Nghe bản audio trên youtube

**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tâm sinh tướng là gì? Có đúng không?

Tâm Sinh Tướng

Khi gặp nhau chúng ta sẽ thường khen cho nhau và khi chúng ta khen người khác là phát tướng thì ý muốn nói là tướng người ta lúc này nó đẹp hơn, tốt hơn trước. Người xưa có câu: “Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt.”

“Hữu tâm vô tướng” có nghĩa là có khi người đó lúc đầu tướng xấu không được đẹp nhưng nhờ có nhiều lòng tốt thì cái tướng của người đó sẽ đẹp dần nhờ những tâm lành. Ngược lại thì “Hữu tướng vô tâm” có nghĩa là những người ban đầu có tướng đẹp nhưng lòng không tốt thì từ từ cái tướng đẹp đó cũng giảm theo do cái tâm xấu đó của mình. Tóm lại tâm sinh tướng có nghĩa là cái tướng đẹp của mình do tâm phát ra.

Ở bên ngoài cuộc sống khi chúng ta gặp nhau mà khen tướng đẹp thì hầu hết chỉ là khen cái ngoại tướng chứ không phải là khen cái tướng từ tâm sinh. Còn ở trong Phật Pháp khi gặp nhau mà bây giờ người đó có tướng đẹp thì người ta gọi là “tướng hảo”, mà phát tướng theo đạo phật là phát tướng từ tâm. Bài viết này sẽ nói về cái tướng đó.

Như vậy chúng ta có thể trả lời rằng tâm sinh tướng là hoàn toàn có thật và nó đúng.

Tâm sinh tướng là gì? Hữu tâm vô tướng, Tướng tự tâm sinh!

5 Cách giúp mình phát tướng đẹp hơn trong đạo phật

Trong đạo phật có dạy 5 cách phát tướng gọi là “Ngũ chủng thiện căn phát tướng”, nếu chúng ta muốn cái tướng của mình đẹp hơn thì đây là 5 cách giúp bạn.

Thứ nhất là “Tức đạo thiện căn phát tướng” hay “tu thiền”

Mỗi tối mình kiếm một góc nào ngồi để yên tĩnh, ngồi trên ghế cũng được, dưới đất cũng được. Tiếp theo mình giữ lưng thẳng, hai vai buông thả lỏng ra không được gồng. Nét mặt cười mỉm nhẹ rồi bắt đầu quán hơi thở của mình. Tức là mình tập trung quan sát hơi thở của mình, hơi thở vào biết nó đang vào, hơi thở ra biết nó đang ra. “Tức” chính là hơi thở.

Cách ngồi thiền:

Thứ nhất là “điều thân” là chỉnh tướng ngồi sao cho đàng hoàng, vững trãi. Nếu muốn ngồi cho khỏe thì đầu tiên mình nên tắm rửa sạch sẽ để giúp tỉnh táo con người hoặc ít nhất cũng nên rửa mặt, xúc miệng, rửa tay cho sạch. Quần áo thì nên mặc rộng thoải mái không nên mặc đồ bó sát gây gò bó khi ngồi.

Xem Thêm:   Tiểu sử Thượng tọa Thích Lệ Trang và đóng góp của thầy đối với nền Phật giáo nước nhà

Thứ hai là “điều tức” có nghĩa là điều chỉnh hơi thở của mình khi vào ra để cho hơi thở tự nhiên không cố gắng sửa lại nhịp thở chỉ chú tâm quan sát hơi thở vào biết vào, hơi thở ra biết ra, hơi thở ngắn, dài, nhanh, chậm chúng ta đều biết hết.

Điều thường gặp khi mình đang quán hơi thở là có nhiều thứ khác nhảy vào tâm mình bởi vì cái tâm mình nó rất lăng xăng. Những người có tâm lăng xăng thường biểu hiện rất rõ qua cái tướng lăng xăng nên khi người ta nhìn tư cách đó sẽ thường nói người này không thể giao việc lớn được. Cho nên nếu muốn cái tướng của mình đoan nghiêm thì cách đơn giản nhất chính là quán hơi thở. Mỗi ngày đi làm về tắm rửa ăn uống xong, trước khi đi ngủ dành ra khoảng 5-10 phút để quán hơi thở.

Trong quá trình niệm hơi thở thì thỉnh thoảng sẽ có cái khác nó xen vào và thông thường là tâm của mình sẽ chạy liền theo nó. Bây giờ mình sẽ tập làm sao để tâm mình không chạy theo nó, khi có cái khác vừa nhảy vào thì sẽ nói với nó là tôi đang thở rồi mình trở lại để quan sát hơi thở của mình. Quý vị hãy để ý quan sát cái tâm của mình thực chất nó rất lăng xăng mà mình không ngồi yên là mình không biết nó lăng xăng như thế nào tại vì thường ngày mình chạy theo nó. Cũng giống như việc mình đi chợ mua 1 quả chanh, mục đích của mình chỉ là mua 1 quả chanh nhưng hiếm khi nào mình vào chợ mà chỉ mua 1 quả chanh lắm mà sẽ thường mua thêm một số thứ khác mà ban đầu mình không định mua.

Đặc biệt là người nào khi niệm hơi thở một thời gian thì khi mình quán hơi thở như vậy sẽ giúp cho các lỗ chân lông của mình được thông từ đó làm cho con người của mình tươi nhuận trở lại. Người nào đi làm mệt mỏi sẽ thường thấy cơ thể mình uể oải nhưng chỉ sau 5-10 phút nhắm mắt quán hơi thở tự nhiên sẽ thấy cái tướng của mình nó tươi nhuận trở lại.

“Trăm năm trong cõi người ta, ai ai cũng phải thở ra hít vào

Xa xa dù ở nước nào, ai ai cũng phải hít vào thở ra”

– Chú ý trong khi quán hơi thở nên giữ lưng thẳng nhưng không được quá gồng, khi lưng thẳng sẽ giúp hơi thở của mình được thông. Một cách đơn giản để giúp cho tâm mình đỡ lăng xăng hơn thì khi quán hơi thở mình có thể nói “thở vào tôi thấy khỏe, thở ra tôi bình an, khỏe khoắn, nhẹ nhàng,… nói những chữ, những câu nói thánh thiện, lạc quan.

Xem Thêm:   Tiểu sử thầy hòa thượng Thích Trí Quảng trụ trì chùa nào? Những bài giảng thuyết pháp hay nhất

Tâm sinh tướng là gì? Tâm sinh tướng có thật hay không?

Thứ hai là “Bất tịnh quán thiện căn phát tướng”

Đối với người đa dục tức là sinh lý mạnh thì mình phải quán bất tịnh để giảm điều này giúp cho mình đỡ bệnh tật. Pháp ngoài có nghĩa là lời chỉ dạy (phật pháp) còn có nghĩa là hiện tượng sự vật sự việc trên thế gian này. Khi nói: “tất cả các pháp đều là bất tịnh” ý chỉ tất cả mọi sự vật hiện tượng trên thế gian này không có gì là tồn tại hết nên chúng ta hãy bớt tranh giành, bớt hơn thua, bớt ganh tị. Người nào bớt đi được những cái đó thì diện mạo cũng bớt hung hăng.

Thứ ba là “Từ tâm thiện căn phát tướng”

Từ tâm là lòng từ bi của mình, thấy ai mình cũng thương, không có ai là mình ghét. Bởi vì cái người mà hành động thấy ghét đó cũng tội lắm, họ không biết làm cho họ được dễ thương. Thử hỏi trên đời này ai không muốn mình được dễ thương nên mình phải thương cái  người đó.

Ngài Xá Lợi Phất dạy có 5 cách để diệt trừ cái sự tức giận của mình:

  • Người nào lời nói không dễ thương, hành động dễ thương thì mình nên thương hành động đừng quan tâm lời nói.
  • Người nào lời nói dễ thương mà hành động không dễ thương thì hãy thương lời nói đừng quan tâm hành động.
  • Người nào lời nói không dễ thương, hành động không dễ thương mà trong tâm còn một chút dễ thương thì hãy thương cái chút dễ thương đó.
  • Người nào lời nói không dễ thương, hành động không dễ thương mà trong tâm cũng không còn một chút dễ thương thì phải thương hơn nữa vì người như thế là người sống rất đau khổ. Trong lòng họ toàn là lửa sân, giận, ganh tức. Họ không có nói một lời nào cho mình thương họ được.

Thứ tư là “Nhân duyên quán thiện căn phát tướng”

Con người sở dĩ cố chấp là do không thấy được cái nhân, cái duyên. Hãy quán nhân duyên để bớt chấp trước. Khi một sự việc xảy ra, chúng ta hãy nhìn vào cái nhân và cái duyên để sinh ra cái quả đó để từ đó hiểu thấu để cảm ơn, để thông cảm, để bớt chấp trước.

Tướng tùy Tâm sinh – Site Title

Thứ năm là “Niệm phật thiện căn phát tướng”

Có 4 cách niệm là:

  1. Trì danh niệm phật: Ngồi trước bàn thờ phật hoặc ngồi đâu cũng được, tay cầm sâu chuỗi rồi ngồi cho yên niệm ra tiếng danh hiệu của phật. Có thể mật niệm (nghĩ trong đầu), trì niệm (phát ra tiếng nhỏ) hoặc cao thanh niệm (phát ra tiếng lớn). Sử dụng sâu chuỗi niệm nam mô a di đà phật hoặc a di đà phật 3-10 lần liền nhau tùy vào hơi thở ngắn dài là 1 hạt ngọc.
  2. Quán tượng niệm phật: Nhìn vào hình tướng của phật để giúp tâm đỡ loạn. Ngồi trước tượng Phật A Di Đà, niệm thầm danh hiệu của phật đồng thời chú tâm quan sát tướng của Ngài. Khi thuần thục cách này thì dù không có tượng Phật A Di Đà trước mặt thì bạn vẫn thấy được hình ảnh của Ngài.
  3. Quán tưởng niệm phật: niệm phật và tưởng tượng mình đang ở cảnh giới Tây phương cùng chư Phật, Bồ tát ở Cực lạc. Hoặc khi kinh hành niệm Phật, tưởng tượng mỗi bước chân của mình đang bước trên hoa sen hoặc khi ngồi niệm Phật thì tưởng tượng mình đang ngồi trên tòa sen ở giới Tây phương Cực lạc… theo kinh “Quán Vô Lượng Thọ”.
  4. Thật tướng niệm phật: Cách này hơi trừu tượng nên bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì hãy tra cứu trên google.
Xem Thêm:   Tiểu sử thầy Thích Trí Huệ chùa Pháp Tạng là ai? Thuyết giảng phật pháp chữa bệnh

– Khi đứng trước phật mình tán dương:

“Thân phật thanh tịnh như lưu ly

Trí phật rạng ngời như trăng sáng

Phật tại thế gian thường cứu khổ

Tâm phật không đâu không từ bi”

Đây cũng là một cách để giúp tướng mình đẹp hơn.

Theo Thầy Thích Pháp Hòa giảng

– Cùng nghe thầy Thích Pháp Hòa giảng về chủ đề “Tâm sinh tướng” trong video sau:

Tướng sinh mệnh có đúng không?

Tướng sinh mệnh ở đây được hiểu là cách làm thay đổi hình tướng để cải thiện vận mệnh. Ngày nay có nhiều người muốn thay đổi vận mệnh của mình bằng cách thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Họ tin rằng thay đổi hình tướng của ngũ quan sẽ giúp họ thu hút được tài lộc. Vậy điều này có đúng không?

Dựa vào luật nhân quả trong đạo phật thì có thể khẳng định điều này là hoàn toàn sai.

———————

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa sinh năm bao nhiêu? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mất là ai? Có vợ con không? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai? Bị bệnh gì? Hiện còn sống không?
  • Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?
  • Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất
  • Tiểu sử thầy Thích Minh Niệm – Tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” là ai? Cuộc đời và sự nghiệp tu hành
  • Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng là ai? Lùm xùm truyền vong báo oán
  • Tiểu sử thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là ai?
  • Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên là ai? Tổng hợp những bài giảng pháp mới và hay nhất
  • Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? Tiểu sử cuộc đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Những đóng góp và tác phẩm nổi bật

Xem ngay trên Youtube