Thiền sư – Hòa thượng Thích Thanh Từ là bậc cao tăng vô cùng nổi tiếng. Ông có sự ảnh hưởng và đóng góp cao cả đối với Phật học và Phật giáo Việt Nam, góp phần phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử mà chúng ta nhìn thấy ngày nay.

thích thanh từ

Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai?

Hòa thượng Thích Thanh Từ có tên thật là Trần Hữu Phước, ông sinh ngày 24 tháng 7 năm 1924 tại ấp Tích Khánh, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Cha của ông là ông Trần Văn Mão, mẹ là bà Nguyễn Thị Đủ, ông sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.

Thân phụ của Hòa thượng Thích Thanh Từ là ông Trần Văn Mão, từ nhỏ đã theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần, thanh cao, theo đạo Cao Ðài. Thân mẫu của ông là bà Nguyễn Thị Ðủ, quê làng Thiện Mỹ, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ. Cụ bà vốn là người hiền lành chân chất, suốt đời tận tụy, tần tảo sớm tối, hy sinh vì chồng vì con.

Hòa thượng Thích Thanh Từ tuy được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, thế nhưng ông đã rất nổi bật với những nét riêng ngay từ khi còn thơ bé, đó là sự trầm mặc, ít nói, thích đọc sách, có chí xuất trần và đặc biệt ông vô cùng hiếu thảo với cha mẹ và thích làm việc thiện.

hòa thượng thích thanh từ

Vào năm ông 10 tuổi, nhân dịp theo cụ ông lên Mốp Văn, Long Xuyên thọ tang người bác của gia đình, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã được đến thăm chùa Sân Tiên trên núi Ba Thê lần đầu tiên để cúng cầu siêu cho bác. Nhờ đó mà ông đã nảy sinh cái duyên đối với chốn cửa Phật, tức cảnh đọc thơ.

Ngày 15 tháng 7 năm 1949, sau 3 tháng làm công quả tại chùa Phật Quang, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã được sư thầy Tổ Thiện Hoa chính thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ. Thế là ước nguyện của ông đã được thực hiện. Từ đó, ông đã siêng năng theo Tổ công phu bái sám, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ nhỏ những bài giảng Phật pháp. Ngoài ra ông còn phụ trông nom và chăm sóc hàng chục chú tiểu trong chùa.

Quá trình học Phật của Hòa thượng Thích Thanh Từ

Vào giai đoạn những năm 1949 – 1950, Hòa thượng Thích Thanh Từ theo học lớp Sơ đẳng năm thứ 3 tại Phật học đường Phật Quang. Đến năm 1951, ông bắt đầu học lên Trung đẳng. Cũng trong năm này, chùa Phật Quang bị binh biến, Tổ Thiện Hoa phải dời tất cả tăng chúng lên chùa Phước Hậu, Hòa thượng Thích Thanh Từ cũng được theo và thọ giới Sa-di tại đây do Tổ Khánh Anh làm Hòa thượng đàn đầu.

Cho đến năm 1953, ông đã theo Bổn sư là Tổ Thiện Hoa lên Sài Gòn, tiếp tục theo học lớp Trung đẳng tại Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang. Tại đây, ông được thọ giới cụ túc do Tổ Huệ Quang làm Hòa thượng đàn đầu. Từ những năm 1954 đến năm 1959, ông đã theo học Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt.

Sau gần 10 năm trải qua Sơ đẳng, Trung đẳng, Cao đẳng Phật học, đoạn đường Tăng sinh kể như là đã hoàn tất, Hòa thượng Thích Thanh Từ bắt đầu bước sang thời kỳ hóa đạo. Ông là một vị Giảng sư trong Giảng sư đoàn của ban Hoằng pháp, có uy tín khá lớn thời bấy giờ và được đông đảo Phật tử xa gần yêu mến và quý trọng.

hòa thượng thích thanh từ

Những thành tựu nổi bật mà Hòa Thượng Thích Thanh Từ đã đạt được

Xem Thêm:   Thiền sư Ajahn Chah là ai? Tiểu sử cuộc đời và những thành tựu vĩ đại của ngài cho Phật giáo

Từ năm 1960 đến năm 1964, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Phật giáo, có thể kể đến như: Phó Vụ trưởng Phật học vụ, Vụ trưởng Phật học vụ, Giáo sư kiêm Quản viện Phật học viện Huệ Nghiêm, Giảng sư Viện Ðại học Vạn Hạnh và các Phật học đường Dược Sư, Từ Nghiêm,…

Sau lễ mãn khóa Cao Trung chuyên khoa tại Huệ Nghiêm và Dược Sư, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã xin phép Tổ Thiện Hoa được lui về núi ẩn tu. Khi này ông đã thật sự giã từ Phật học viện, giã từ phấn bảng với năm tháng miệt mài vì tứ chúng, thế nhưng hai tiếng “Tăng Ni” vẫn xoáy sâu vào lòng ông, để sau này chút duyên “Thầy Trò” ấy lại gặp nhau và càng thêm son sắt trên đỉnh Tương Kỳ.

hòa thượng thích thanh từ

Tháng 4 năm 1966, Hòa thượng Thích Thanh Từ dựng Pháp Lạc thất trên núi Tương Kỳ, Vũng Tàu. Ngôi thất lá vuông vức bốn thước đơn sơ với bộ Ðại Tạng Kinh, thế nhưng đã ấp ủ một Thiền tăng nghèo quyết nhận lại cho kỳ được hạt châu vô giá của chính mình.

Rằm tháng tư năm Mậu Thân (1968), Hòa thượng Thích Thanh Từ tuyên bố nhập thất vô hạn định với lời kiên quyết: “Nếu đạo không sáng, thề không ra thất.” Thế là cửa sài đôi cánh khép, toàn thể môn nhân quy ngưỡng lên non một lòng mong đợi.

Tháng 7 năm 1968, ông đã liễu đạt lý sắc không, thấu suốt thật tướng Bát-nhã. Từ con mắt Bát-nhã trông qua Tạng kinh, lời Phật, ý Tổ đã được khai thông. Giáo lý Ðại thừa và thâm ý nhà Thiền đã được Hòa thượng Thích Thanh Từ khám phá từ công phu thiền định của ông.

Ngày 8 tháng 12 năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ tuyên bố ra thất giữa bao niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử trên khắp cả nước. Nước cam lộ từ đây rưới khắp, suối từ bi từ đây tuôn chảy. Nơi đây, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời tu của vị Hòa thượng rất được yêu quý này. Hoài bão tu Thiền đã thai nghén bao năm trong thầm lặng đơn độc của Người, đến đây mới thật sự có điểm khởi phát và lớn dậy, để sau này Phật giáo Việt Nam vinh dự đón một ngôi sao sáng mở ra trang lịch sử Thiền sử Việt Nam rực rỡ huy hoàng nhất vào cuối thế kỷ 20.

hòa thượng thích thanh từ

Hòa Thượng Thích Thanh Từ còn sống không? Bị bệnh gì?

Hiện nay thiền sư – Hòa thượng Thích Thanh Từ vẫn còn sống, thầy hiện tại sức khỏe đã khá yếu do bệnh tuổi già. Cả một đời thầy đã đi khắp thế giới để truyền bá tư tưởng Phật giáo và thành lập nhiều những thiền viện để làm nơi hướng dẫn tu hành cho những người yêu mến và muốn quy y cửa Phật.

thích thanh từ

Danh sách các thiền viện đã được Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập

Xem Thêm:   Tiểu sử thầy Thích Giác Hạnh là ai? Ở chùa nào? Những bài giảng hay nhất

Thiền sư – Hòa thượng Thích Thanh Từ là người có công rất lớn trong việc khôi phục dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử mà chúng ta biết đến ngày nay. Bên cạnh đó, ông cũng là người thành lập nên rất nhiều các thiền viện khác nhau trên khắp cả nước cũng như ở nước ngoài, làm nơi hướng dẫn tu hành và giáo hóa Phật pháp đến với tất cả mọi người. sau đây là danh sách cụ thể các thiền viện của ông:

– Thiền viện Chân Không, núi Tương Kỳ – Vũng Tàu, thành lập vào ngày 15 tháng 4 năm 1971; dời về Thường Chiếu năm 1986, được phép tái thiết năm 1995.

– Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành – Đồng Nai, thành lập tháng 8 năm 1974.

– Thiền viện Viên Chiếu, Long Thành – Đồng Nai, thành lập tháng 4 năm 1975.

– Thiền viện Huệ Chiếu, Bà Rịa – Vũng Tàu, thành lập tháng 4 năm 1979.

– Thiền viện Linh Chiếu, Long Thành – Đồng Nai, thành lập tháng 2 năm 1980.

– Thiền viện Phổ Chiếu, Bà Rịa – Vũng Tàu, thành lập tháng 6 năm 1980.

– Thiền viện Tịch Chiếu, Long Hải, thành lập tháng 7 năm 1987.

– Thiền viện Liễu Đức, Long Thành – Đồng Nai.

– Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, thành lập tháng 4 năm 1993.

– Chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, 2002.

– Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, thành lập ngày 27 tháng 11 năm 2005

– Thiền viện Tuệ Quang, Linh Trung, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Thiền viện Hương Hải, Long Thành – Đồng Nai.

– Thiền viện Đạo Huệ, Long Thành – Đồng Nai.

– Thiền viện Tuệ Thông, Long Thành – Đồng Nai.

– Thiền viện Đại Đăng, Bonsall, California, Hoa Kỳ, thành lập năm 2001.

– Thiền viện Quang Chiếu, Fort Worth, Texas, Hoa Kỳ, thành lập năm 2019.

– Thiền viện Bồ Đề, Boston, Hoa Kỳ, thành lập năm 2006.

– Thiền viện Diệu Nhân, Sacramento, California, Hoa Kỳ, thành lập năm 2002.

– Thiền tự Vô Ưu, San Jose, California, Hoa Kỳ.

– Thiền viện Trúc Lâm Minh Chánh, Renton, Washington, Hoa Kỳ, thành lập năm 2003.

– Thiền viện Chánh Tâm, Anaheim, California, Hoa Kỳ.

– Thiền viện Trúc Lâm Hoa Từ Mesa, Arizona, Hoa Kỳ.

– Thiền viện Chân Giác, Fullerton, California, Hoa Kỳ.

– Thiền viện Chân Tâm, Oklahoma City, Oklahoma, Hoa Kỳ.

– Thiền tự Đạo Viên, Québec, Canada, thành lập năm 2002.

– Thiền tự Thường Lạc – Pháp.

– Thiền tự Pháp Loa – Úc.

– Thiền tự Hiện Quang – Úc.

– Thiền tự Hỷ Xả – Úc.

– Thiền viện Tiêu Dao – Úc.

– Thiền tự Tuệ Căn – Úc.

– Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức – Xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Khánh thành ngày 16 tháng 1 năm 2011

– Thiền Viện Phúc Trường – Tp.Thủ Dầu Một. Lạc thành ngày 16/05/2013

– Thiền Viện Trúc Lâm Thanh Nguyên – xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. khánh thành ngày 7/09/2014

– Từ Đường Trúc Lâm – xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. khánh thành ngày 23/11/2015.

thích thanh từ

Ngoài ra, Hòa thượng Thích Thanh Từ cũng đã góp sức trùng tu hai Tổ đình Phật Quang và Phước Hậu, Trà Ôn, Vĩnh Long. Ông còn giảng giải và dịch rất nhiều bộ Kinh, Luận và Sử từ Hán văn sang Việt văn. Đồng thời, ông cũng giảng giải rất nhiều bài pháp phổ thông cho Tăng Ni và Phật tử trên khắp cả nước.

Hòa thượng Thích Thanh Từ đã đi du hóa và thăm viếng nhiều nước: Campuchia (1956); Ấn Ðộ, Sri Lanka và Nhật Bản (1965); Trung Quốc (1993); Pháp (1994, 2002); Thụy Sĩ (1994); Indonesia (1996); Canada (1994, 2002); Hoa Kỳ (1994, 2000, 2001, 2002); Úc (1996, 2002).

Một số bài giảng hay của Hòa Thượng Thích Thanh Từ

thích thanh từthích thanh từthích thanh từthích thanh từthích thanh từthích thanh từthích thanh từthích thanh từthích thanh từ