Nghe bản audio trên youtube

Trong kinh Tứ thập nhị chương có đề cập đến việc sau khi thành đạo, Đức phật Thích ca Mâu ni đã thực hiện bài thuyết pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển. Tại đây, Đức Phật đã đề cập đến Tứ Diệu đế để truyền giảng cho năm anh em ông Trần Kiều Như. Vậy Tứ Diệu đế là gì? Tại sao Tứ Diệu đế được cho là “cái gốc” cơ bản của Phật giáo? Tìm hiểu trong bài viết sau!

Tứ diệu đế

**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tứ Diệu đế là gì?

Tứ Diệu đế (Tứ đế) có nguyên gốc trong tiếng Phạn là Catuariyasacca, thuật ngữ này là đọc theo cách dịch của người Hán. Ngoài ra, Tứ Diệu đế còn có tên gọi khác là Tứ chân đế hay Tứ Thánh đế. 

Cắt ngữ nghĩa tường tận, “Tứ” tức là số bốn; “Diệu” tức là hay, tuyệt vời, mầu nhiệm, khéo, hiệu dụng; “Đế” tức là lời nói thật, luôn đúng với chân lý, chân ngôn, vững chãi. Như vậy, “Tứ Diệu đế” có thể hiểu theo nghĩa nôm là bốn điều chắc thật, không thể chối cái được.

Trong tư tưởng Phật giáo nói chung, kinh điển Phật giáo nói riêng, Tứ Diệu đế được coi là giáo lý cơ bản hay giáo lý nguyên thủy. Nội dung của Tứ Diệu đế xoay quanh việc lấy con người làm trung tâm, vì con người mà thực hiện từ đó hướng chúng sinh đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Nội dung của Tứ Diệu đế xoay quanh bốn chân lý ấy là:

Khổ đế (Khổ thánh đế – Dukkha Ariyasacca): 

Đức Phật nói về những nỗi khổ đời người gặp phải. “Khổ” không chỉ là cảm giác khổ đau, nhọc thân, khổ tâm mà nó còn là sự không thỏa mãn, không yên ổn xuất phát từ trong lòng. Bản thân con người sinh ra, có mặt trên đời không thể tránh được nỗi khổ cũng không thể chối bỏ được nỗi khổ, khổ được coi là sự hiển nhiên mà con người phải đối mặt lấy nó. 

Sự tồn tại của thân xác là hữu hạn và chúng sinh ai ai cũng phải trải qua sinh – lão – bệnh – tử. Cả bốn quá trình là bốn nỗi khổ đau: Sinh khổ (sinh ra là khổ) – Lão khổ (thân xác già nua là khổ) – Bệnh khổ (Đau ốm là khổ) – Tử khổ (Kết thúc sự sống là khổ). Không những thế, đời người sống trong nhân sinh còn phải đối diện với nhiều nỗi khổ khác. Đó là: Mong cầu nhưng không đạt được là khổ, yêu thương nhưng phải lìa xa là khổ, ghét bỏ nhau nhưng phải sống gần nhau là khổ, mê muội bởi vật chất là khổ…

Tập đế (Tập khổ thánh đế – Samudayat Ariyasacca):

Là nguồn gốc, nguyên nhân của sự khổ đau. Nhận thức được những khổ đau chưa đủ, ta cần phải hiểu một cách tường tận bản chất gây ra nỗi khổ để từ đó diệt trừ hoàn toàn khổ đau. Đức Phật cho rằng, nỗi khổ xuất phát từ chính tâm tưởng của con người. Các nguyên nhân gây đau khổ thì rất nhiều, có thể là từ vật chất, từ hoàn cảnh xã hội… nhưng “nguồn cơn” thì chính là do tâm thức của cá nhân.

Nếu con người ta tham ái, khao khát quá mức dục lạc, vật chất, danh vị… ắt dẫn tới khổ đau. Sâu xa hơn là do sự vô minh – si mê, ngu muội không thấy được chân tướng của vạn vật nên cứ đắm chìm, bám víu vào những thứ hư ảo không bền vững nên sinh ra khổ đau. Vì vô minh nên bị cuốn vào tam độc “tham, sân, si”, khiến bản thân ham muốn lạc thú, cho cái tôi của mình là nhất, chấp thủ vào cái tôi và những cái của tôi nên mãi mãi không thoát ra được nỗi khổ đau.

Tóm lại, điều Phật muốn dạy ở đây là “sự khổ” là do tâm mình, cách nhìn của mình. Mọi sự trên đời đều có luân hồi, nghiệp báo nên nếu không bị cái tôi vị kỷ và những ham muốn dục vọng chi phối thì cuộc đời sẽ hạnh phúc hơn.

Diệt đế  (Diệt khổ thánh đế – Nirodha Ariyasacca):

Diệt đế hay tịch diệt, niết bàn là sự chấm dứt, tiêu diệt, dập tắt hay giải thoát khỏi khổ đau, phiền não. Diệt đế nhắc tới việc chấm dứt nghiệp để không còn luân hồi khổ đau.

Đạo Phật nhắc tới khổ đau trong đời người nhưng cũng đề cập đến sự hạnh phúc, an lạc khi cái tâm con người không còn tam độc “tham, sân, si”. Ta thường nhắc tới “cõi niết bàn” như là một cảnh giới cao siêu. Tuy nhiên, trong Đạo Phật, Niết bàn chẳng phải nơi nào đâu xa mà chính là ở đây – trong tay của mỗi người. Cảnh giới của Niết bàn cũng chính là việc con người được giải thoát, không còn nỗi khổ do sinh tử luân hồi.

Đạo đế (Đạo diệt khổ thánh đế – Magga Ariyasacca):

Là con đường, là phương pháp để diệt trừ những nguyên nhân gây ra sự khổ đau để chúng sinh được hưởng an lạc, hạnh phúc. Trong đó, “Đạo” tức là con đường đúng đắn, là luân lý lẽ phải.

Đức Phật đã chỉ ra có 8 con đường chân chính (bát chính đạo) của Đạo đế là: Chính kiến (thấy và hiểu điều đúng đắn), chính tư duy (suy nghĩ đúng đắn), chính ngữ (nói lời đúng đắn), chính nghiệp (hành vi, nghề nghiệp đúng đắn), chính mệnh ( đời sống đúng đắn), chính tinh tiến (nỗ lực đúng đắn), chính niệm (nhớ nghĩ đúng đắn), chính định (tập trung tư tưởng đúng đắn).

Sách tứ diệu đế pdf

Để tiện cho độc giả theo dõi, tìm hiểu thêm về Tứ Diệu đế, bạn đọc xem chi tiết sách Tứ Diệu đế bản PDF tại:

https://vietnamclassical.files.wordpress.com/2010/12/13.pdf

Xem Thêm:   Tiểu sử trưởng lão hòa thượng Thích Thông Lạc nhập định 49 ngày không ăn

Kinh tứ diệu đế mp3

Kênh sách nói về nội dung Kinh Tứ Diệu đế Mp3 để bạn đọc tham khảo:

http://chuagiacngo.com/node/67728/play

Tứ Diệu đế Thích Nhất Hạnh

Vào ngày 21/5/2008, tại thiền đường Trăng Rằm (Tổ đình Từ Hiếu), thầy Thích Nhất Hạnh đã có một buổi pháp thoại với đại chúng về chủ đề Tứ Diệu đế. Trong buổi pháp thoại, Sư ông đã chia sẻ với chư vị phật tử sự hiểu, giác ngộ của mình về lời Phật dạy trong Tứ Diệu đế. Đồng thời, qua đây Sư ông cũng nói lên những suy nghĩ phát triển khác của mình về nội dung trong giáo lý này thông qua phần chia sẻ về “bốn sự thật mầu nhiệm”.

Tứ diệu đế

Điển hình là trong Khổ đế, một số học giả có đề cập “đời là khổ”. Tuy nhiên, trên quan điểm của thiền sư Thích Nhất Hạnh, “đời là khổ” nên được hiểu là “khổ đau đang có mặt và hạnh phúc cũng đang có mặt” và  việc giáo dục đời chỉ khổ đau là một kiểu “giáo dục nhồi sọ”…

Trong suốt buổi pháp thoại, Sư ông đã bày tỏ những tư tưởng rất mới, rất riêng về cách hiểu Tứ Diệu đế. Toàn văn buổi pháp thoại ở link sau:

https://thuvienhoasen.org/a3917/tu-dieu-de-thich-nhat-hanh

Tứ Diệu đế Thích Thông Lạc

Tứ Diệu đế Thích Thông Lạc là tập hợp những bài giảng của trưởng lão Thích Thông Lạc về bốn chân lý của đạo Phật, về Tứ Diệu đế và chương trình giáo dục của đạo Phật từ thấp tới cao được đề cập trong cuốn “Phật giáo có đường lối riêng”.

Tứ diệu đế

Cuốn sách là sự diễn giải sâu sắc cách hiểu về Tứ Diệu đế và những vấn đề liên quan khác của thầy Thích Thông Lạc mà bạn đọc có thể tham khảo tại link sau:

Tứ Diệu đế Thích Nhật Từ

Ngày 29/6/2014, tại chùa Hội Linh (Địa chỉ số 314/36 Cách Mạng Tháng 8, phường An Thới, Tp Cần Thơ), thầy Thích Nhật Từ đã có buổi giảng đạo về Tứ Diệu đế với chủ đề “Tứ Diệu đế: Pháp môn duy nhất của Đức Phật” với chư vị phật tử. Tại đây, thầy Thích Nhật Từ đã có những chia sẻ, cắt nghĩa rất chi tiết cùng những ví dụ trực quan xoay quanh nội dung của Tứ Diệu đế.

Tứ diệu đế

Bạn đọc quan tâm có thể xem lại buổi giảng tại link:

Tứ Diệu đế Thích Chân Quang

Giảng giải về Tứ Diệu đế cho chư vị phật tử, trong một bài giảng Thượng tọa Thích Chân Quang đã có những cắt nghĩa rất chi tiết. 

Tứ diệu đế

Bạn đọc quan tâm có thể xem lại trong video:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://phatgiao.org.vn/y-nghia-sau-sac-cua-giao-phap-tu-dieu-de-tu-thanh-de-d35558.html
  2. https://thuvienhoasen.org/a11636/bai-1-bon-chan-ly-tu-dieu-de
  3. http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1848/Tu_Dieu_de_trong_giao_ly_dao_Phat

———————

Xem Thêm:   Tiểu sử Thượng tọa Thích Lệ Trang và đóng góp của thầy đối với nền Phật giáo nước nhà

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa sinh năm bao nhiêu? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mất là ai? Có vợ con không? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai? Bị bệnh gì? Hiện còn sống không?
  • Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?
  • Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất
  • Tiểu sử thầy Thích Minh Niệm – Tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” là ai? Cuộc đời và sự nghiệp tu hành
  • Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng là ai? Lùm xùm truyền vong báo oán
  • Tiểu sử thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là ai?
  • Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên là ai? Tổng hợp những bài giảng pháp mới và hay nhất
  • Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? Tiểu sử cuộc đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Những đóng góp và tác phẩm nổi bật