Nghe bản audio trên youtube

[wpcc-iframe title=”YouTube video player” src=”https://www.youtube.com/embed/aFk8n4tk7Vo” width=”560″ height=”315″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”]

Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh là một trong những chủ đề được rất nhiều Phật tử quan tâm sau khá nhiều ồn ào xung quanh hoạt động được xem là “trục lợi tâm linh” tại ngôi chùa Ba Vàng, nơi thầy làm trụ trì. Vậy thầy Thích Trúc Thái Minh sinh năm bao nhiêu, quê quán ở đâu và quá trình tu học như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung sau!

**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thầy Thích Trúc Thái Minh là ai?

thầy thích trúc thái minh

Đại Đức Thích Trúc Thái Minh tên khai sinh là Vũ Minh Hiếu, sinh ngày 3/3/1967, quê quán ở làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. 

Thầy Thích Trúc Thái Minh là người con thứ 5 trong gia đình có 7 người con. Nhờ được giáo dục trong một môi trường nề nếp ngay từ thuở nhỏ, cộng với bản tính thông minh sáng dạ nên ngày từ khi còn nhỏ cho tới khi đi học, thầy đã nổi tiếng là một người con ngoan, học giỏi, đạt được nhiều thành tích tốt trong học tập. Sau khi kết thúc chương trình học phổ thông trung học, thầy Thái Minh tiếp tục học tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, khoa Vật tư K62. Là một trong những trường đại học đào tạo về kinh tế tốt nhất trong cả nước, với chương trình học khó nhưng với vốn bản chất hiếu học, tư chất thông minh nên thầy Thái Minh đã hoàn thành chương trình học đại học với tấm bằng xuất sắc và là một trong hai người được giữ lại trường làm giảng viên. 

Làm giảng viên tại trường Kinh tế quốc dân Hà Nội trong khoảng 2 năm thì thầy Thái Minh chuyển công tác sang Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp – IMI thuộc Bộ Công nghiệp. Quá trình công tác với năng lực và sự nhiệt huyết nên thầy luôn được đánh giá tốt.

Bước ngoặt và cũng chính là cơ duyên đưa thầy Thích Trúc Thái Minh đến với con đường tu hành chính là sau sự việc người chị họ đột ngột qua đời. Qua nhiều chia sẻ về sau này, thầy Thái Minh bày tỏ rằng sự việc không may với người chị họ khiến thầy hết sức bàng hoàng và nhận ra sự vô thường của kiếp sống. Giai đoạn đó thầy đã vô cùng trăn trở với nhiều câu hỏi về sự sống, cái chết, bản thân mình là ai… và tìm tới cả triết học, khoa học để tìm câu trả lời nhưng không được. Cuối cùng, trong một lần đi chùa Quán Sứ, được tiếp xúc với “Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải”, thầy đã được giải đáp cho những trăn trở của mình thông qua triết lý Phật giáo.

thầy thích trúc thái minh

Nhờ đó, thầy bắt đầu con đường tìm hiểu sâu sắc hơn về Phật giáo, tập ngồi thiền, ăn chay, niệm phật. Thầy cũng bắt đầu chia sẻ những hiểu biết của mình về giáo lý nhà Phật đối với nhiều đồng nghiệp khác và thành lập ra Đạo tràng Quán Sứ với những người có cùng chí hướng và nhiều Phật tử khác. Như vậy, trong suốt thời gian công tác tại trường đại học và Viện Nghiên cứu chế tạo máy, thầy Thích Trúc Thái Minh đã đồng thời hoàn thành tốt các công việc chuyên môn, vừa nghiên cứu và thực hành phật pháp thông qua các hoạt động như đi lễ chùa, lễ Phật, đem thượng Phật về thờ….

Trong một lần đi chùa Quán Sứ, thầy tình cờ đọc được 4 câu kệ rằng:

“Muốn thấy thập phương tất cả Phật

Muốn ban vô tận công đức tạng

Muốn diệt chúng sinh tất cả khổ

Phải nên mau phát Bồ Đề tâm”

4 câu kệ này cùng với cuốn “Khuyến phát Bồ Đề tâm” của Thật Hiền Đại sư đã có tác động rất lớn tới tư tưởng của thầy Thái Minh. Vì thế, vào ngày 19/6/1998, nhằm ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm, thầy đã cùng Đạo tràng của mình bắt xe vào Đà Lạt, tới Thiền viện Trúc Lâm để xin phát bồ đề tâm trước hòa thượng Thích Thanh Từ, đánh dấu bước ngoặt quyết tâm quy y, tu học nơi cửa Phật. Không lâu sau đó, vào năm 1999, sau khi đã thuyết phục được gia đình, thầy tới chùa Diên Phúc, Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội để tập sự xuất gia, thực hành đời sống của một người tu hành trong vòng 2 tháng. Sau đó, vào ngày 19/6/1999, sau quá trình thử thách và đã đủ nhân duyên, thầy Thái Minh đã vào lại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt để xin xuất gia tu học dưới sự dẫn dắt của hòa thượng Thích Thanh Từ, chính thức được ban pháp danh là Thích Trúc Thái Minh.

Quá trình tu học tại thiền viện, thầy Thích Trúc Thái Minh đã thực hành nghiêm túc nếp sống thiền môn, chăm chỉ tu học và phát nguyện phục vụ trong nhiều hoạt động, thời khóa của nhà chùa.

thầy thích trúc thái minh

Tới năm 2001, thầy Thích Trúc Thái Minh xin được ra Bắc để tới Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử tu học, góp sức xây dựng chùa. Nhờ có khả năng và trách nhiệm nên thầy đã được Thiền viện mời làm việc tại Ban Tri khách. Suốt quãng thời gian tại đây, thầy Trúc Minh được đánh giá rất tốt với nhiều hoạt động tích cực như hoằng dương Phật pháp, hóa độ chúng sinh, tham gia các hoạt động thiện nguyện… nhờ đó, thầy không những nhận được sự tin tưởng của Ban trị sự thiền viện mà còn được rất nhiều Phật tử gần xa biết tới, yêu mến, kính trọng. 

Nhờ vậy, vào năm 2007, thầy Thích Trúc Thái Minh đã được tin tưởng cử làm trụ trì chùa Ba Vàng. Sau đó, nhờ có sự đóng góp của nhiều Phật tử gần xa, thầy Thích Trúc Thái Minh cùng với các đệ tử, các Phật tử thập phương đã góp công, góp sức trùng tu, xây dựng chùa Ba Vàng thêm khang trang. Ước tính, nguồn vốn xã hội hóa dùng để xây chùa lên tới gần 500 tỷ đồng.

Thầy Thích Trúc Thái Minh và lùm xùm về hoạt động tuyên truyền vong báo oán trục lợi tại chùa Ba Vàng

Vào 3/2019, sau khi loạt bài điều tra đăng tải trên báo Lao Động về việc chùa Ba Vàng truyền bá thuyết “vong báo oán”, “oan gia trái chủ” và tổ chức “giải nghiệp”, thu tiền hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, lãnh đạo và các sở ban ngành thành phố Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp vào cuộc thanh kiểm tra ngôi chùa này.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền điều tra đã kết luận người trực tiếp tuyên truyền các thuyết trên và đứng ra thu tiền của Phật tử bằng hình thức công đức là bà Phạm Thị Yến. Tuy nhiên, bản thân sư Thích Trúc Thái Minh với tư cách là trụ trì chùa Ba Vàng cũng phải quy trách nhiệm vì đã cho bà Yến ngang nhiên thực hiện hoạt động sai trái trong thời gian dài.

Ngoài ra, khi được hỏi về các thuyết trên thì thầy Thích Trúc Thái Minh cũng đều khẳng định là hoàn toàn có thật và chùa Ba Vàng chính là nơi có thể làm lễ giải oan, giải nghiệp này, mà theo thầy là “Chùa chúng ta thỉnh được vong, giải được oán kiếp là do năng lực của đại chúng”.

Quan điểm này của thầy Thích Trúc Thái Minh sau đó đã bị các thành viên ban cán sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bác bỏ là hoàn toàn sai sự thật. Điển hình, Thượng tọa Thích Nhật Từ (Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam) đã khẳng định Phật giáo hoàn toàn không có thuyết “thỉnh oan gia trái chủ” và thuyết “định mệnh luật” – cho rằng số phận con người đang phải gánh vác và chịu đựng đều do 100% quá khứ (nghiệp) quyết định đã được Đức Phật cực lực lên án và xếp vào 1 trong số 3 1uan điểm học thuyết nguy hại cho đạo Phật. Do đó, Những quan điểm mà thầy Thích Trúc Thái Minh đưa ra và đặc biệt là hoạt động thu lợi bất chính từ việc “giải oan gia trái chủ”… là sai trái.

Từ sự việc đặc biệt nghiêm trọng này mà ngày 26/3/2019, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức họp kín và quyết định đình chỉ tất cả các chức vụ trong giáo hội của Đại đức Thích Trúc Thái Minh. Ngoài ra, Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng đồng thời phải thực hiện sám hối đại tăng trong 49 ngày tại chùa Ba Vàng, dưới sự giám sát của Thượng tọa Thích Thanh Quyết.

thầy thích trúc thái minh

Tới ngày 12/7/2019, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã bị bãi nhiệm toàn bộ các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bao gồm các chức danh: Ủy viên dự khuyết Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban Thông tin truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Lai Châu, Ủy viên thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh. Tuy vậy, Đại đức Thích Trúc Thái Minh vẫn được giao đảm nhiệm vai trò là trụ trì của chùa Ba Vàng cho tới nay. 

Từ sau sự vụ không hay về hoạt động của chùa Ba Vàng, thầy Thích Trúc Thái Minh đã thành tâm sám hối trước toàn thể chư tăng. Thầy cũng đã có những hành động thiết thực để duy trì hoạt động tại chùa Ba Vàng theo đúng mục đích và vai trò của nhà Phật, từng bước sửa chữa những sai lầm trong quá khứ.

Thầy Thích Trúc Thái Minh giảng pháp mới nhất

Các bạn có thể theo dõi các bài giảng pháp mới nhất của thầy Thích Trúc Thái Minh qua các kênh chính thức của thầy dưới đây.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi tổng hợp được về tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh. Hy vọng những kiến thức này hữu ích với bạn!

———————

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa sinh năm bao nhiêu? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mất là ai? Có vợ con không? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai? Bị bệnh gì? Hiện còn sống không?
  • Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?
  • Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất
  • Tiểu sử thầy Thích Minh Niệm – Tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” là ai? Cuộc đời và sự nghiệp tu hành
  • Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng là ai? Lùm xùm truyền vong báo oán
  • Tiểu sử thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là ai?
  • Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên là ai? Tổng hợp những bài giảng pháp mới và hay nhất
  • Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? Tiểu sử cuộc đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Những đóng góp và tác phẩm nổi bật

[wpcc-iframe title=”YouTube video player” src=”https://www.youtube.com/embed/mQU6dlyCy2k” width=”560″ height=”315″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen” data-mce-fragment=”1″]

Xem ngay trên Youtube

Xem Thêm:   Tiểu sử Thầy Thích Thiện Xuân, tu ở chùa nào, quá trình hoạt động và đạo nghiệp ra sao?