Nghe bản audio trên youtube
Tiểu sử thầy Thích Trí Quảng là nội dung được rất nhiều Phật tử quan tâm bởi đây là một trong những nhà sư có tầm ảnh hưởng nhất trong nước. Những nội dung thông tin về thầy sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết sau!
**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!
Thầy Thích Trí Quảng là ai?
Trưởng lão hòa thượng, Giáo sư, Tiến sĩ Phật học Thích Trí Quảng tên khai sinh là Ngô Văn Giáo, sinh ngày 15/1/1940, tại Xã Phú Mỹ Hương, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Một số tài liệu ghi thầy sinh năm 1938 nhưng chưa xác thực. Chúng tôi căn cứ theo cuốn “Việt Nam Phật giáo nhân vật chí” do Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam thực hiện và theo thông tin từ Sở Nội Vụ TPHCM thì đề cập năm sinh chính xác của thầy là 1940.
Năm lên 10 tuổi, thầy Trí Quảng bắt đầu xuất gia tu học. Năm 1960 thầy được thọ giới Tỳ kheo và được dẫn dắt, chỉ dạy bởi hòa thượng Thích Trí Đức – Viện chủ của Tổ đình Huê Nghiêm quận Thủ Đức, thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 41. Ngoài ra, thầy còn được các hòa thượng khác dẫn dắt là hòa thượng Thích Thiện Hòa, hòa thượng Thích Thiện Hoa, hòa thượng Thích Thiện Hào, hòa thượng Thích Trí Tịnh.
Sau nhiều năm tu học tại Đại học Rissho (Tokyo, Nhật Bản), hòa thượng Thích Trí Quảng tốt nghiệp học vị Tiến sĩ Phật học và trở về Việt Nam để thực hiện hoạt động hoằng pháp của mình.
Tóm tắt một số vai trò quan trọng của thầy Trí Quảng trong thời kỳ từ 1973- 1999 – nay
- Giai đoạn từ năm 1973 – 1975, thầy Thích Trí Quảng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng vụ trưởng Tổng vụ Phiên dịch và Trước tác (Giáo hội Phật giáo Việt Nam).
- Giai đoạn từ năm 1981 – 2007, thầy đảm nhận chức vụ Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam để đào tạo về hoằng pháp cho tăng sĩ.
- Giai đoạn từ năm 1989 đến nay, thầy đảm nhận vai trò là Tổng biên tập Báo và tờ Nguyệt san Giác Ngộ.
- Giai đoạn từ năm 1999 đến nay, thầy đảm nhận vai trò Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM.
Hiện nay, thầy Thích Trí Quảng đã được công nhận là Chứng minh Đạo sư Thiên Thai Thiền giáo tông đời thứ 43. Thầy được đông đảo Phật tử biết tới là trụ trì của nhiều ngôi chùa nổi tiếng trong nước:
- Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TPHCM)
- Viện chủ Tổ đình Ấn Quang (quận 10, TPHCM)
- Viện chủ Tổ đình Huê Nghiêm (quận Thủ Đức, TPHCM)
- Viện chủ chùa Huê Nghiêm 2 (quận 2, TPHCM)
- Viện chủ chùa Linh Sơn Bửu Thiền (Bà Rịa Vũng Tàu)
- Viện chủ Tổ đình Linh Nguyên (Đức Hòa, Long An).
Trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thầy Thích Trí Quảng là một nhân vật có tầm ảnh hưởng.
Ngày 13/1/2015, tại hội nghị 4, khóa VII của Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, thầy Thích Trí Quảng chính thức đảm nhận vai trò là Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh GHPGVN. Tới Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII năm 2017, thầy vẫn được tái suy tôn đảm nhận chức vụ quan trọng này và đồng thời kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN.
Các chức vụ quan trọng thầy Thích Trí Quảng đảm nhận trong các nhiệm kỳ từ 2002 – nay
Nhiệm kỳ từ 2002 – 2007
Thầy Trí Quảng đảm nhận các vai trò là:
- Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam TPHCM
- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
- Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM.
Nhiệm kỳ từ 2007 – 2012
Thầy đảm nhận các chức vụ:
- Phó Chủ tịch hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam TPHCM
- Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
- Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TWGHPGVN
- Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật Giáo TPHCM
- Tổng biên tập Báo Giác Ngộ
Nhiệm kỳ từ 2012 – 2017
Ngoài các vai trò ở nhiệm kỳ trước, thầy đảm nhận thêm các chức vụ:
- Phó pháp chủ Hội Đồng Chứng Minh TW GHPGVN
- Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPGVN
Nhiệm kỳ từ 2017 – 2022
Hiện nay, thầy Thích Trí Quảng đang đảm nhận các vai trò là:
- Phó pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh TW GHPGVN
- Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam TPHCM
- Trưởng ban Trị sự GHPGVN TPHCM
- Tổng biên tập Báo Giác Ngộ
- Chủ tịch Hội đồng giám luật Hội Đồng Chứng minh TW GHPGVN
Một số hoạt động nổi bật của thầy Thích Trí Quảng
Từ sau khi tu học và về nước, thầy Thích Trí Quảng đã thực hiện rất nhiều việc có ý nghĩa trong việc duy trì và phát triển hoạt động tu học của Phật tử, nhất là trong thời kỳ đất nước sau thống nhất. Điển hình là việc xây dựng nên Đạo tràng Pháp Hoa, xây dựng chùa Huê Nghiêm… Trong đó:
- Đạo tràng Pháp Hoa
Là nơi tập hợp của đông đảo Phật tử ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các Phật tử trẻ của tổ đình Ấn Quang. Ban đầu, đạo tràng được thầy Trí Quảng xây dựng chỉ có khoảng 40 em thanh thiếu nhi tới chùa Ấn Quang sinh hoạt, học tập theo tinh thần Phật giáo phù hợp với tuổi trẻ. Sau dần, với nhiều hoạt động bổ ích như học giáo lý, tụng kinh, dâng hoa cúng dường… đã tác động tích cực tới ngày càng nhiều hơn Phật tử ở các lứa tuổi khác nhau và hình thành một đạo tràng tu học lớn mạnh cho tới ngày nay. Không dừng lại ở đó, đạo tràng Pháp Hoa còn được lan truyền rộng rãi ra cộng đồng hải ngoại tại nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Pháp, Đức… bởi chính những đệ tử của hòa thượng Trí Quảng.
- Xây dựng chùa Huê Nghiêm 2
Ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc Tông này nằm tại số 299B Lương Định Của, Bình Khánh, quận 2, TPHCM. Ban đầu phần đất xây chùa được hòa thượng Thích Hồng Tín tạo mãi cho tổ đình Huê Nghiêm (Thủ Đức) từ năm 1899 và dùng để sản xuất lương thực cho tổ đình. Sau năm 1975, thầy Thích Trí Quảng đã kêu gọi sự giúp sức của cộng đồng để xây dựng chùa Huê Nghiêm 2 nhằm mục đích để tăng chúng, Phật tử có nơi nghỉ ngơi và tu học. Chùa được chính thức công nhận vào năm 1998. Vào mỗi dịp Đại lễ Phật đản hàng năm, chùa Huê Nghiêm 2 thường được chọn làm nơi hành lễ tập trung cho hàng trăm, hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử tới tham dự. Từ 5/2017, ngôi chùa đã được hòa thượng Thích Trí Quảng trao quyền trụ trì cho Thượng tọa Thích Lệ Trang.
- Trùng tu Việt Nam Quốc Tự
Nhằm ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát vào dương lịch ngày 12/10/2014, thầy Thích Trí Quảng đã chính thức khởi công xây dựng, trùng tu ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự. Công trình này được cho là trọng điểm để chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo TPHCM lần thứ IX và kỷ niệm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Nhờ nguồn kinh phí kêu gọi được, ngôi chùa được trùng tu với quy mô vô cùng đồ sộ với kinh phí lên tới 250 tỷ đồng. Công trình này chính thức khánh thành vào ngày 7/11/2017.
Các tặng thưởng và vinh danh thầy Thích Trí Quảng
Với nhiều đóng góp cho sự nghiệp hoằng pháp nói chung, hòa thượng Thích Trí Quảng đã nhận được nhiều vinh danh và tặng thưởng ở cả trong và ngoài nước. Điển hình một trong số vinh danh đó là:
- Tháng 11/2011, tại chùa Huê Nghiêm, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Minh Trí đã thay mặt Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho hòa thượng Thích Trí Quảng.
- Tháng 11/2017, tại Việt Nam Quốc Tự, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Tất Thành Cang đã thay mặt chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho hòa thượng Thích Trí Quảng.
- Năm 2008, Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya trực thuộc Hoàng gia Thái Lan đã trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự cho hòa thượng Thích Trí Quảng cho những công đức và đóng góp của thầy đối với sự nghiệp hoằng pháp và giáo dục Phật giáo. Thầy Trí Quảng cũng chính là nhà sư Việt Nam thứ hai được trao tặng danh dự này, trước đó là hòa thượng Thích Minh Châu.
- Tháng 2/2016, tại Viện Công nghệ châu Á (Thái Lan) , hòa thượng Thích Trí Quảng đã được Liên minh Các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới trao tặng giải thưởng “Lãnh đạo xuất sắc Phật giáo thế giới”, trước sự chứng kiến của đông đảo đại biểu Phật giáo tới từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là giải thưởng ghi nhận những đóng góp to lớn của các tôn đức, hành giả và tổ chức Phật giáo đến sự phát triển của Phật giáo trên toàn thế giới nói chung, đối với quốc gia nói riêng.
Tác phẩm nghiên cứu Phật học của hòa thượng Thích Trí Quảng
Tới nay, thầy Thích Trí Quảng đã viết hơn 50 tác phẩm nghiên cứu Phật học, trong đó có cả tác phẩm biên soạn và phiên dịch. Một số tác phẩm nổi trội đó là:
- Tác phẩm biên soạn: Kinh Bổn môn Pháp Hoa; Lược giải kinh Duy Ma; Lược giải kinh Pháp Hoa; Lược giải kinh Hoa Nghiêm; Nghi thức Sám hối Hồng danh; Nghi thức Vu lan báo hiếu; Nghi thức cầu an; Hoằng pháp và trụ trì; Tư tưởng Phật giáo; Phật giáo nhập thế và phát triển…
- Tác phẩm phiên dịch: Kinh A di đà; Kinh Dược sư; Kinh Đại Bảo Tích.
Một số pháp thoại của thầy Thích Trí Quảng
- Pháp thoại: Phật tử tại gia nên tụng kinh gì thì tốt, mỗi ngày tụng mấy lần?
- Pháp thoại: Cả đời lễ lạy Phật nhưng không được phước vì sai cách
- Pháp thoại: Sự màu nhiệm của câu “nam mô quan thế âm bồ tát”
Ngoài những bài pháp thoại kể trên, thầy Thích Trí Quảng còn có rất nhiều bài thuyết pháp hay khác, bạn quan tâm có thể tìm kiếm dễ dàng trên internet.
Trên đây là những thông tin về tiểu sử thầy Thích Trí Quảng. Hy vọng rằng đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn!
———————
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa sinh năm bao nhiêu? Cuộc đời và sự nghiệp
- Tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mất là ai? Có vợ con không? Cuộc đời và sự nghiệp
- Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai? Bị bệnh gì? Hiện còn sống không?
- Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?
- Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất
- Tiểu sử thầy Thích Minh Niệm – Tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” là ai? Cuộc đời và sự nghiệp tu hành
- Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng là ai? Lùm xùm truyền vong báo oán
- Tiểu sử thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là ai?
- Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên là ai? Tổng hợp những bài giảng pháp mới và hay nhất
- Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?
- Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? Tiểu sử cuộc đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Những đóng góp và tác phẩm nổi bật
Xem ngay trên Youtube