Nghe bản audio trên youtube

Bài viết là tóm tắt lại bài pháp thoại Sám hối: Phương pháp chuyển hóa nghiệp chướng của Sư cô Giác Lệ Hiếu trong giáo trình phật học phổ thông của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa.

**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Sám hối là gì?

Sám là ăn năn lỗi trước, hối là chừa bỏ lỗi sau. Sám hối là ăn năn chừa lỗi, ăn năn lỗi trước và chừa bỏ lỗi sau.

4 cách sám hối

Tác pháp sám hối

Tác pháp sám hối thuộc về “Sự” (hình tướng, kiểu cách, biểu mẫu), có nghĩa là mình phải lập giới đàn và thỉnh thanh tịnh tăng chứng minh. Tức là lập giới đàn để sám hối những lỗi lầm sai trái của mình và mời một vị “tăng thanh tịnh” tức là một vị trưởng lão bậc có chứng đắc, bậc có trí, có chứng đắc trong hàng thánh quả và mình sám hối với người đó.

Nếu là phật tử tại gia thì mình phải lập giới đàn thanh tịnh rồi thỉnh chư tăng đến mình thành tâm sám hối.

Phương pháp này cần người sám hối phải có một sự phản tỉnh thật là xác quyết sau đó là sự ăn năn và chân thành bộc bạch lỗi lầm của mình. Cần bỏ cái “ngã” của mình xuống thật thấp để phơi bày sự sai trái của mình ra.

Xem Thêm:   Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? Tiểu sử cuộc đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Những đóng góp và tác phẩm nổi bật

Thủ tướng xám hối

Thủ tướng xám hối thuộc về “Sự”, phương pháp này dành cho những trường hợp không thể mời được chư tăng tới để sám hối. Phương pháp sám hối này thuộc về quán tưởng. Dành cho những vị có căn cơ cao rồi nhận ra lỗi sai của mình và tự sám hối cho tới khi nào mình nhìn thấy tướng lành. Ví dụ như là đức phật phóng hào quang hoặc voi trắng,… Khi tướng lành hiện ra thì mình mới biết được là sự sám hối của mình đã thành tựu.

Phương pháp này thực sự không đơn giản đối với những phật tử tại gia vì nó cần công phu tu tập rất lớn.

Hồng danh sám hối

Hồng danh sám hối thuộc về “Sự”, phương pháp này do ngài Bất Động pháp sư đời nhà Tống bên Trung Hoa soạn ra. Ngài soạn ra tổng cộng 53 danh hiệu phật (tổng cộng có 108 danh hiệu của đức phật – 108 là pháp số tượng trưng cho 108 phiền não do 6 căn tiếp xúc 6 trần sinh ra những cảm thọ trong 3 thời quá khứ, hiện tại, vị lai).

Khi mình đọc 108 danh hiệu phật là mình sám hối hết 108 phiền não đó cũng như nghiệp tội của mình đời này cũng như trong quá khứ.

Vô sanh xám hối

Vô sanh xám hối thuốc về “Lý” (bên trong), phương pháp này rất khó, bậc thượng căn mới làm được. Gồm có quán tâm vô sanh và quán pháp vô sanh.

Sám hối có hết tội không?

Sám hối không hết tội nhưng mình sẽ dừng được tội phát sinh, tức là từ nay về sau mình dừng không làm cái tội đó nữa sẽ dừng lại được những nhân quả xấu cho mình. Vì thế bạn hãy nên sám hối để dừng tội. Còn những tội mình đã làm thì không hết.

Xem Thêm:   37 phẩm trợ đạo là gì? Bao gồm những gì? Ý nghĩa

3 Cách để hết tội

Trả quả báo

Mình cần trả quả báo mà mình đã gây ra, nghĩa là: ví dụ như vay người ta 10 triệu thì cần phải trả 10 triệu cộng với tiền lãi.

Tạo nhiều phước lành

Cách này nên thực hiện vì giống như một nắm muối bỏ vào một cái ly thì mặn chát không chịu nổi nhưng khi bỏ vào một cái nồi, cái thau hay một cái hồ, một dòng sông thì hoàn toàn không tác động quá nhiều. Tuy mình vẫn phải chịu quả báo do mình đã gây ra nhưng mình vẫn có nhiều phước báu để mình có thể vượt qua được.

Phải tạo phước ba la mật vì mục đích của người tu là để giải thoát nếu như chỉ tạo phước hữu lậu (phước có tính giới hạn, thuộc về thế gian) thì dù là thiện nghiệp hay ác nghiệp mình cũng phải lãnh cho hết thì mới có thể nhập niết bàn.

Giác ngộ (tỉnh mộng)

Khi giác ngộ thì mình sẽ hết tội.

Tóm lại muốn sám hối để dứt luôn tội thì phải chuyển hóa nghiệp bằng cách phát triển tâm từ vô lượng, tâm bi vô lượng, tâm hỷ vô lượng, tâm xả vô lượng.

Kết thúc bài viết với 1 câu dành cho quý phật tử: “Trong trăm đức thì không gì bằng đức nhẫn”, nghĩa là ta phải lấy đức nhẫn làm đầu. Cõi ta bà có nghĩa là kham nhẫn, mình không kham nhẫn được trong nhân gian thì mình không cách nào phát triển được 4 tâm vô lượng từ, bi, hỷ, xả.

Hy vọng là qua bài viết này sẽ mở ra một hướng tu tập cho quý phật tử để cuộc sống của mình hanh thông và trong tu tập mình được an lạc. Quý phật tử hãy tin một điều rằng mình dốc lòng sám hối, chân thành sám hối và khởi những tâm thiện lành như vậy thì mình chắc chắn sẽ có thành tựu không chỉ trong tu học mà còn trên đường đời, oan gia trái chủ sẽ tự giảm. 

Theo Sư cô Giác Lệ Hiếu trong giáo trình Phật học phổ thông

Xem Thêm:   Ai là người hiền lành nhất? Người hiền lành sao vẫn gặp đau khổ?

Video pháp thoại về chủ đề: Sám hối – Phương pháp chuyển hóa nghiệp chướng của Sư Cô. Giác Lệ Hiếu 

Xem thêm video: Ý nghĩa của việc sám hối của thượng tọa, tiến sĩ Thích Chân Quang

———————

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa sinh năm bao nhiêu? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mất là ai? Có vợ con không? Cuộc đời và sự nghiệp
  • Tiểu sử Hòa thượng Thích Thanh Từ là ai? Bị bệnh gì? Hiện còn sống không?
  • Tiểu sử sư cô Giác Lệ Hiếu tên thật là gì? Bao nhiêu tuổi, sinh năm nào? Ở chùa nào?
  • Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất
  • Tiểu sử thầy Thích Minh Niệm – Tác giả cuốn “Hiểu về trái tim” là ai? Cuộc đời và sự nghiệp tu hành
  • Tiểu sử thầy Thích Trúc Thái Minh chùa Ba Vàng là ai? Lùm xùm truyền vong báo oán
  • Tiểu sử thầy Thích Nhật Từ chùa Giác Ngộ là ai?
  • Tiểu sử thầy Thích Tâm Nguyên là ai? Tổng hợp những bài giảng pháp mới và hay nhất
  • Tiểu sử Pháp sư Tịnh Không là ai? Viên Tịch, Vãng Sanh vào ngày nào?
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai? Tiểu sử cuộc đời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Những đóng góp và tác phẩm nổi bật

Xem ngay trên Youtube