chiếc chậu, lồng, nhà giam hoặc là đang bị tra tấn hành hạ, hoặc sắp bị giết chết,…

Còn theo quan niệm của Phật giáo thì phóng sinh nghĩa là cứu mạng, kéo dài sự sống của mọi sinh vật. Phóng sinh là một cách thể hiện tâm từ bi của người thực hiện phóng sinh. Đây cũng là một phương tiện để tu tập.

Về nghĩa bóng thì phóng sinh có thể được hiểu là phóng thích những đen tối, ô uế của chính cái tâm mình như là lòng tham, sự ích kỹ, đố kỵ, hơn thua và lòng thù hận ra khỏi thân tâm mình để được tự do.

Xem Thêm:   Một trăm truyện tích nhân duyên Phật giáo – Kinh Bách Duyên PDF

2. Ý nghĩa của việc phóng sanh trong Phật giáo

Tăng trưởng phước báu và nuôi dưỡng tâm từ bi

Đức Phật có dạy, đã là người đệ tử Phật, không kể xuất gia hay tại gia thì đều phải tu tập lòng từ. Trong đó phóng sinh là việc làm rất căn bản để tâm từ được nuôi dưỡng và tăng trưởng.

Khi thấy người, con vật bị nạn hoặc sắp bị giết, chúng ta tìm cách cứu thì sẽ được phước báu rất lớn. Việc làm này cũng giúp tâm từ bi của chúng ta được nuôi dưỡng và tăng trưởng. Mà tâm từ bi là hạt nhân để thành Phật sau này. Không thể thành một vị Phật mà lại không có tâm từ. Cho nên, ý nghĩa đầu tiên của việc phóng sinh là chúng ta nuôi dưỡng tâm từ.

Đem sự an vui đến cho tất cả các loài

Người có tâm từ thì đi đâu cũng đem an lạc, bình an đến đó và tâm từ còn cảm ứng được cả trời đất. Do vậy, tâm từ rất quan trọng. Có thể những con vật được phóng sinh chưa hẳn được sống lâu dài, nhưng khi chúng ta phóng sinh là đã thể hiện tâm từ của chúng ta.

Chúng ta hiểu rằng cứu các sinh mạng về môi trường sống tự nhiên thì tâm từ bi cũng như phước báu của chúng ta được tăng trưởng.

Trong kinh Phật dạy khi chúng ta tu lòng từ, không sát sinh, trái lại còn phóng sinh thì được rất nhiều lợi ích. Đó là chúng ta sẽ được phúc báu như: ít bệnh tật, có sức khỏe, có tuổi thọ được lâu dài, thường an ổn,… Nếu ai cũng có tình yêu thương, không những với loài người mà với cả muôn loài, thế giới này sẽ rất hòa bình và an lạc.

Xem Thêm:   Hào quang của mỗi người sáng tối do đâu?

Đọc thêm: Phóng sinh là gì? Phóng sanh như thế nào để được lợi ích?

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

150 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog