Pháp Giới 12 tháng trước

Tham dục là gì? Nguyên nhân và tác hại của tham dục

Tham dục làm cho con người chìm đắm trong tội lỗi, tha hóa về đạo đức, gây ra những vi phạm pháp luật không đáng có, là một vấn nạn của xã hội.

Tham dục là một đề tài vừa cũ vừa mới luôn mang tính thời đại. Là nguyên nhân tạo nên tội lỗi của con người có gốc là tham, bằng phương pháp tu hành Phật giáo chúng ta vẫn có những phương cách loại bỏ ngọn lửa này.

Tham dục vấn đề muôn thuở của con người, các giống loài có đặc tính đực cái, cả cõi Dục giới “Cõi Dục Giới được kéo dài thì A Tỳ Địa Ngục qua cảnh các súc vật, các Ngạ Quỷ, các Thần, con Người, đến những ông bà tiên dục giới như: Tứ Đại Thiên Vương, Dạ Ma,… Tha Hoá Tự Tại cõi cao nhất của Dục Giới. Trong suốt những tầng lớp các sinh vật này đều có chung một đặc tính, đó là: Có giống đực và giống cái, ăn uống và giao dâm. Trong đó, con người cũng đắm chìm trong Tham Dục và coi đó là chuyện hiển nhiên như là con cá ở trong nước”, như vậy vấn đề ở đây là con người cũng có giống đực – cái nên đây là một điều hiển nhiên sinh ra tham dục, bởi đó vừa là bản năng sinh tồn vừa là đặc tính của giống loài, cũng bởi con người cũng nằm trong Dục giới – cõi giới của tham dục, lại một lần nữa khẳng định đầy đủ thuyết phục đó là con người gắn liền với tham dục từ trước đến nay.

1. Tham dục là gì?

Tham dục có thể hiểu “ái dục là sự khao khát, ưa muốn, vui thích trong tam giới cho nên chúng sinh sinh vào cảnh giới nào cũng tại nó dắc dẫn và đeo đuổi theo trong cảnh giới ấy, không rời bỏ bao giờ” và “các loại tham dục như sau: Tham dục hoàn toàn bất thiện; Là sự ao ước, muốn làm – không thiện không ác; Pháp dục – tham muốn pháp chân chính – lý do khiến Phật Thích Ca xuất gia. Như vậy, ý định chính là tham dục. Theo Hộ Tông thì Dục ái “có 3 bực tham ái: Ái dục trong cảnh Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới”. Vì vậy, đã là bản chất của con người với những lòng ham muốn, muốn nắm lấy đối tượng mình thích chính là tham dục.

Con người vì còn nằm trong vô minh nên là điều không thể tránh khỏi, chỉ có Phật mới là người toàn diện, hoàn hảo mọi mặt, tức chính đẳng chính giác, thập toàn thập mỹ. Đức Phật là người duy nhất không có tật xấu, nên tham dục không còn xuất hiện nữa. Đó là một tấm gương để con người hướng đến loại bỏ những chướng ngại để thành một CON NGƯỜI chữ Hoa.

2. Nguyên nhân của tham dục

Đó là sự phóng dật, ham muốn theo bản năng, là hậu quả của việc không kiểm soát và làm chủ tư tưởng trước những cám dỗ, trước sự thật phũ phàng của cuộc sống, do tính ích kỷ, vụ lợi cho bản thân con người,..

Về mặt tâm – sinh lý, con người bắt đầu khoảng từ 14 tuổi bắt đầu hình thành tâm lý về giới tính, cảm xúc khác giới, là một giai đoạn của lứa tuổi dậy thì, bắt đầu phát triển mạnh hóc – môn tăng trưởng và sinh dục. Đây là giai đoạn giao thời nhạy cảm nhất trong mặt nhận thức, tâm sinh lý của trẻ em – thanh thiếu niên. Nên những tư tưởng, nhận thức mà lứa tuổi này tiếp nhận từ gia đình, bạn bè, xã hội tác động cực kỳ mạnh mẽ đến sau này. Nhất là vấn đề về tham dục, đạo cũng như đời.

Về gia đình, ngoài yếu tố “chính dâm” của vợ chồng, thì xảy ra những chuyện tham dục ngoài luồng, vừa là yếu tố tâm – sinh lý của vợ chồng, có thể đã xảy ra vấn đề, hoặc ham muốn tham dục quá nhiều nên có những hành động không chính. Làm đảo lộn tình nghĩa vợ chồng, có thể khiến gia đình tan nát, một thực trạng hiện hữu trong xã hội Việt Nam và thế giới.

Xem Thêm:   Hạnh nhẫn nhịn: Loại nội lực thâm sâu từ sự tu hành

Về mặt kinh tế, tham dục cũng có thể xảy ra do hoàn cảnh kinh tế, hoặc xã hội ép buộc, cũng có thể do nghèo đói mà người ta có ước muốn cũng có thể là cuộc sống quá giàu sang, phú quý, nên con người tìm đến những thú vị tiêu khiển, trong đó có tham dục. Trong lịch sử Việt Nam, chuyện tham dục của các vua chúa là một minh chứng rõ ràng.

Về mặt xã hội, là tiêu cực của đời sống xã hội quá phát triển, nên tham dục và chuyện tham dục nói chung trở thành một thứ nghề nghiệp tạo nên tiền bạc, một trò tiêu khiển, giải trí… Do sự thỏa thuận – đồng ý của hai bên tham gia vào chuyện này. Theo Phật giáo thì đó là không “chính dâm”, là tệ nạn của xã hội.

Tóm lại tất cả đều do Vô minh “là gốc, rễ cái, có nhiều rễ con chia tẻ ra vô số” mà gây ra…

3. Tác hại của tham dục

Tham dục làm cho con người chìm đắm trong tội lỗi, tha hóa về đạo đức, gây ra những vi phạm pháp luật không đáng có, là một vấn nạn của xã hội. Tham dục có thể gây nghiện như ma túy như một chất kích thích hệ thần kinh làm cho hậu quả khủng khiếp hơn cả về mặt tâm lý, đời sống, sau cùng là trở thành tội phạm, thành người con bất hiếu, nhất là về mặt tâm linh có thể trở thành các giống loài như rắn,… hoặc bị đọa địa ngục “những dục lạc đều là chua cay như nọc độc, hằng ám ảnh kẻ si mê, họ phải chịu khổ trong địa ngục và chịu khổ lâu dài, trong kiếp này hoặc sau.

4. Dục như mật ngọt dính trên lưỡi dao

Sinh ra trong cõi Dục nên bản chất của chúng sinh là tham dục. Vì vô minh và ái dục mà chúng sinh mãi trầm luân trong đau khổ. Đức Phật đã răn dạy, muốn giảm bớt khổ đau thì phải hạn chế tham dục, và muốn chấm dứt khổ đau thì phải đoạn tận ái dục và vô minh.

Dĩ nhiên người học Phật ai cũng biết rõ điều này. Nhưng để vượt thắng ái dục thì không phải ai cũng làm được. Tùy duyên nghiệp của mỗi người mà có các phiền não nặng nhẹ khác nhau. Ai có phước trí thì nhẹ nhàng, ai ít phước và kém trí thì nghiệp ái dục biểu hiện rất nặng nề. Thời Thế Tôn, một vị Tỳ-kheo đã chân thành phát lộ “Con có nhiều tâm dục, thân ý lẫy lừng không thể dừng nghỉ”.

Để chuyển hóa tâm tham dục, Thế Tôn đã dạy pháp quán bất tịnh. Bất tịnh có nghĩa là không sạch, nhơ nhớp. Quán sát vạn pháp, nhất là những gì mình yêu thích để thấy rõ sự nhơ nhớp, không sạch của nó; sâu xa hơn là thấy rõ trong bản chất của chúng vốn ẩn tàng hiểm họa, vô thường, vô ngã. Nhờ đó mà giữ tâm định tĩnh, bất động trước năm dục.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, có một Tỳ-kheo đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi một bên. Tỳ-kheo đó bạch Phật:

Hôm nay, Như Lai vì các Tỳ-kheo dạy pháp mười tưởng. Ai có thể tu tập mười tưởng ấy thì sẽ dứt sạch các hữu lậu, thành tựu hạnh vô lậu. Nhưng bạch Thế Tôn! Như con không thể kham tu hành mười tưởng ấy. Vì sao? Vì con có nhiều tâm dục, thân ý lẫy lừng không thể dừng nghỉ.

Xem Thêm:   Niệm Phật chính là Pháp sám hối thù thắng nhất

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Tỳ-kheo đó rằng:

Nay thầy nên bỏ tưởng tịnh mà suy nghĩ về tưởng bất tịnh, bỏ tưởng hữu thường mà suy nghĩ về tưởng vô thường, bỏ tưởng hữu ngã mà suy nghĩ về tưởng vô ngã, bỏ tưởng những điều vui thích mà suy nghĩ về tưởng các điều không vui. Vì sao? Nếu Tỳ-kheo suy nghĩ về tưởng tịnh thì tâm dục lừng lẫy, nếu suy nghĩ về tưởng bất tịnh thì không còn tâm dục. Tỳ-kheo nên biết! Dục là bất tịnh như đống phân kia, dục như con vẹt lắm điều, dục hay phản bội như rắn độc, dục như huyễn hóa, như mặt trời tan tuyết. Nên suy nghĩ lìa bỏ dục như tránh xa gò mả, dục trở lại tự hại như rắn chứa nọc độc; họa của dục không chán như uống nước muối; dục khó đầy như biển nuốt dòng sông; dục có nhiều sự đáng sợ như làng quỷ La-sát; dục như oan gia thường phải xa lìa; dục như ít vị ngọt dính trên lưỡi dao; dục không thể yêu mến như xương trắng bên đường; dục hiện dáng bề ngoài như hoa mọc từ chuồng heo; dục không chân thật như bình đựng đồ nhơ nhớp, bên ngoài thấy lạ; dục không chắc chắn như đống bọt.

Tỳ-kheo! Nay thầy nên nghĩ xa lìa tưởng tham dục mà suy nghĩ về tưởng bất tịnh. Tỳ-kheo! Nay thầy hãy nhớ rằng, xưa kia Phật Ca-diếp đã vâng theo và thực hành mười tưởng, nay nên suy nghĩ thêm về mười tưởng ấy thì tâm hữu lậu liền giải thoát.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 46. Kết cấm,VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.303).

Quán bất tịnh là thấy rõ như thật bản chất của nó đang là, không sạch đúng nghĩa chứ không hề gượng ép kiểu “tự kỷ ám thị”. Thân mình và thân người không sạch, một túi da chứa đồ bất tịnh bên trong. Dục nguy hiểm thực sự như nọc rắn, dục như uống nước muối không bao giờ hết khát, dục không bao giờ đủ đầy như biển nhận nước sông, dục như liếm mật trên lưỡi dao. Dục như huyễn hóa, như tuyết tan nhanh dưới ánh nắng mặt trời, như đống bọt tuy có hình nhưng trống rỗng. Vì phần lớn chúng ta chỉ thấy bên ngoài, bất tịnh mà nghĩ là tịnh, vì nhận lầm nên chạy theo mãi trong luân hồi.

Thế Tôn đã dạy: “Nếu Tỳ-kheo suy nghĩ về tưởng tịnh thì tâm dục lừng lẫy, nếu suy nghĩ về tưởng bất tịnh thì không còn tâm dục”. Hình ảnh nếm chút mật trên lưỡi dao với hiểm họa đứt lưỡi đang cận kề thật ấn tượng. Dĩ nhiên mật thì ngọt ngào, nhưng nó tiềm ẩn nguy cơ bị cắt đứt lưỡi bất cứ lúc nào. Nếu siêng năng quán tưởng bất tịnh, thấy rõ sự nguy hiểm, vô thường và trống rỗng của dục thì dục tâm mới lắng dịu. Tâm có tịnh thì thân mới an và hành giả trở nên vững chãi trước bão giông cám dỗ của ngũ dục và ngũ trần.

5. Không tham dục thì phước báu vô biên

Không thể tu hành mà còn tạo đủ thứ tội nghiệp, tương lai sẽ đọa vào địa ngục thọ khổ. Khi bần cùng thì muốn bố thí làm việc thiện, nhưng đến lúc giàu có, thì ngược lại làm những chuyện chẳng hợp pháp, sẽ đọa lạc thọ khổ.

Tất cả tướng hư vọng hòa hợp, đừng chấp trước nó. Nếu như hay quán sát như thế, thì sẽ quét tất cả pháp, lìa tất cả tướng. Một niệm không sinh, thì vạn vật đều đủ nơi ta, đây tức là nghĩa chân thật của pháp vi diệu thâm sâu vô thượng, tức cũng là chân như thật tướng, tức là một niệm không sinh, cũng chẳng có niệm thiện, cũng chẳng có niệm ác. Lục Tổ Huệ Năng nói: ‘’Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính lúc đó là bản lai diện mục của thượng tọa Huệ Minh.’’ Lúc không nghĩ thiện không nghĩ ác, còn có gì? Tức là bản lai diện mục của mỗi người. Cảnh giới này nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Nếu trong khoảng năm phút mà chẳng sinh một niệm, thì công đức này còn hơn là tạo tháp bảy báu nhiều như số cát sông Hằng, do đó có câu:

Xem Thêm:   Tạo nghiệp là gì? Tạo nghiệp nên phải chịu quả báo

‘’Nếu ai tĩnh tọa trong chốc lát,
Hơn tạo tháp bảy báu nhiều như số cát sông Hằng.’’

Tức là đạo lý này. Tại sao ? Vì tài bồi pháp thân huệ mạng, tưới nước, bón phân, trồng trọt, cho nên công đức lớn nhất, tức là cảnh giới nghĩa các pháp thâm sâu.

Nếu như được như thế, thì tức là thấy được mười phương ba đời tất cả chư Phật. Tại sao? Vì minh bạch đạo lý pháp thân chân như thật tướng của Phật; như vậy thì Phật thường tại một chỗ với bạn.

Tại sao chúng ta không thể trở về nguồn cội? Là vì có sự chấp trước, có sự điên đảo. Trong kinh Ðịa Tạng có nói: “Tất cả chúng sinh, khởi tâm động niệm, đâu chẳng phải là nghiệp, đâu chẳng phải là tội.’’ Một số người thấy chúng sinh ba đường ác làm đều là điên đảo, đều chẳng hợp pháp. Song, người trên trời thấy người ở nhân gian, bất cứ làm việc thiện, hoặc việc ác, cũng đều là điên đảo mà chẳng hợp pháp. Chúng ta cảm thấy mình làm đều là việc thiện. Ta tu hành, ăn cơm niệm Phật, tụng kinh, lễ sám, cho rằng là dụng công tu hành, song người trời nhìn thì đều là điên đảo mộng tưởng. Tại sao? Vì có sở xí đồ. Ăn chay muốn được quả báo, niệm Phật muốn được quả báo, tụng kinh muốn được quả báo, lễ sám muốn được quả báo. Hy vọng tương lai làm quan, phát tài, mạnh khoẻ, sống lâu. Kỳ thật, đó đều là điên đảo! Có niệm thì có khổ, không cầu gì mới là phước. Có tâm niệm là có mong cầu, không có tâm niệm, thì không có mong cầu. Do đó có câu:

‘’Không tâm không niệm phước vô biên
Tư dục tạp niệm là tội khiên.’’

Phàm là có sự mong cầu, có tâm niệm đều là điên đảo. Cầu làm việc lành cũng là điên đảo. Tại sao ? Vì làm việc lành, thì được quả báo tốt. Ðợi đến khi được quả báo tốt thì lại mê hoặc. Do đó:

‘’Bần cùng bố thí khó,
Phú quý học đạo khó.’’

Người nghèo khổ, dạy họ bố thí thì rất là khó, vì chẳng có tiền. Người có tiền, dạy họ tu hành thì rất là khó, vì muốn hưởng thụ vui năm dục. Không thể tu hành mà còn tạo đủ thứ tội nghiệp, tương lai sẽ đọa vào địa ngục thọ khổ. Khi bần cùng thì muốn bố thí làm việc thiện, nhưng đến lúc giàu có, thì ngược lại làm những chuyện chẳng hợp pháp, sẽ đọa lạc thọ khổ. Ðây chẳng phải là tướng điên đảo chăng? Chúng ta người tu hành, thì không cầu đời sau quả báo tốt, không cầu quả báo sinh về trời. Tại sao ? Vì khi hưởng hết phước trời, thì cũng phải thọ khổ. Phải học không niệm, không cầu, không tham, đây mới là giàu sang thật, do đó:

‘’Không tham giàu sang thật
Biết đủ là thần tiên.’’

Phải siêng tu giới định huệ, tiêu diệt tham sân si thì sẽ thoát khỏi ba cõi, chấm dứt sinh tử, đây mới là tự tại thật sự.

Tâm Hướng Phật/TH!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

149 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog