Pháp Giới 12 tháng trước

Nghề sát sinh và quả báo: Sát sinh phải chịu nỗi khổ ở địa ngục

Vì sao sát sinh phải chịu nỗi khổ ở địa ngục? Bởi lẽ sát sinh làm khổ chúng sinh cho nên khi thân hoại, mệnh hết, mọi nỗi khổ ở địa ngục đều đến giày vò mình.

1. Sát sinh dưới góc nhìn của Phật giáo

Sát sinh là cướp đi mạng sống của con người hoặc loài vật. Người đời thường có câu “ Vật dưỡng nhơn” với tư tưởng con vật sinh ra là để phục vụ nhu cầu ăn uống cho con người, dẫn đến họ xem việc sát sanh, cướp đi mạng sống của loài vật là chuyện bình thường. Nhưng đằng sau đó là những hậu quả khó lường.

Có một bài kệ như sau:

“Xưa nay trong một bát canh
Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.

Sát sinh không phải là một hành động bình thường của một con người lương thiện. Với đạo Phật luôn xem trọng sinh mạng của chúng sinh là bình đẳng kể cả người hay vật thì góc độ của sát sanh thật tàn nhẫn.

Mỗi chúng ta, những loài hữu tình có cảm xúc và cảm giác đều ham sống sợ chết, sợ đau sợ khổ thì với những loại vật cũng vậy, chúng cũng có cảm giác sợ hãi, đau đớn và sân hận khi bị cướp đoạt mạng sống. Thế nhưng nhu cầu ăn uống, ham ăn ngon, ăn lạ đã che lắp trí tuệ, khiến chúng ta trở nên tàn nhẫn.

Sát sinh và những hậu quả sát sinh Đức Phật đã đưa tội sát sanh vào giới cấm thứ nhất trong ngũ giới, nghĩa là Ngài đã thấy hậu quả không lường của việc sát sinh hại vật. Và ngày nay cũng thế, các giới khoa học chứng minh về tác hại sức khỏe của việc ăn thịt động vật cũng như ô nhiễm môi trường từ các lò mổ thải ra.

Xưa nay người ta vẫn coi việc giết hại sinh linh – đặc biệt là giết hại những súc vật lớn là điều tối kỵ. Phật gia có giảng: “Vạn vật hữu linh”, còn trong dân gian lại có câu: “Sinh nghề tử nghiệp”, có người nói chữ “nghiệp” ở đây không chỉ có hàm ý biểu thị nghề nghiệp mà còn có hàm ý là chỉ nghiệp lực (ác nghiệp) mà họ gây ra trong chính cái nghề mà mình đang làm, xem ra cũng không phải là không có lý!

Đọc thêm: Những hậu quả nặng nề từ việc sát sinh dưới góc nhìn của Phật giáo

2. Nhân ác lớn nhất là sát sinh

Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Ðiều đó không dễ hiểu đâu.

Xem Thêm:   Ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát là những ngày nào?

Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng:

Nhất thất nhân thân,
Vạn kiếp nan phục.

Nghĩa là:

Thân người mất rồi,
Vạn kiếp khó tìm.

Trên thế gian, có hai loại nhân: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì gặt quả thiện, khi trồng nhân ác thì gặt quả ác.

Người trồng nhân thiện đi đâu cũng biết “khắc kỷ phục lễ” (tự ghép mình theo lễ nghĩa), “khuất kỷ đãi nhân” (hạ mình mà đối đãi với người); lúc nào cũng không chiếm đoạt tiện nghi của kẻ khác, luôn luôn sẵn sàng chịu thua thiệt. Hễ ai gặp điều gì khó khăn thì mình lập tức giúp đỡ. Lúc nào cũng có chí làm điều thiện, lập công tu đức, chứ không phải như kẻ chỉ biết lợi cho mình mà không nghĩ tới lợi ích của kẻ khác. Khi công đức thiện của mình đầy đủ thì tự nhiên mình sẽ thăng tiến, cho nên nói: “Chủng thiện nhân, Kết thiện quả.” Từ nơi loài người mình có thể thăng lên cõi trời, rồi từ cõi trời có thể thăng lên cõi A La Hán, cõi Bích Chi Phật, cõi Bồ Tát, từng bước từng bước mà thăng tiến. Ðó là khí thế hết sức hưng thịnh. Hễ tạo công đức gì thì nhất định có được quả báo nấy, công đức không bao giờ mất đặng.

Thế nào là trồng nhân ác thì tương lai sẽ gặt quả xấu? Tức là nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm, thì tương lai sẽ thọ quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ai bảo mình làm nhân ác như vậy? Chẳng có ai bảo cả mà tự mình tạo lấy. Có câu rằng: Tự tác nghiệt, Bất khả hoạt. (Tự mình tạo ra điều oan nghiệt, không ai có thể tha thứ cho mình được.) Trồng nhân ác thì sẽ đọa vào ba ác đạo. Tóm lại, làm điều thiện thì được thăng lên, mà làm điều ác thì bị đọa xuống. Do đó, mọi thế giới đều do mình tạo ra, tự mình phải làm chủ, đừng ỷ lại vào kẻ khác.

Song, cái nhân ác lớn nhất là gì? Tức là sát sinh! Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Ðọa vào ba đường ác rồi thì khổ không cách gì nói được.

Tội lỗi lớn nhất mà mình đã phạm là gì? Tức là sát sinh, ăn thịt. Nếu bạn ăn thịt của người thì sau đó người sẽ ăn thịt của bạn lại. Hỗ tương ăn thịt lẫn nhau, hỗ tương chém giết, rồi hỗ tương đọa lạc. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được, đó là điều hết sức nguy hiểm, là đi vào “hiểm lộ” vậy. Có câu rằng:

Xem Thêm:   Chư Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu Đức Phật, Bồ Tát?

“Tam Giới vô an,
Do như hỏa trạch.”

Nghĩa là:

“Ba cõi không an,
Giống như nhà lửa.”

Ðáng tiếc là tuy nhà cháy mà người ở trong đó vẫn thản nhiên coi thường!

Các vị thử nghĩ xem: Chúng ta và Tôn giả Mục Kiền Liên, ai là người có đạo đức tu hành cao hơn? Tuy công đức của Ngài cao như vậy mà còn phải thỉnh Phật siêu độ mẹ Ngài; sau đó Phật đặt ra Pháp hội Vu Lan để siêu độ cho cha mẹ, tổ tiên trong bảy đời. Ðem mình so sánh với ngài Mục Kiền Liên thì mình không thể nào bì được. Song phụ mẫu, tổ tiên của mình thật là đang chờ mình cầu xin siêu độ cho họ đó. Bởi vậy chúng ta đừng lãng phí thời gian, và đừng quên bổn phận làm người. Một khi mất thân này thì có hối hận cũng đã quá trễ! – “Hòa thượng Tuyên Hóa” khai thị.

Đọc thêm: Nhân ác lớn nhất là sát sinh – Hãy từ bỏ những nghề sát sinh hại vật

3. Nghề sát sinh và quả báo

a. Giết heo đọa làm heo

Câu chuyện này xảy ra ở Tương Dương (Hồ Bắc) vào cuối thời nhà Thanh. Một người đàn ông sinh sống bằng nghề giết mổ heo. Ông có bốn con trai và một con gái. Ba người con trai lớn theo nghề của cha kiếm tiền cuộc sống gia đình rất khá giả. Sau khi ông chết đi ba người con trai lớn vẫn tiếp tục nghề đó. Một ngày nọ họ mua một con heo về chuẩn bị mổ thịt. Họ bị sửng sốt khi nghe con heo nói: “Làm ơn đừng giết ta”. Họ hỏi: “Ngươi vừa mới nói gì?”. Con heo lại nói: “Ta là cha của các con. Đừng giết ta”.

Con heo tiếp tục: “Ta đầu thai thành con heo, bởi vì ta phạm phải tội rất lớn, đó là giết rất nhiều heo khi còn sống. Hôm nay ta được xếp đặt để gặp các con để nói với các con một điều quan trọng: Hãy từ bỏ nghề mổ heo và tìm nghề khác mà làm”.

Con heo chết sau khi nói xong. Mấy anh em buồn khóc thảm thiết và đem chôn con heo này. Họ chia nhau tài sản của gia đình và mỗi người chọn một nghề không phải là nghề giết mổ.

b. Trải nghiệm cận tử nghiệp nặng nề như loài vật khi bị giết hại

Không ít người trước khi chết còn biểu hiện cận tử nghiệp nặng nề, giãy giụa, tru tréo, quằn quại, máu me đầm đìa, hồn xiêu phách lạc như những con vật mà họ đã giết hại trước đây.

Truyện Pháp Cú kể rằng: Một thời, Đức Thế Tôn cùng các Tỳ kheo ở tại tinh xá Trúc Lâm. Ở gần đó có đồ tể Cunda sống bằng nghề mổ heo trong suốt hơn 50 năm.

Dù Đức Phật và tăng đoàn ở tinh xá cách đó không xa nhưng chẳng khi nào Cunda cúng dàng Ngài, dù là một cành hoa hay một nắm cơm, cũng không làm một việc công đức nào cả. Một hôm ông mắc bệnh, và dù ông ta vẫn còn sống nhưng lửa của địa ngục A Tỳ đã bốc cháy trước mặt. Khi cực hình địa ngục giáng xuống đồ tể Cunda, ông ta bắt đầu kêu eng éc, bò bằng tay và đầu gối. Người nhà rất kinh khiếp nên chặn các cửa và nhốt ông ở trong nhà. Suốt bảy ngày, ông luôn mồm rống eng éc như heo.

Xem Thêm:   Phật thuyết Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo PDF để bạn đọc tụng

Vài Tỳ kheo đi ngang qua cửa nhà ông, nghe tiếng heo kêu ồn ào, khi trở về tinh xá, bạch với Đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, trong bảy ngày qua, cửa nhà đồ tể Cunda đóng kín và ông ấy vẫn tiếp tục giết heo. Không biết bao nhiêu con heo đã bị giết. Thật từ trước tới nay chưa thấy ai độc ác và dã man như thế!”.

Đức Thế Tôn nói: “Này các Tỳ kheo! Ông ta không giết heo trong bảy ngày qua đâu. Sự trừng phạt này hợp với việc làm ác đã xảy đến đối với ông ta. Ngay khi ông ta còn sống, cực hình của địa ngục A Tỳ đã đến. Vì cực hình này, ông ta bò tới bò lui trong nhà, kêu la eng éc như một con heo suốt bảy ngày. Hôm nay ông ta đã chết và bị đọa vào địa ngục A Tỳ”.

Đọc thêm: Cận tử nghiệp là gì? Cận tử nghiệp đáng sợ vô cùng

c. Tội sát sinh có thể khiến chúng sinh đọa địa ngục

Sát sinh là đoạt mạng sống của các loài động vật dẫn đến gây ra ác nghiệp thù hằn vay trả, tất phải thọ quả báo xấu. Kinh Trì Địa viết: Tội sát sinh có thể khiến chúng sinh đọa địa ngục. Nếu sinh trong loài người thì chịu hai loại quả báo: một là chết yểu hay bị giết hại, hai là sức khỏe có vấn đề và cuộc sống liên tục bị thất bại.

Vì sao sát sinh phải chịu nỗi khổ ở địa ngục? Bởi lẽ sát sinh làm khổ chúng sinh cho nên khi thân hoại, mệnh hết, mọi nỗi khổ ở địa ngục đều đến giày vò mình.

Vì sao sát sinh nếu có được sinh làm người thì cũng đoản mệnh? Bởi vì kẻ sát sinh tàn hại sinh mệnh các loài vật nên bị đoản thọ.

Vì sao lại bị thêm quả báo là bệnh hoạn, ốm đau? Vì đạo Phật luôn xem trọng sinh mạng của chúng sinh là bình đẳng. Mỗi chúng ta đều ham sống sợ chết, sợ đau sợ khổ thì với những loài vật cũng vậy, chúng cũng có cảm giác sợ hãi, đau đớn và sân hận khi bị cướp đoạt mạng sống. Người ăn vào làm sao biết được miếng thịt họ đang ăn biết bao nhiêu là oán hận không cùng của súc sinh, bệnh tật cũng từ đây mà vào. Từng thớ thịt do sự sợ hãi, oán hận tràn ngập khắp các tế bào thì có gì mang lại sự bổ dưỡng cho cơ thể người?

Tâm Hướng Phật/Tổng hợp!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

30 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog