Pháp Giới 5 tháng trước

Làm thế nào để trả nghiệp? Nhẫn là cách để trả nợ nghiệp chướng

Làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng? Phật dạy: Con người nếu biết nhẫn nhục, có nghĩa đang trả hết những nghiệp chướng mình đã tạo ra.

1. Nghiệp chướng là gì?

Nghiệp chướng là từ xuất hiện trong đạo Phật được xuất hiện trong bài giảng kinh của Phật giáo. Trong đó nghiệp chướng là từ được ghép từ nghiệp và từ chướng. Ở đây nghiệp có nghĩa là khởi đầu, sự tạo nghiệp còn tùy vào hành động và từng trường hợp để phân định.

Nghiệp chướng chính là ý niệm: ý niệm thiện chính là nghiệp thiện; ý niệm ác chính là nghiệp ác. Ý niệm vì chúng sinh là niệm thiện, niệm này là nghiệp thiện; Ý niệm chỉ vì bản thân mình là niệm ác, niệm này là nghiệp ác.

Tâm niệm chúng ta khởi tạo ra những tư tưởng, suy nghĩ gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra âm thanh ngôn từ gọi là khẩu nghiệp, thân thể chúng ta hành động tạo ra các sự việc, hành động gọi là thân nghiệp.

Vì thế nhìn chung, nghiệp được tạo ra từ chính suy nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành động của chính chúng ta. Đó là tạo nghiệp. Sau khi tạo nghiệp gây ra kết quả, hậu quả đó cũng được gọi là nghiệp.

Nghiệp đã phát sinh có kết quả sẽ sinh ra chướng ngại về sau. Chướng là từ chướng trong chướng ngại. Chướng ngại ở đây là những vật cản, ngoại cảnh tác động khiến chúng ta tạo tác tạo nghiệp. Từ chướng đứng sau nhưng theo nghĩa thì chướng phải có trước, có chướng tứ có sự tác động từ bên ngoài thì con người ta mới tạo nghiệp.

Xem Thêm:   Niệm Phật tan được phiền não thì có thể thoát sanh tử

Theo Phật giáo, cuộc sống luôn có luật nhân quả, khi tạo nghiệp thiện, cuộc sống sau này sẽ tự sinh ra những điều may mắn, tốt lành. Nhưng một khi đã là nghiệp xấu, để không gây ra những hệ lụy về sau thì cần phải giải nghiệp.

Muốn hóa giải nghiệp xấu thì con người phải luôn có trí tuệ sáng suốt và tinh thần kiên định. Như vậy bạn mới có thể đưa ra quyết định một cách sáng suốt, quyết đoán. Con người chúng ta cần cẩn trọng trong cả suy nghĩ, lời nói, hành động hàng ngày để tránh gây ra nghiệp xấu và hậu quả sau này.

2. Nhẫn là cách để trả nợ nghiệp chướng

Phật dạy: Con người nếu biết nhẫn nhục, có nghĩa đang trả hết những nghiệp chướng mình đã tạo ra.

Hai sứ mệnh lớn của con người khi đặt chân đến thế gian này là: tạo phúc và trả nghiệp. Tâm sinh nộ khí, lời nói cay độc, ân oán chất chồng, phúc khí tiêu tan. Người biết nhẫn, tâm can trong sạch, lấy đức báo oán, thấu hiểu nhân tình, tích đức hành thiện, sẽ nhanh chóng tiêu trừ oán khí, phúc đức cao dày, tất sẽ được thần phật độ trì.

Xem Thêm:   Nhặt Lá Bồ Đề PDF – Hòa Thượng Thiền Sư Thích Thanh Từ

Kẻ tiểu nhân xem “nhẫn” là nhục. Người quân tử xem “nhẫn” là cảnh giới cao nhất của đời người. Nhẫn không phải là đè nén, mà là dĩ hòa vi quý, mỉm cười bao dung trước mọi oán thù. Người biết nhẫn, tầm mắt ngày càng rộng mở, chân tâm lương thiện, biết trân trọng giá trị của bản thân và nhân sinh.

4 lợi ích to lớn của việc nhẫn

1. Tâm trí trầm tĩnh, sáng suốt: Nhẫn nại và trầm tĩnh luôn đi đôi với nhau. Biết nhẫn, chúng ta sẽ có đủ trí tuệ sáng suốt để nhận ra sự thật.

2. Sống nhu hòa, bao dung, độ lượng: Người biết nhẫn trọng nhu hơn cương, dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh, buông bỏ mọi oán thù, hòa ái với thiên hạ, không đánh mất chính bản thân mình.

3. Phòng trách bệnh tật, họa vô đơn chí: Người biết nhẫn luôn làm chủ lời nói, tác phong và suy nghĩ. Họ không bao giờ nóng giận để rồi đắc tội với tiểu nhân. Không căng thẳng, bức xúc để rước bệnh vào người.

4. Thanh tịnh như nước: Người không nhẫn, thường chìm đắm trong ngọn lửa sân hận, sống trong lo âu và sợ hãi. Ngược lại, người biết nhẫn luôn giàu nhân ái, tâm trạng luôn bình yên, an vui, tự tại.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật!
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát!
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!

Xem Thêm:   Người tạo tác ác nghiệp thì đời sau đọa địa ngục

Tâm Hướng Phật!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

3 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog