Pháp Giới 9 tháng trước

Bồ Đề Tâm là gì? Ý nghĩa và lợi ích của việc phát Tâm Bồ Đề

Bồ Đề Tâm là gì? Bồ đề tâm là tâm hoàn toàn giác ngộ. Nói giác ngộ, chính là giác ngộ cái tánh chân thật, vốn thanh tịnh, sáng suốt, không phiền não của chính bản thân mình.

1. Bồ đề tâm là gì?

Bồ đề tâm là tâm hoàn toàn giác ngộ. Nói giác ngộ, chính là giác ngộ cái tánh chân thật, vốn thanh tịnh, sáng suốt, không phiền não của chính bản thân mình. Phát Bồ đề tâm là sự lập chí nguyện một cách quyết liệt để giác ngộ lại bản tánh chân thật đó vì lợi ích sâu rộng cho tất cả chúng sinh. Phát Bồ đề tâm bao hàm hai tính chất mà thành ngữ Phật học thường hay nói là “Thượng Cầu Phật Đạo, Hạ Hóa Chúng Sinh”, tức là phát thệ nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh.

Nói một cách khác, Bồ Đề Tâm gồm có hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là phát nguyện Bồ Đề Tâm, tức là phát nguyện thành Phật vì lợi ích chúng sinh; giai đoạn thứ hai là nỗ lực thực hành Bồ Đề Tâm Hạnh, nghĩa là mỗi lời nói, mỗi hành động và mỗi ý niệm đều phải hướng về chúng sinh, vì mục tiêu dẫn dắt chúng sinh trên con đường giác ngộ, đồng thời cũng vì an nguy của chúng sinh, để mà giữ giới (không làm điều ác), tích cực cứu giúp chúng sinh (chuyên làm điều lành) và tự thanh lọc tâm ý, để từng bước tiến dần đến Pháp Thân Phật.

Làm lành và tránh ác là những việc làm vô cùng quý báu và đáng ca ngợi hết sức, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là điều tự thanh lọc tâm ý, tức là chuyển hóa tâm thức một cách toàn triệt, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, (từ noãn sinh, thai sinh, thấp sinh cho đến hóa sinh). Thế nên người phát Bồ Đề Tâm ăn chay là thể hiện tinh thần Bồ tát đạo và phát huy năng lượng tâm Từ bi của mọi người chúng ta.

2. Ý nghĩa của Bồ Đề Tâm

Ý nghĩa của Bồ Đề, còn nhiều điều cần nói. Cái tâm nói ở đây khác với cái thường nói, tâm không phải do máu thịt tạo thành, cũng không phải là hư vọng phân biệt tâm thường nói mà là hy vọng, nguyện vọng, tham muốn.

Phật pháp thông thường nói đến “dục” (tham muốn) đều là nói cái không tốt, có ý chê trách. Nhưng nếu nói đến lòng tham muốn thiện pháp thì không phải là không tốt, mà là điều không thể thiếu được đối với người tu học Phật pháp. Nếu không có thiện pháp dục thì sẽ không đi tìm sự giải thoát, không trưng cầu Vô Thượng Bồ Đề. Khi đã có thiện pháp dục rồi thì sẽ theo đuổi những mặt nói trên.

Cho nên, chữ “Tâm” trong Bồ đề tâm có nghĩa là hy vọng, dục cầu, cũng có nghĩa là lập chí. Chúng ta bất luận làm việc gì cũng phải có nguyện vọng, dục cầu, lấy nó làm động lực thì mới có thể hoàn thành được việc ta muốn làm.

Việc thông thường trong thế gian mà còn như vậy, huống gì chúng ta muốn hoàn thành Vô thượng bồ đề, nếu không có nguyện vọng cao cả, dục cầu nhiệt liệt thì làm sao có thể đạt được mục đích thành Phật ? Vậy tự thể nay tức là dục tâm sở trong ngũ biệt cảnh. Cái dục tâm sở này giải thích chính đáng chữ “Tâm” trong phát Bồ đề tâm.

Xem Thêm:   Người ăn chay có được ăn trứng hay không?

Nhưng phải biết rằng, chính cái dục tâm sở trong biệt cảnh, trên địa vị phàm hữu lậu thông với tam tính; thiện, ác, vô ký, duy cái chí nguyện dục Bồ đề này, khi bắt đầu khởi phát, tức là tùy thuận vô lậu pháp của thiện pháp hữu lậu.

Để cầu được Vô Thượng Bồ Đề mà phát sinh nguyện dục này, dựa trên nguyện dục này mà tiến lên theo hướng mục tiêu muốn đạt tới, công đức pháp vô tận mà Đại Thừa Phật quả có đều do cái dục tâm này sinh ra. Vì vậy chữ “Tâm” trong “Tâm Bồ Đề”, chúng ta không thể coi thường được.

Lại nữa, trong kinh thường hay nói đến vọng tâm, chân tâm và Bồ đề tâm.

– Vọng tâm thì bao quát tất cả những gì thuộc về đầu óc của ta, sự tư duy, nghĩ ngợi, tính toán, cho đến tình cảm, phiền não, vui buồn, yêu ghét, giận hờn. Tất cả hoạt động của những suy tư, tình cảm trên thì xoay quanh một trung tâm mà ta gọi là cái ngã, cái tôi. Cái tôi này, theo Đức Phật, thì không có thực thể, không hiện hữu. Nó chỉ là một quan quan niệm, một sự chấp trước lầm lẫn, rằng bản ngã có thật.

Vọng tâm còn bao quát cả trực giác, tiềm thức, hoặc theo danh từ nhà Phật, thì gọi là thức A lại gia, thức thứ tám, hoặc tạng thức. So sánh về tầm vóc và chiều sâu: Suy tư và tình cảm đem so với thức A Lai Gia thì cũng như vài hạt bụi so với dãy núi Hy Mã Lạp Sơn.

– Chân tâm có nhiều tên: Phật tánh, chân Như, Như Lai Tạng tánh, Pháp giới tánh, thể tánh… Chân tâm thì bất biến, tuyệt đối, vô biên, vô giới hạn, siêu việt ra ngoài sự tưởng tượng, hình dung hay tiếp xúc của cảm quang bình thường. Vọng tâm chẳng làm sao có thể trắc lượng hoặc “thấy” được chân tâm. Mọi kinh nghiệm của giác quan (như bạn ngồi thiền bổng thấy Phật Bồ Tát, hào quang, cảnh nhiệm mầu) đều thuộc phạm vi của vọng tâm chứ không phải của chân tâm.

– Bồ Đề Tâm thì chẳng phải là vọng tâm, nhưng cũng chẳng phải là chân tâm, phải chăng khó hiểu quá? Để cho dễ hiểu, xin lấy ví dụ sau: Vọng tâm là biển nước, chân tâm là mặt trăng, thì Bồ Đề Tâm là bóng trăng trên nước. Ở đâu có trăng thì ở đó có bóng trăng. Bồ Đề Tâm là cái bóng của chân tâm.

Trăng không thể tiếp xúc với nước, nhưng bóng trăng thì gắn liền với nước. Chân tâm thì ở trong phạm vi của tuyệt đối, nó không thể khiến thế gian là cõi tương đối tiếp xúc được. Nhưng Bồ Đề Tâm thì được. Bồ Đề Tâm là phương tiện để chân tâm khởi tác dụng tích cực trong cỏi trần thế. Bồ Đề Tâm là tâm thái vô hạn, vô biên, vô tận, không bị ngăn ngại bởi phiền não chấp trước của bản ngã nhỏ bé. Cũng như bóng trăng vận hành tự tại trên mặt nước, không hề trở ngại.

Do đó cần phải nuôi dưỡng và khởi phát Bồ Đề tâm. Chỉ lo diệt phiền não thôi thì chưa đủ, và không cứu cánh. Như các vị A La Hán lậu tận, dứt hết phiền não, nhưng không thể thành Phật. Thành Phật là do phát triển Bồ Đề Tâm. Nếu bạn nuôi dưỡng được một phần Bồ Đề Tâm thì tự nhiên một phần phiền não sẽ rơi rụng mà bạn chẳng mệt nhọc diệt trừ.

Xem Thêm:   Lợi ích thù thắng của việc tụng đọc và hành trì kinh Dược Sư

Ví như thay vì kìm hãm tánh giận dữ khi thấy kẻ khác làm lỗi, cố giằng cơn giận; thì bây giờ mình tập tha thứ lỗi họ. Tìm hiểu nhân quả khiến họ sai lầm, nhất là thấu suốt những nhân tố trong tình cảm, quan niệm, để biết cách giúp đỡ “gỡ kẹt” cho họ. Tấm lòng biết tìm hiểu sự khó khăn của kẻ khác, gọi là trí huệ. Chỉ khi có trí huệ, sự tha thứ mới đem tới hiệu quả tích cực. Tha thứ hoài, mà chẳng bao giờ trách cứ ai. Đó chính là trạng thái của Bồ Đề Tâm.

3. Ý nghĩa của phát tâm Bồ đề

Phát tâm Bồ đề có thể được so sánh như một lĩnh vực, từ bi đến các hạt giống, bao bọc và thực hiện các phương pháp đúng đắn để làm cho các hạt giống phát triển.

Nếu không có lòng từ bi mong muốn bảo vệ tất cả chúng sinh khỏi khổ đau, Bồ đề tâm không thể nảy sinh trong tâm trí chúng ta. Nhưng nếu chúng ta có lòng bi mẫn lớn lao, đặc biệt là lòng bi mẫn được sinh ra thông qua trao đổi bản thân với người khác, thì Bồ đề tâm sẽ phát sinh tự nhiên. Sức mạnh của Bồ đề tâm phụ thuộc hoàn toàn vào sức mạnh của lòng bi mẫn của chúng ta.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nói rằng: “Cái tâm giác ngộ quý báu, ấp ủ nhiều chúng sinh hơn chính mình, là trụ cột của thực hành Bồ tát, con đường của bánh xe pháp vĩ đại. Không có trí huệ nào mạnh hơn Bồ đề tâm, không có trí tuệ nào mạnh mẽ hơn Bồ đề tâm, không có tâm trí nào hân hoan hơn Bồ đề tâm, do đó, nó vô cùng quý giá.”

Trong tất cả các chứng ngộ Pháp, Bồ đề tâm là tối cao. Cái tâm bi mẫn sâu sắc này là nền tảng để trở thành Bồ tát. Phát triển tâm Bồ đề giúp chúng ta hoàn thiện tất cả phẩm chất tốt đẹp, giải quyết mọi vấn đề, hoàn thành tất cả mong muốn, và phát triển năng lực để giúp đỡ người khác một cách thích hợp với nhiều lợi ích thực tiễn.

4. Nuôi dưỡng tâm Bồ đề

Một số người cho rằng, bản chất căn bản của tâm là sự soi sáng tinh khiết, và một tâm thanh tịnh là sự chứng ngộ Phật quả.

Áp dụng cho Bồ đề tâm, chúng ta có thể suy luận rằng, tâm giác ngộ không chỉ là một ý định, phương pháp hay ý tưởng để làm lợi cho người khác, mà còn là cảm giác hoặc động lực sâu sắc để thấm nhuần thực tiễn. Vì vậy, Bồ đề tâm phải được nuôi dưỡng từ bên trong.

Trong Phật giáo, có nhiều cấp độ để phát triển tâm Bồ đề. Các trường phái Phật giáo khác nhau có những hiểu biết khác nhau về số lượng các cấp:

  • Cấp độ thứ nhất là một cá nhân tìm kiếm lợi ích cho riêng họ trong cuộc sống, nhưng cũng nhận ra rằng nếu họ phục vụ những người khác xung quanh, họ cũng sẽ thành công.
  • Cấp độ thứ hai là một cá nhân hành động phục vụ người khác, thừa nhận rằng bản thân họ cũng được hưởng lợi.
  • Cấp độ thứ ba là một cá nhân lãnh đạo và phục vụ những người khác hết lòng với sự quan tâm tối đa cho sự an toàn và hạnh phúc của người khác, hơn là của riêng họ.
Xem Thêm:   Cõi ngạ quỷ tác động đến con người chúng ta như thế nào?

Có rất nhiều hướng dẫn về việc nuôi dưỡng tâm Bồ đề, các trường phái khác nhau của Đại Thừa tiếp cận nó bằng nhiều cách khác nhau. Bằng cách này hay cách khác, Bồ đề tâm tự nhiên xuất phát thông qua các thực hành chân thành.

Chúng ta đặt bức tường bảo vệ được tạo thành từ các ý kiến, thành kiến và chiến lược, các rào cản được xây dựng trên một nỗi sợ hãi sâu sắc. Bức tường này được củng cố thêm bởi những cảm xúc tiêu cực như: tức giận, tham ái, thờ ơ, ghen tị và kiêu ngạo.

Nhưng may mắn thay cho chúng ta, bản chất bẩm sinh của con người là yêu thương. Giống như những vết nứt trên bức tường mà chúng ta dựng lên. Đó là một sự mở ra tự nhiên trong những rào cản mà chúng ta tạo ra khi sợ hãi. Với thực hành nuôi dưỡng tâm Bồ đề, chúng ta sẽ biết cách làm cho vết nứt đó lớn hơn. Chúng ta có thể học cách nắm lấy những khoảnh khắc dễ bị tổn thương để đánh thức Bồ đề tâm.

Ngay cả kẻ giết người man rợ nhất cũng có “điểm mềm” trong tâm hồn, một kho báu quý giá nằm sâu thẳm bên trong mỗi người, vấn đề là chúng ta có nhận ra và biết cách đánh thức nó hay không!

Đức Phật nói rằng, chúng ta không bao giờ tách rời khỏi sự giác ngộ. Ngay cả vào những thời điểm khó khăn nhất, chúng ta không bao giờ xa lánh khỏi trạng thái thức tỉnh.

Ngay cả những người bình thường như chúng ta với sự ngơ ngác và bối rối về cái trí giác ngộ được gọi là Bồ đề tâm. Sự cởi mở và ấm áp của Bồ đề tâm luôn tồn tại trong chúng ta. Ngay cả khi chúng ta cảm thấy bối rối và vô vọng, Bồ đề tâm, như bầu trời mở, luôn ở đây, không bị che khuất bởi những đám mây.

Vì chúng ta rất quen thuộc với những đám mây, tất nhiên, chúng ta có thể thấy lời dạy của đức Phật là khó tin. Tuy nhiên, sự thật là trong lúc chịu đau khổ, trong những thời điểm khó khăn nhất, chúng ta có thể liên lạc với tâm Bồ đề. Nó luôn luôn ở đó, trong đau đớn cũng như trong niềm vui.

5. Lợi ích của việc phát Tâm Bồ Đề

Phát Bồ đề tâm có lợi ích trong rất nhiều kiếp về sau. Khi ấy, chúng ta không làm các việc ác, không bị xui khiến làm các việc ác, không có nhân duyên làm việc ác ở nhiều kiếp sau. Phát tâm Bồ đề tức là chúng ta phát tâm vì lợi ích của chúng sinh; vì lợi ích của chúng sinh nên chúng ta không thể làm việc ác.

Bởi vậy, khi phát nguyện thực hành Bồ đề hạnh, chúng ta sinh ra ở kiếp nào cũng không gặp duyên chơi với người ác, làm các việc ác; mà sẽ biết làm việc thiện giúp chúng sinh được hạnh phúc. Còn nếu chúng ta cũng làm các việc thiện, không cầu Vô thượng Bồ đề thì các việc thiện đó cũng khiến cho chúng ta có phước báu; nhưng theo dòng nghiệp, chúng ta vẫn kết duyên với người ác, khởi ý ác và làm các việc ác.

Tâm Hướng Phật/Tổng hợp!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

37 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog