Có nên trì tụng Kinh Pháp Hoa ở nhà hay không?
Pháp Giới 12 tháng trước

Có nên trì tụng Kinh Pháp Hoa ở nhà hay không?

Phật tử tại gia có nên trì tụng Kinh Pháp Hoa ở nhà hay không? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Lợi ích thọ trì Kinh Pháp Hoa

Đức Phật nói: ‘’Nếu có người nghe được Kinh Pháp Hoa, mà tùy hỉ cung kính thọ trì, nên biết người đó là bậc bất thối chuyển, phải biết người đó đã phát tâm Bồ Tát, đã được ba bất thối chuyển.

Nếu có ai tin nhận thọ trì Kinh Pháp Hoa đại thừa nầy, thì người đó trong quá khứ đã từng thấy vô lượng chư Phật, và hay cung kính cúng dường, trồng xuống hạt giống căn lành. Nếu có người tin đạo lý Kinh Pháp Hoa, thì giống như thấy Phật.’’

Vào đời Đường, đại sư Trí Giả tông Thiên Thai đọc tụng Kinh Pháp Hoa ‘’Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự‘’ đến chỗ Bồ Tát Dược Vương đốt thân cúng Phật, ‘’Là chân tinh tấn, gọi là chân pháp cúng dường Như Lai.’’ Lúc đó, đại sư Trí Giả bèn nhập định, nhìn thấy hội Pháp Hoa ở núi Linh Thứu vẫn chưa tan, từ đó đắc được Đà La Ni Pháp Hoa tam muội, khai mở vô lượng vô biên trí huệ, cho nên Phật nói tin nhận thọ trì được Kinh Pháp Hoa, tức là thấy được Phật, cũng thấy được tôn giả Xá Lợi Phất, và tất cả Tỳ Kheo Tăng, và còn thấy tất cả các đại Bồ Tát trong hội Pháp Hoa.

Do đó, Kinh nầy chỉ có thể nói với những người có trí huệ Bát Nhã. Nếu những người kiến thức nông cạn, người ngu si, người tánh tình nóng nảy, mà nghe được Kinh Pháp Hoa, thì sẽ nổi trận lôi đình, mê hoặc chẳng hiểu. Tất cả hàng Thanh Văn nghe bốn Diệu đế mà khai ngộ, và Bích Chi Phật, tu mười hai nhân duyên mà khai ngộ, chẳng đủ sức hoằng dương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Xem Thêm:   Lục căn, Lục trần và Lục thức trong Phật giáo là gì?

Ông là đại trí Xá Lợi Phất, mà đối với Kinh Pháp Hoa còn phải suy gẫm mới tin nhận, huống gì những vị Thanh Văn khác ? Bao nhiêu vị Thanh Văn khác, do nghe Phật nói Kinh Pháp Hoa, chẳng minh bạch đạo lý bên trong, cũng tin nhận. Tuy họ tin nhận, nhưng chẳng phải trí huệ vốn có của họ sinh ra, mà vì tùy thuận Phật nói, cho nên tin nhận diệu lý Kinh nầy, từ từ trí huệ tự nhiên cũng sẽ sinh ra. -“Lược giảng Cố Hòa Thượng Tuyên Hóa”!

Có nên trì tụng Kinh Pháp Hoa ở nhà hay không?

2. Có nên trì tụng Kinh Pháp Hoa ở nhà hay không?

Danh từ cư sĩ Phật tử được gọi chung cho những người nam hay nữ đã phát tâm quy y Tam bảo thọ trì ngũ giới cấm, những người chưa quy y, nhưng có tín tâm nghiên cứu giáo lý Phật, những người sống nhàn nhã độc cư độc thiện theo đạo lý nhà Phật. Được gọi là cư sĩ Phật tử dù ở nơi đâu cũng thuộc vào hàng cao quý trong đời sống con người. Người cư sĩ Phật tử tại gia còn là Bồ tát ngoại hộ, ủng hộ chư Tăng ni giữ gìn chánh pháp. Ngoài ra các vị còn phát tâm tu tập, tụng kinh niệm Phật, ăn chay giữ giới.

Giá trị của người Phật tử cũng rất cao quý, Phật tử tu tại gia còn gọi là tu sĩ tại gia hay cư sĩ. Ở Trung Hoa, từ ngữ cư sĩ dành cho các bậc trưởng thượng đáng kính, sống ẩn dật; những người giàu có quý phái cũng gọi là cư sĩ.

Làm Phật tử đã quy y Tam bảo, giữ gìn giới luật thật nghiêm túc, biết tinh chuyên niệm Phật, trì tụng kinh bộ, nghe thuyết pháp, đàm luận đạo lý… là Phật tử có trình độ tu hành, Phật tử thuần túy, truyền thống. Ở Việt Nam từ năm 1930 cho đến hôm nay, số Phật tử có chất lượng trên ngày càng tăng lên cao, chứng tỏ Phật giáo thật hữu ích trong thế giới chúng ta.

Xem Thêm:   10 kiểu người theo dòng luân hồi tái sinh từ kiếp trước mà có

Ngoài việc tụng kinh niệm Phật, gia trì kinh bộ, Phật tử còn phát tâm ăn chay trường, nhẫn đến ăn chay kỳ, mỗi năm ăn chay ba tháng: tháng giêng, tháng bảy, tháng mười, ăn chay mỗi tháng 10 ngày, 6 ngày, 4 ngày, 02 ngày… tất cả đều là thiện tâm, có căn lành với Phật Pháp, là gia đình phước đức.

Người Phật tử tại gia vẫn tụng đọc các kinh bộ như: Kinh Pháp Hoa, kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Phổ Hiền, Kinh Ánh sáng hoàng kim, Kinh Vạn Phật, Kinh Địa Tạng thậm chí tụng những kinh đại thừa do Phật diễn thuyết như người tu sĩ xuất gia tụng đọc.

Tuy nhiên, không có lý do nào bằng lý do: “Người Phật tử tại gia: Gia duyên bận buộc, xã hội gần bên, mọi việc cần phải tháo gở, giải quyết… nên việc tụng kinh niệm Phật bị trở ngại…”, chứ không phải tụng không được, chỉ có thế thôi!

Ở Việt Nam, các Cụ già ở nhà ruộng, nhà vườn còn sức khoẻ, có đất đai rộng rãi, các Cụ dạy con cháu xây cho một cái “Am” nhỏ mỗi cạnh 6 mét ở cuối đất để có phương tiện an trú tu hành; các Cụ tuy không xuất gia nhưng phát nguyện tụng kinh chú, niệm Phật như người xuất gia, tụng kinh ngày đêm tứ thời, hoặc lục thời, trong đó có tụng các kinh chú theo như các Sư ở các tự viện đại thừa tụng đọc.

Hiện nay, đại đa số các Phật tử tham dự khóa tu Bát Quan Trai giới, tập sự xuất gia một ngày một đêm tại các chùa lớn, thì có tụng kinh chú như người xuất gia, không bị trở ngại, cũng không ai ngăn cản.

Tóm lại, Phật tử vẫn tụng đọc kinh chú, nhưng tùy trường hợp phương, thời, xứ, cởi bỏ việc thế gian mà dự vào hàng thánh chúng tụng đọc, phước đức vô biên. – “HT. Thích Giác Quang”.

3. Tụng kinh ở nhà có công đức hay không?

Tụng Kinh ở nhà hay tụng Kinh ở chùa nếu tâm bạn thanh tịnh thì công đức bằng nhau, tụng Kinh hay niệm Phật, ngồi thiền không riêng gì ở chùa, nhà mà kể cả trong rừng, núi, đồng ruộng ta ngồi dưới bóng mát ta thực hành cũng được, miễn sao tâm ta thanh tịnh không vọng tưởng suy nghĩ gì thì đó là công đức.

Xem Thêm:   Tích Truyện Pháp Cú PDF trọn bộ – Thiền viện Viên Chiếu

Lợi ích tụng Kinh ở chùa làm cho ta dễ nhiếp tâm hơn, không bận rộn con cháu xung quanh, thần lực đại chúng hộ trợ cho bạn tu tinh tấn hơn, từ trường cộng tu giúp bạn an lạc hơn ở nhà.

Còn bạn tu ở nhà bạn khó tinh tấn, làm biếng trể nãi nhiều, nếu có điện thoại trong tâm cũng suy nghĩ không biết ai gọi mình, hoặc hờn trách từ sáng giờ không chịu điện thoại, đến giờ tu cái điện thoại…

Miệng thì tụng Kinh nhưng trong tâm nghĩ lung tung lên, hoặc con cháu trong gia đình đùa giỡn với nhau, cuối cùng xin Phật cho con nghĩ vài giây rồi con tu tiếp, hay chồng và các con mở tivi gây ồn ào… nhiều thứ chướng duyên làm bạn động niệm.

Quý vị tu đến cảnh giới ai làm gì mặc kệ không động tâm thì xin chúc mừng bạn, nhưng coi chừng bạn bị tâm lừa gạt, vọng tưởng mà không biết mình bị vọng tưởng, mà cứ tưởng tự giờ ta tụng Kinh chỉ chú tâm ngồi thiền, niệm Phật, tụng Kinh thôi, như vậy bạn cần phải tinh tấn tu thêm và nương ngoại cảnh mà tu sẽ tốt hơn nhiều.

Còn nhà bạn có phòng thờ riêng biệt không bị chướng duyên đời sống gia đình thì bạn chỉ cần tinh tấn và kiểm soát tâm ý mình, hãy làm chủ tâm, thay vì chúng làm chủ mình.

Theo tamhuongphat.com!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

168 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog