Khất thực là gì? Một phép tu truyền thống của đạo Phật
Pháp Giới 9 tháng trước

Khất thực là gì? Một phép tu truyền thống của đạo Phật

Khất thực là gì? Khất thực từ lâu được xem là một truyền thống tốt đẹp, là pháp hành cao quý của mười phương chư Phật và của chư vị Tăng Ni.

1. Khất thực là gì?

Khất thực là một pháp môn phương tiện để giúp cho những giáo đoàn Sa môn hay những cá nhân Sa môn du hành trong xứ Ấn Độ thời cổ đại có được một đời sống giải thoát, tạo nên tiền đề cho việc tìm cầu chân lý từ thời bình minh của hạnh tha phương cầu đạo hay tha phương hóa đạo.

Đối với một người có một chút suy tư sâu xa thì khái niệm ‘xin’ không tách rời khỏi khái niệm ‘cho’, khái niệm ‘học tách rời khỏi khái niệm ‘dạy’. Người Khất sĩ vừa xin vừa cho, vừa học vừa dạy, theo chủ trương: Xin vật chất cho lại tinh thần; học từ nơi tất cả chúng sanh, dạy lại tất cả chúng sanh, tùy theo nhân duyên cảnh ngộ.

Chữ Khất sĩ được phân tích một cách chính thức bởi vị tổ sư khai sơn của hệ phái Khất sĩ thành ra hai vế: Khất là xin, Sĩ là học. Bài viết này hướng về ý nghĩa của “khất thực”, nên sẽ không phân tích xa hơn về mối quan hệ “học-dạy” của người Khất sĩ mà phân tích ý nghĩa việc “xin cho” của người Khất sĩ.

Người Khất sĩ vừa xin vừa cho, vừa học vừa dạy, theo chủ trương: Xin vật chất cho lại tinh thần. Chí ít thì cũng tạo điều kiện giúp có cơ hội để gieo một duyên lành nào đó, cơ hội để mài mòn bớt lòng bỏn sẻn, ích kỷ; và cũng tự cho mình một cơ hội để mài mòn ‘cái ta’.

‘Cái ta’ này bình thường thì nó tự động to lớn ra, vì vậy người có ‘cái ta’ ít khi được điều phục, chế ngự thì thường gây nên hầu hết tất cả những bi kịch trong gia đình và trong các tổ chức, xã hội mà người đó có mặt.

Có thể nói rằng ‘cái ta’ ở đâu thì tai nạn, khổ đau có mặt ở đó nếu ‘cái ta’ đó không được chế ngự; và ‘cái ta này thường được sự giàu có, chức tước và uy quyền nâng cấp.

Ở các nước Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy), chư Tăng mỗi ngày đều đi khất thực, Phật tử chuẩn bị sẵn thực phẩm chờ chư Tăng đi qua để dâng cúng. Hoặc Phật tử chuẩn bị thực phẩm mang đến chùa viện sớt bát cúng dường chư Tăng trước giờ thọ trai.

Xem Thêm:   Cách giải nghiệp Phá thai

Riêng tại xứ ta, phần lớn theo truyền thống Phật giáo Bắc tông (Đại thừa), chư Tăng Ni không đi khất thực mà nấu ăn tại chùa. Ngoài ra, còn có hệ phái Phật giáo Nam tông và Khất sĩ, chư Tăng vẫn tùy duyên duy trì hạnh tu khất thực. Nói tùy duyên bởi vì không phải chư vị khất thực hàng ngày, phần lớn vẫn nấu ăn tại chùa viện như chư Tăng Phật giáo Bắc tông.

2. Khất thực – Một phép tu truyền thống của đạo Phật

Đạo Phật hoằng truyền tại thế gian đã thể hiện là một giáo pháp bất bất ly thế gian, để giác ngộ thế gian và ngày nay tiếp tục phát triển trong thế giới hiện đại và được gọi là “Đạo trí tuệ”. Vậy sao đạo Phật lại lấy việc khất thực (xin ăn) làm phép tu căn bản?Đây là một minh triết không mấy dễ hiểu ngay từ thời Đức Phật tại thế.

… Câu chuyện xảy ra từ gần 3.000 năm về trước. Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài không trở về thành Ca Tỳ La Vệ mà đi giáo hóa khắp nơi, độ cho năm anh em ông Kiều Trần Như và khi các ông vua nổi tiếng vùng Ngũ Hà quy y với Phật rồi, Ngài mới quyết định đưa đại chúng về thăm lại quê nhà cùng hoàng thân quốc thích. Nhận được tin ấy, phụ thân của Đức Phật là vua Tịnh Phạn vui mừng khôn xiết vì sắp được gặp lại đứa con sau bao năm xa cách.

Đức Phật đã xuất hiện cùng Tăng đoàn hơn ngàn vị sư quấn y vàng rực rỡ với phong thái oai nghiêm và siêu thoát, tay ôm bình bát, lặng lẽ khoan thai trong từng bước chân an lạc thản nhiên tiến vào kinh thành. Họ đến từng nhà cúi đầu nghiêm cẩn. Cử chỉ khiêm nhường khiến vua Tịnh Phạn vô cùng sửng sốt và ngỡ ngàng. Mặc dù vây, Ngài cũng không khỏi kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Xuất gia tìm Đạo, đến khi thành Phật rồi đi ăn xin sao? Thế nhưng đến khi diện kiến Đức Phật, tại Hoàng cung, vua Tịnh Phạn sẽ hỏi: Con tu hành đã thành Phật, sao còn phải đi… khất thực?

Khất thực là gì? Một phép tu truyền thống của đạo Phật

Đức Phật mỉm cười, rồi giải thích cho vua cha rằng: Người xuất gia đâu cũng là nhà, còn chư Tăng khất thực, tuy là kẻ ăn xin đích thực – nhưng khác với người ăn xin là không phải tìm cái ăn để sống vất vưởng qua ngày, mà ngoài việc nuôi thân để sống và tu tập, còn một ý nghĩa sâu xa – đó là sự gieo duyên với chúng sinh trong “bát cơm ngàn nhà”, bởi cảm nhận tình người qua việc bố thí (cho đi) của chúng sinh, là tiếp cận giá trị hạnh phúc giữa cuộc đời này rồi!

Xem Thêm:   Ngũ nhãn là gì? Đại lược về Ngũ nhãn

Nghe xong, vua Tịnh Phạn như bừng ngộ, chưa bao giờ Ngài thấy trong người lại chấn động mãnh liệt như vậy. Lúc Phật mới tu, vua cha cứ nghĩ Phật là con Ngài, nhưng ngay sau khi chứng quả Tu – đà – hoàn do Đức Phật khai thị thì Ngài nhận biết rằng Đức Thế tôn không phải là con của Ngài nhưng là hiện thân lại để độ Ngài và chúng sinh.

Giáo dục Phật giáo được gọi là “Giáo dục đánh thức”. Vậy “đánh thức” cái gì? Đó là đánh thức tiềm năng “thành Phật” vốn có trong mỗi con người. Giáo lý này được bắt nguồn từ lời tuyên bố của Đức Phật ngay sau khi Ngài thành đạo nơi cội Bồ đề rằng “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính” (nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính). Rồi liền đó Đức Phật khẳng định: “Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Như vậy Đức Phật đã đem yếu tố “thành Phật” gieo vào lòng chúng ta, đánh thức tiềm năng thành Phật ở mỗi con người. Tiềm năng ấy được gọi là PHẬT TÍNH, là tính sáng suốt vốn có ở mỗi con người. Nhưng nó đang bị che lấp bởi “vô minh” (thiếu sáng suốt) với những tỳ vết của những phiền não, nó ví như lớp lớp mây mù che vừng Nhật tròn đầy, rộng lớn sáng bao la. Chỉ cần gạt nó sang một bên là quyền… thành Phật nằm trong tay của con người rồi, có đâu xa!

Đó cũng là mục đích tín ngưỡng của Đạo Phật, mà hình bóng các tu sĩ Phật giáo khất thực xuất hiện ở nơi đời chính là một cứu cánh. Hành vi khất thực của tu sĩ hoàn toàn khác với người xin ăn thông thường là bởi không đơn thuần nuôi thân mà điều quan trọng nhất là “đoạn trừ ác pháp, thực hành phẩm hạnh, sống đời sống trí tuệ” gọi là “giác tha” độ đời, thực hiện lý tưởng Bồ Tát.

3. Tôn giả Tu Bồ Đề và Tôn giả Đại Ca Diếp

Hạnh xuất gia là hạnh người khất sĩ, bần đạo xin ăn, để tạm nuôi thân và dành thời gian chính để tu tập giới định tuệ, không tham cầu món ngon vật lạ và hồi hướng phước báu tu tập cho thí chủ. Khi khất thực thì oai nghi đoan chánh tuần tự thứ lớp, không phân biệt giàu nghèo, nhưng Tôn giả Tu Bồ Đề chỉ thích đi khất thực khu nhà giàu. Khi có những lời hiểu lầm dèm pha về việc thiên vị đó thì Tôn giả giải thích rằng:

Xem Thêm:   Bát Phong là gì? Làm sao đạt được Bát Phong xuy bất động?

“Người nghèo khổ tự nuôi lấy gia đình họ đã khó khăn, vất vả rồi, làm sao có dư để cúng dường cho chúng ta! Dù họ có muốn tự ý phát tâm thì họ cũng chỉ có lòng mà sức thì không đủ. Chúng ta đã không có lương thực để giúp đỡ họ thì thôi, sao lại bắt họ phải chịu thêm gánh nặng hay sao? Trong khi đó, đối với những người giàu có, một bữa cơm cúng dường cho ta đâu có đáng kể gì. Bởi vậy mà tôi tâm nguyện rằng chỉ đến khất thực ở nhà giàu mà không đến người nghèo.”

Ngược lại hạnh của Tôn giả Tu Bồ Đề là Tôn giả Đại Ca Diếp chỉ thích đi khất thực ở khu nhà nghèo mà không xin ăn nhà giàu. Ngài Đại Ca Diếp giải thích lý do chính đáng của mình rằng:

“Chúng ta xuất gia làm sa môn, giữ đạo và hành trì giáo pháp, đó là ruộng phước cho người đời. Chúng ta thọ nhận sự cúng dường của thí chủ là tạo cơ hội cho họ làm tăng trưởng phước huệ. Sở dĩ tôi chỉ đến khất thực ở những nhà nghèo là vì tôi muốn cho họ gieo trồng phước đức, nhờ đó mà họ sẽ thoát được cảnh nghèo khổ trong kiếp vị lai; còn người giàu vốn dĩ họ đã có nhiều phước báo, vậy hà tất chúng ta phải thêm hoa cho gấm!”

Như vậy, cả hai ngài đều có lý do rất hợp tình, hợp lý. Khất thực khu nhà giàu hay nhà nghèo cũng đều vì lợi ích cho chúng sinh. Phật pháp có 84 ngàn pháp môn với nhiều cửa phương tiện, mỗi người có thể hành trì theo hạnh nguyện riêng của mình và chung qui cũng đều là giáo pháp của Phật. Riêng Đức Phật thì không thiên vị, phân biệt giàu nghèo. Với tình thương bao la rộng lớn cho tất cả, ngài bình đẳng khất thực để hóa độ cho những ai có duyên với ngài như dòng nước chảy không phân biệt nơi cây cối gập ghềnh uốn khúc hay đất bằng phẳng lặng êm ái.

Nguồn: Phatgiao.org.vn!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

8 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog