Ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng.
1. Hạng người nào có đầy đủ phước báu nhất để niệm Phật?
Quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng.
Do đó, công phu niệm Phật của quý vị khi đã đến mức không còn mảy may vọng niệm, chỉ còn một câu A Di Đà Phật, thì lúc đó Tam tạng mười hai bộ Kinh điển, mà Thế Tôn suốt 49 năm thuyết pháp đều là dư thừa. Quý vị cũng không cần đến nghe tôi giảng giải nữa.
Cho nên Phật độ chúng sanh, có hai hạng người dễ độ nhất.
Một là những người thượng căn lợi trí, vừa nghe qua liền thông đạt, liễu ngộ, dứt sạch vọng niệm.
Hai là những người thật thà ngu dốt, họ không cần tìm hiểu nhiều, bảo họ niệm Phật là họ cứ ngoan ngoãn, thật tình chấp trì, không nghĩ tưởng điều gì ngoài niệm Phật.
Thứ ba là những người lưng chừng thích “khuân vác” ôm đồm, tìm hiểu suy nghĩ lung tung. Quý vị biết không, chúng ta thuộc loại người thứ ba này đó, loại người nhiều rắc rối. Cho nên đức Thế Tôn suốt 49 năm khó nhọc, mỗi ngày không ngừng nói pháp cũng vì những người nhiều rắc rối như chúng ta. Ngài phải đem pháp ly ác giảng nói tỉ mỉ ra cho chúng ta.
Mong rằng sau khi quý vị đã hiểu rõ rồi thì phải biết buông xả, không có vọng niệm là người có đại phước báu, tuyệt đối không phải có nhiều tiền tài, có địa vị cao, người có địa vị, tiền tài tuy được hưởng thụ đời sống vật chất, hưởng độ vài ba năm, sau khi chết rồi sẽ ra sao? Tam đồ, lục đạo phải chịu luân hồi, như thế có phải là phước đâu? Nếu tâm không chút vọng tưởng, suốt ngày chỉ câu A Di Đà Phật, người này chỉ vài năm sau là đã thành Phật được rồi. Hiểu được như thế, quý vị mới biết công đức niệm Phật thật vô cùng thù thắng, không gì sánh bằng. Đức Thế Tôn sở dĩ phải bày ra phương tiện nói ba thừa, chỉ vì muốn dẫn độ chúng sanh mà thôi. Mục đích duy nhất của Ngài là mong chúng ta một đời có thể thành Phật.
Có người hoài nghi rằng: “Tôi rất ngu si, chậm hiểu, nghiệp chướng lại sâu dày, có thể thành Phật được không?” Trong Kinh điển Phật thường nói: “Chỉ cần một câu danh hiệu Phật, có thể tiêu trừ 80 ức kiếp sanh tử tội nặng” quý vị thử nghĩ xem, suốt ngày một đêm ở Niệm Phật đường, quý vị đã niệm được rất nhiều tiếng. Vậy thì tính xem, tội chướng của quý vị đã tiêu trừ bao nhiêu rồi. Điều này chắc thật không sai, vì lời Phật nói không hề hư dối, chắn chắn có hiệu quả tốt, không thể nghĩ bàn.
Thế nhưng, vì sao nhiều người niệm Phật suốt ngày đêm mà nghiệp chướng vẫn còn đầy? Bởi vì nghiệp chướng của người này quá nhiều. Do đó công đức niệm Phật của một ngày đêm dù là giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều mà vẫn chưa dứt sạch. Cho nên cần phải mỗi ngày đến niệm Phật, mỗi ngày giảm bớt thêm nghiệp chướng.
Phật dạy chúng ta rằng: năng lực quan trọng nhất để giải trừ nghiệp chướng trong lúc niệm Phật là không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Với ba yếu tố này năng lực của không xen tạp mạnh nhất, nếu quý vị giữ được liên tục không gián đoạn trong ba năm, cho dù nghiệp chướng sâu dày bao nhiêu của vô lượng kiếp đều có thể giải trừ hết. Làm sao để biết được không còn nghiệp chướng? Hãy nhìn lúc quý vị vãng sanh, có thể ra đi bằng cách ngồi hoặc đứng rất tự tại. Sau khi sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc, không phải trụ ở cảnh giới phàm thánh đồng cư, cũng không phải trụ ở Tứ độ Vãng sanh mà dự vào hàng Thượng Phẩm vãng sanh.
Câu danh hiệu Phật giải trừ nghiệp chướng thật là bất khả tư nghì. Cho nên Ngài Từ Vân Quán Đảnh Pháp Sư trong lời chú giải của bộ Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Chúng sanh nào từ vô lượng kiếp tạo tội, tạo nghiệp cực ác, cực sâu dày. Bao nhiêu Kinh luận, tất cả các sám pháp đều không thể sám trừ được”. Cuối cùng vẫn còn một phương pháp có thể cứu vãn, đó là phương pháp niệm Phật. Cho thấy công đức niệm Phật thật là to lớn, thù thắng vô cùng. – “Hòa thượng Tịnh Không“!
2. Niệm Phật là gì?
Chữ niệm có nghĩa là nhớ, suy nghĩ, chữ Phật lại có nghĩa là giác. Như vậy, niệm Phật tức là chúng ta luôn luôn nhớ, nghĩ đến Phật hay nói rộng hơn là chúng ta luôn sống trong tỉnh thức và có chánh niệm trong mọi hành động.
Khi tâm ta bị chi phối bởi những tạp niệm thì ta sẽ dùng tiếng niệm Phật để lấn áp đi những dòng suy nghĩ tạp niệm ở trong lòng và có thể đặt tâm mình vào trong xâu chuỗi mà khi ta đang hành trì.
Lúc này, tiếng niệm Phật sẽ dần dần đi vào nội tâm ta và bản thân mình cần phải xóa bỏ đi những uế trược, phiền não trong lòng, từ đó ta có thể gạn lọc và chuyển đổi tâm của ta từ cái ác trở thành thiện, từ tạp niệm chi phối đưa đến sự thanh tịnh và giống với cảnh giới của chư Phật.
Đọc thêm: Niệm Phật là gì? Ý nghĩa và lợi ích của việc niệm Phật
3. Niệm Phật là vua trong các Pháp
Dù bạn đang ở bất cứ đâu, đang làm gì cũng niệm được, không có bất kỳ kiêng kị nào hết. ” Không phải kiêng gì hết”. Vì pháp tu này dễ thực hành, nhiều lợi ích, quan trọng là: Ai tu cũng được.
Không phân biệt bạn Quy y hay chưa, thờ Phật hay chưa. Không kể bạn thuộc chủng loại nào: Trời, Người, A Tu La, Súc Sanh, hay Ngạ Qủy.. Không phân biệt bạn giàu hay nghèo, sang hay hèn, giữ giới hay ko giữ giới.
Không phân biệt bạn Bố thí hay không Bố thí, bạn xây Chùa hay không xây Chùa, bạn làm phước hay không làm phước… Đều tu và đều được vãng sinh hết, như Tổ Ấn Quang dạy” Vạn người tu vạn người về”.
Cứ chuyên niệm Nam Mô A Di Đà Phật và phát nguyện vãng sinh thì chắc chắn được vãng sinh. Không phải nói nhiều, vì Bổn nguyện của Phật A Di Đà là vậy. Lại niệm Phật vừa được vô vàn lợi ích ở hiện tại và tương lai. Nghiệp tiêu, trí rạng, chướng tận, phước tăng…cuộc sống luôn khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn
Niệm 6 chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật” Niệm ra tiếng hay kim cang trì, niệm thầm đều được.
Dù bạn đang ở bất cứ đâu, đang làm gì cũng niệm được, không có bất kỳ kiêng kị nào hết. ” Không phải kiêng gì hết”. Vì pháp tu này dễ thực hành, nhiều lợi ích, quan trọng là: Ai tu cũng được. – “Ấn Quang Đại Sư”.
4. Thực hành buộc tâm và diệt trừ tạp niệm khi niệm Phật
Mở mắt niệm Phật tâm dễ tán loạn, có thể nhắm mắt mà niệm. Ngay khi niệm Phật, buông bỏ tất cả để lòng rỗng không, rồi đề khởi danh hiệu Phật, vừa nghe vừa niệm, vừa niệm vừa nghe, nối nhau không dứt, hành trì lâu dần tất có lúc tương ưng. Chỉ cần mỗi chữ từ thâm tâm phát ra, mỗi câu tha thiết nhớ mong Tịnh độ. Có phương pháp buộc niệm là khi không niệm Phật đem tâm niệm mình nhớ nghĩ Phật A-di-đà. Tâm thường thanh tịnh không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.
Hỏi: Tạp niệm từ đâu sinh?
Đáp: Con người chỉ có một tâm, tâm niệm Phật tức là nó, mà tâm tạp niệm cũng tức là nó. Chỉ nhân ta niệm Phật chưa tinh chuyên, nên niệm trần còn vơ vẩn thế thôi.
Hỏi: Làm sao trừ được tạp niệm kia?
Đáp: Chỉ cần tự phấn chấn tinh thần, đem tâm niệm hoàn toàn để trên Phật hiệu, tạp niệm liền mất.
Hỏi: Nhưng nếu tinh thần yếu kém suy mỏi, không thể khiến cho nó tiêu mất thì làm sao?
Đáp: Đạo lực chưa đủ nên tán loạn nhiều, phải cố thâu nhiếp sáu căn, lần lần sẽ được thanh tịnh. Đương lúc tạp niệm dấy khởi, đừng quan tâm đến nó, ta chỉ niệm Phật, mắt nhìn chăm chú tượng Phật, hoặc tâm chuyên chú nơi tượng Phật, tạp niệm sẽ tiêu. Nhưng lâu sau tạp niệm lại khởi, thậm chí ràng buộc không thể mở được.
Không cần vội vàng, chỉ lóng lặng tâm tư, khiến sáu chữ Hồng danh mỗi mỗi từ nơi tâm phát khởi, thành tiếng nơi miệng, nghe rõ ràng nơi tai. Lại từ trong tâm niệm lưu xuất, xuyên suốt xoay vần không để cho gián đoạn thì tạp niệm tự dứt. Còn có người độn căn không làm được, có thể đem sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật, khi niệm ghi nhớ rành rẽ tiếng thứ nhất là “Nam”, tiếng thứ nhì là “Mô”, như thế đủ sáu chữ liên hoàn không dứt, thì tất cả tạp niệm không còn chỗ phát sinh. – “Trích 48 Pháp Niệm Phật – Đại sư Diệu Không”.
Tâm Hướng Phật/TH!