Nghe bản audio trên youtube

**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Thập thiện nghiệp là gì?

Nghiệp có nghĩa là tạo tác, hành động, hành vi. Nghiệp có thể chia ra làm 3 loại là nghiệp lành, nghiệp dữ và nghiệp vô ký (không lành, không dữ).

  • Nghiệp lành là những hành vi không gây hại cho mình, cho người, cho vật ở cả hiện tại cũng như vị lai.
  • Nghiệp dữ là những hành vi gây hại cho mình, cho người, cho vật ở hiện tại hoặc vị lai.

3 nghiệp dữ về “thân” bao gồm:

  • Sát sinh
  • Trộm cắp
  • Tà dâm

4 nghiệp dữ về “khẩu” bao gồm:

  • Nói dối
  • Nói thêu dệt
  • Nói 2 chiều
  • Nói lời hung ác

3 nghiệp dữ về “ý” bao gồm:

  • Tham lam
  • Giận hờn
  • Si mê

Thập thiện nghiệp ở đây có ý muốn chỉ là 10 nghiệp lành bao gồm:

  • Không sát sinh
  • Không trộm cắp
  • Không tà dâm (không dâm dục đối với tăng, ni)
  • Không nói dối
  • Không nói thêu dệt
  • Không nói lưỡi hai chiều
  • Không nói lời hung ác
  • Không tham lam
  • Không giận hờn
  • Không si mê

Hãy ghi nhớ thập thiện nghiệp bao gồm thân tam, khẩu tứ, ý tam tức là 3 thiện nghiệp đầu thuộc về “thân”, 4 thiện nghiệp sau thuộc về “khẩu”, 3 thiện nghiệp cuối cùng thuộc về “ý”.

3 Thiện nghiệp thuộc về phần “Thân”

Không sát sinh

5 yếu tố tạo thành tội sát sinh

  • Chúng sinh có thức tính (thực vật, vi trùng, vi khuẩn không phải là chúng sinh có thức tính)
  • Biết rõ chúng sinh có thức tính
  • Có ý muốn giết
  • Thực hiện hành vi giết
  • Chúng sinh đã chết

Tự mình làm hay bảo người khác làm thì đều phạm tội.

Lợi ích của việc không sát sinh

  • Tất cả chúng sinh đều quý mến
  • Lòng từ bi mở rộng với tất cả chúng sinh
  • Trừ sạch thói quen giận hờn
  • Thân thể khỏe mạnh hơn
  • Tuổi thọ được lâu dài
  • Thường được thiên thần hỗ trợ
  • Ngủ ngon giấc và không chiêm bao dữ
  • Trừ các mối oán thù
  • Không bị đọa vào 3 giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh
  • Sau khi chết được sinh lên cõi trời
Xem Thêm:   Tiểu sử Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ là ai? Tu ở chùa nào? Sự thật bị đột quỵ

Không trộm cướp

5 yếu tố tạo thành tội trộm cắp

  • Vật đó có chủ sở hữu
  • Biết rõ vật đó có chủ sở hữu
  • Có ý muốn lấy
  • Thực hiện hành vi lấy
  • Vật đó đã bị dời đi so sự cố ý lấy

5 phước lớn của việc không trộm cướp

  • Tiền của có dư, không bị cướp mất
  • Được nhiều người tin cậy
  • Xa gần đều khen ngợi
  • Lòng được an ổn
  • Sau khi chết được sinh lên cõi trời

Không tà dâm

4 yếu tố tạo nên tội tà dâm

  • Người nữ đang được bảo hộ hoặc đã có sở hữu
  • Có ý muốn hành dâm
  • Cố gắng hành dâm
  • Có sự thích thú khi quan hệ

4 điều phước đức của việc không tà dâm

  • 6 căn được vẹn toàn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)
  • Đoạn trừ phiền não và quấy nhiễu
  • Không ai xâm phạm vợ/chồng, con cái mình
  • Được tiếng tốt, người người khen ngợi

4 Nghiệp thuộc về “Khẩu”

Không nói dối

4 Chi hình thành nên tội nói dối

  • Trong nội dung có một việc sai sự thật.
  • Chúng ta có tâm muốn nói sai sự thật.
  • Chúng ta đã nói sai sự thật.
  • Đã khiến người nghe tin vào việc sai sự thật đó.

Đức Phật có nói chỉ có một trường hợp duy nhất mà nói dối không phạm tội này đó là nói dối để cứu nguy cho người đang gặp hiểm nạn.

5 Lợi ích của việc không nói dối

  • Miệng thường thơm sạch.
  • Thế gian, nhân thiên đều kính yêu.
  • Lời nói không lẫn lộn và vui vẻ.
  • Trí tuệ rất phát triển.
  • Được hưởng lạc thú như ý nguyện.

Không nói thêu dệt

Nói thêu dệt là nói bịa đặt những trau chuốt lời hoa mỹ để quyến rũ lòng người, cố gắng thuyết phục người ta tin vào những điều bịa đặt.

Có câu nói khá thú vị như sau:

  • Dựa dẫm: “Dựa” là bị “dẫm”.
  • Nhờ vả: “Nhờ” là bị “vả”.
  • Xin xỏ: “Xin” là bị “xỏ”.
  • Cầu cạnh: “Cầu” là phải ở “cạnh” người ta.

Không ai cho không ai cái gì trên đời hết, vì vậy nên hãy nỗ lực làm việc bằng chính bản thân mình.

3 Lợi ích của việc không nói thêu dệt

  • Được người trí yêu mến.
  • Hay trả lời được những câu hỏi khó khăn.
  • Được làm người uy đức và cao quý trong cõi nhân thiên.

Không nói lưỡi hai chiều

Nói lưỡi hai chiều là đi đằng này nói kiểu này, đi đằng kia nói kiểu kia khiến cho người ta mất đoàn kết với nhau, hiểu lầm nhau, đấu tranh với nhau còn mình ở giữa.

Xem Thêm:   Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?

4 Lợi ích của việc không nói lưỡi hai chiều

  • Bà con dòng họ luôn luôn sum họp.
  • Bằng hữu thiện tri thức được vững bền bất hoại.
  • Đức tin bất hoại.
  • Pháp hạnh bất hoại.

Không nói lời hung ác

Nói lời hung ác có nghĩa là nói lời cọc cằn, thô tục nguyền rủa người ra, chửi tục, thề độc.

Ở đời không nên bới móc chuyện của người khác, không nên nói xấu, không nên chỉ trích người khác mà hãy nhìn vào mình xem có gì xấu thì lôi ra và bỏ nó đi. Người ta làm lành hay làm dữ thì người ta chịu chớ nên khẩu nghiệp mà hại thân mình.

Lợi ích của việc không nói lời hung ác

  • Nói lời nào cũng khôn khéo, đúng ý và lợi ích.
  • Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích mà còn được mến yêu.

3 Nghiệp thuộc về “Ý”

Không tham lam

Những cái tham của con người bao gồm: tài, sắc, danh, thực, thùy. Đây là những cái tham dục của con người mà dẫn đến khổ nhiều hơn vui được Đức Phật ví như giọt mật ở trên đầu lưỡi kiếm.

Lợi ích của việc không tham lam

  • Thân, khẩu, ý được tự tại.
  • Sinh ra được đầy đủ các căn (mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý).
  • Được phúc đức tự tại, những đều tốt đẹp sẽ đến.
  • Không giận hờn vì tham.

Không giận hờn (sân hận)

Bản chất chúng ta hay giận hờn là do những việc không như ý muốn của mình. Tuy nhiên bản chất của cuộc đời này lại là không như ý mình, có tới khoảng 90% sự việc xảy ra không như mình mong đợi. Mình càng mong cầu nhiều mình càng không đạt được nhiều thì mình càng khổ và cái giận hờn của mình bắt đầu từ đây.

Trong kinh Phật có nói:

“Một niệm giận nổi lên thì trăm nghìn cửa nghiệp chướng đều mở
Lửa tức giận một phen phát ra thì liền đốt cả rừng công đức”.

Lợi ích của việc không giận tức

  • Tâm không khổ não
  • Tâm không giận hờn
  • Tâm không tranh dành
  • Tâm nhu hòa ngay thằng
  • Tâm từ bi như Phật
  • Thường làm lợi ích yên ổn cho chúng sinh
  • Thân tướng trang nghiêm chúng sinh đều tôn kính
  • Có đức nhẫn nhục được mau sinh lên cõi trời
  • Không si mê
Xem Thêm:   Con người từ đâu đến? Sinh ra để làm gì? Chết đi về đâu?

Không si mê (tà kiến)

Si mê có nghĩa là không nhận định đúng đắn được sự thật mà cố chấp tin theo cái hiểu biết của mình, không tin những điều chân lý mà tin những điều mê tín dị đoan.

Không si mê có nghĩa là chúng ta phải biết được rành rõ, phải nhận định được cái đúng đắn, biết được đâu là chân lý, không mê tín dị đoan và không cố chấp theo sự hiểu biết của mình.

Lợi ích của việc không si mê

  • Được ý vui chân thiện và bạn chân thiện
  • Tin sâu nhân quả
  • Chỉ quy y phật chứ không quy y thiên thần ngoại đạo
  • Tâm sinh ngay thẳng và chánh kiến
  • Sinh lên cõi trời
  • Phúc huệ tăng
  • Dứt hẳn đường tà chăm tu đạo tánh
  • Không lòng chấp ngã, bỏ hết ác nghiệp
  • Yên ở vào nơi chánh kiến
  • Khỏi bị nạn dữ

Thế Tiến tổng hợp từ bài giảng “Thập thiện nghiệp 1 & 2” của sư cô Giác Lệ Hiếu theo giáo trình Phật học phổ thông của cố hòa thượng Thích Thiện Hoa

sư cô giác lệ hiếu

Xem bài giảng tại đây:

———————

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa sinh năm bao nhiêu? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mất là ai? Có vợ con không? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai? Bị bệnh gì? Hiện còn sống không?
  • Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?
  • Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất
  • Tiểu sử thầy Thích Minh Niệm – Tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” là ai? Cuộc đời và sự nghiệp tu hành
  • Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng là ai? Lùm xùm truyền vong báo oán
  • Tiểu sử thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là ai?
  • Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên là ai? Tổng hợp những bài giảng pháp mới và hay nhất
  • Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? Tiểu sử cuộc đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Những đóng góp và tác phẩm nổi bật

Xem ngay trên Youtube