Có một hôm, có một người đến hỏi Đức Thế Tôn (Đức Phật Thích Ca), ông nói: “Bạch Thế Tôn, TÔI MUỐN HẠNH PHÚC“. Đức Thế Tôn mới trả lời: “Cũng được, cũng dễ thôi. Tôi sẽ chỉ cho ông cách hạnh phúc. Trước hết ông hãy bỏ cái TÔI, vì đó là bản ngã. Kế đến ông hãy bỏ cái MUỐN vì đó là tham. Bây giờ ông thấy không, chỉ còn lại 2 chữ HẠNH PHÚC“.

Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn - Thầy Thích Pháp Hòa (cực hay) - YouTube

Vậy cái TÔI là cái gì? Theo như trong nhà Phật, chúng ta thường gọi đó là bản ngã. Vì khi con người sống với nhau mà chúng ta có cái tôi nhiều quá thì chúng ta sẽ không có hạnh phúc và chúng ta cũng sẽ làm cho những người xung quanh không hạnh phúc.

Trong sử sách kể lại: Khi Đức Thế Tôn là một thái tử, ngài ra đời, ngài đi 7 bước và câu nói của ngài mà chúng ta đều nên thuộc lòng đó là: “THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ DUY NGÃ ĐỘC TÔN”. Có vị đã giảng giải rằng: Đức Phật muốn xác nhận, muốn cảnh báo cho tất cả chúng ta biết rằng, trên trời, dưới đất này cái BẢN NGÃ chính là cái nguy hiểm nhất. Bởi vì nó có thể làm cho chúng ra bất hòa không đến được với nhau và chính bản thân chúng ta cũng tự cô lập mình bởi vì mình sống mình thấy mình hơn người và không thấy có ai hơn mình. Vì vậy Đức Phật thường nhắc chúng ta BẢN NGÃ là cái chúng ta cần phải tu nó. Nhưng mà muốn tu nó thì chúng ta phải biết cách tu tập như thế nào bởi vì nếu chúng ta làm việc mà chúng ta thường lấy cái tôi (cái thân ngũ uẩn + cái tên = tôi).

Sống Biết Chấp Nhận 100% sẽ có hạnh phúc - Thầy Thích Pháp Hòa (hay lắm 19.10.2020) - YouTube

**Trong bài viết có quảng cáo tự động từ Google, nếu quan tâm xin bạn hãy click để ủng hộ website. Nếu không quan tâm, bạn hãy bỏ qua nó, rất xin lỗi vì sự bất tiện này!

Muốn bỏ đi cái BẢN NGÃ của mình thì phải làm sao?

Thứ nhất là mình phải học đặt mình vào người kia để mình cảm thông được người đó. Phải biết cảm thông cho nỗi khổ của người khác. Được như vậy thì cái tự cao, tự hào, tự đắc, tự kiêu của mình nó giảm nhiều lắm. Tuy chưa dám gọi là hết nhưng bệnh mà bớt bệnh là mừng rồi, cho nên khi mình tu mình chỉ cần biết mình đang bực bội, buồn, giận là quý rồi chứ chớ dám nói là tôi hết buồn, hết giận, hết sân si rồi.

Thứ hai là mình phải học thương người tại vì khi mình biết thương người rồi thì người sẽ thương mình.

Hạnh là gì? Hạnh là niềm vui, vui trong hoàn cảnh sống mà cứ vui trong hoàn cảnh sống và mang trao những phước báu cho người khác là mình có hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là trao đi chứ không phải hạnh phúc là nhận lại. Đức Phật định nghĩa để có được hạnh phúc thì có 2 phương tiện chính là: Thứ nhất là phần thân của mình phải khỏe, thứ hai là phần thọ, thọ ở đây là cảm xúc bình an.

CEO cần gì để HẠNH PHÚC và AN LẠC? | Ngô Minh Tuấn | Học Viện CEO Việt Nam - YouTube

Theo Thầy Ngô Minh Tuấn

Hạnh phúc là gì? Thầy Thích Nhất Hạnh giảng

6 Bài học về hạnh phúc đích thực từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Liên hệ giữa khổ đau và hạnh phúc

Khổ đóng một vai trò rất quan trọng để tạo ra hạnh phúc (lạc), không có khổ sẽ không có lạc. Ví dụ như chúng ta không có đói, không biết đói là gì thì chúng ta sẽ không thấy được cái hạnh phúc của việc ăn ngon. Khi chúng ta không biết lạnh là gì thì chúng ta sẽ không biết được cái hạnh phúc của cái sự ấm áp. Vì vậy cho nên hạnh phúc chỉ có thể nhận diện được trên cái bối cảnh của khổ đau mà thôi.

Xem Thêm:   Tiểu sử hòa thượng Thích Thanh Bích, tấm gương sáng về tu hành cho chư Tăng ni noi theo

Cũng như là khi chúng ta đi ngoài trời lạnh buốt sau đó mở cửa đi vào trong nhà thấy nó ấm quá, dễ chịu quá, hạnh phúc quá thì cái hạnh phúc khi bước vào nhà là do cái đau khổ bị chịu lạnh ở ngoài trời. Nhưng mà nếu chúng ta ở trong nhà được chừng 10-15 phút là chúng ta quên đi cái cảm giác đó và chúng ta không thấy hạnh phúc nữa. Chúng ta phải ra ngoài để cho nó lạnh rồi đi vô mới thấy hạnh phúc lại, chúng ta phải nhờ có khổ đau thì mới nhận diện ra được hạnh phúc.

Cũng như là ánh sáng và bóng tối, nếu không có đêm thì ta không có thấy được ngày là sáng. Vì vậy cho nên có đêm có ngày thì mình mới biết ngày là quý hay đêm là quý. Tương tự nếu chỉ có ngày thôi không có đêm thì mình không biết được cái quý giá của ngày, nếu chỉ có đêm không có ngày thì mình làm sao thấy được cái êm đềm của đêm. Vì mình sống cả ngày rồi nên đêm đến thì mình rất hạnh phúc hoặc mình đã sống cả đêm rồi nên ngày đến thì mình cũng rất hạnh phúc.

Cho nên hạnh phúc nó phụ thuộc vào khổ đau, vì vậy nếu muốn loại trừ cái khổ đau ra để mà chỉ có hạnh phúc thôi thì đó là một cái ý niệm rất là ngây thơ, rất là khờ dại. Khi mà có chiến tranh thì ta mới biết hòa bình là quý, nói như vậy không có nghĩa là ta nên duy trì chiến tranh nhưng chiến tranh nó luôn luôn có. Tại vì loài người có quá nhiều tham sân si cho nên chiến tranh nó tiếp tục từ chỗ này tới chỗ khác. Chiến tranh có ở trong nội thân của chúng ta, nó có trong cả sự liên hệ giữa ta và người ta thương vì vậy nên chiến tranh nó là điều thường xuyên xảy ra. Nhờ có chiến tranh cho nên chúng ta mới nhận diện được hòa bình là quý. Hòa bình ở trong bản thân, hòa bình giữa ta với người ta thương, hòa bình giữa ta với đoàn thể mà chúng ta đang sống.

Cái ý niệm thiên đường hay là tịnh độ là một nơi không có khổ đau là một ý niệm rất là ngây thơ. Trong kinh A Di Đà có miêu tả về cõi cực lạc là cõi mà người dân ở cõi đó không biết khổ là gì nhưng ngài Xá Lợi Phất có nói rằng đây chỉ là do Bụt vì quá từ bi và thấu hiểu nỗi lòng chúng sinh, thấy người dân khổ quá luôn ao ước trốn tránh khổ đau để đi tìm sự hạnh phúc nên ngài mới nói vậy để cho hấp dẫn giống như đưa ra một cái bánh để chúng sinh chạy theo chứ thực ra nếu không có khổ đau thì không thể nào có hạnh phúc được.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch: Những câu nói triết lý sâu sắc

Nếu không có khổ đau thì làm sao chúng ta có thể tập hiểu và tập thương được, và nếu như không có chất liệu hiểu và thương thì đó ai có hạnh phúc được. Chỉ khi nào trong tim mình có chất liệu hiểu và thương thì mình mới có hạnh phúc được. Hạnh phúc chỉ có thể nhận diện được trên bối cảnh của khổ đau mà thôi như cái ấm được nhận diện trên bối cảnh của cái lạnh, cái no được nhận diện trên bối cảnh của cái đói.

Vì vậy việc chạy trốn khổ đau nó không phù hợp với cái tinh thần của giáo lý đạo Phật. Chúng ta cần đối diện với khổ đau, nhìn vào khổ đau và cái hành động đó giúp chúng ta nhận diện thế nào là hạnh phúc.

Xem Thêm:   Nhân Quả là gì? Luật nhân quả báo ứng trong cuộc sống có thật không?

Cái sự thật thứ nhất là khổ đế, nó rất cần thiết để giúp chúng ta nhận diện cái sự thực thứ 3 là hạnh phúc, sự thật thứ 2 là con đường dẫn tới khổ đau, sự thật thứ 4 là con đường đi tới hạnh phúc đó là giáo lý TỨ DIỆU ĐẾ.

Người đời họ nghĩ rằng hạnh phúc không thể có được trong giây phút hiện tại thế nên họ mới đi tìm thêm một số điều kiện mà họ chưa có vì vậy họ phóng tâm về tương lai. Còn nếu là người tu thì không làm như vậy, hạnh phúc có thể có được trong giây phút hiện tại. Về với giây phút hiện tại thì mình tiếp xúc được với những điều kiện hạnh phúc đã có và đang có vì vậy nên sự thực thập nó rất rõ ràng. Câu hỏi được trả lời liền đó là chúng ta cần những gì, cần điều kiện nào để có thể có hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại, những điều kiện đó chúng ta có thể nêu ra rất rõ ràng. Nếu như các điều kiện đó có mặt mà chúng ta không cảm thấy hạnh phúc là vì ta tham thôi.

Ví dụ như mình ngồi ăn cơm như thế nào để có hạnh phúc khi ăn cơm? Đức Thế Tôn có dạy trong khi ăn mình phải duy trì ý thức về thức ăn, ý thức về thân ngồi ăn như thế nào để có thảnh thơi, có hạnh phúc.

Làm thế nào để có được hạnh phúc?

Để có hỷ và lạc trong cuộc sống thì chúng ta cần:

Ly sinh hỷ lạc

Buông bỏ, có những thứ trong tâm mình cần phải buông bỏ. Những cái giận hờn, tiếc nuối, cố chấp, thành kiến đây chính là những cái hành trang khiến cho con thuyền của mình nó nặng và nó đi không được vì vậy nên buông bỏ rất là quan trọng.

Mình tự hỏi mình xem có những cái hành trang nào cần phải buông bỏ?

Trước hết là mình cần có ý niệm về hạnh phúc. Mình luôn nghĩ rằng trong giây phút hiện tại mình không có hạnh phúc và mình chỉ có hạnh phúc khi mà mình được như thế này, thế kia hay có cái này cái kia thì khi mình có cái đó là trợ lực đầu tiên. Hoặc mình muốn rằng người đó phải thương mình thì mình mới có hạnh phúc. Những ý nghĩ đó mình cần phải buông bỏ. Tại sao lại phải trói buộc cái hạnh phúc của mình vào những cái điều kiện mà mình chưa có. Tại sao hạnh phúc có thể đến từ muôn phương mà mình lại đóng cửa lại hết? Mình chỉ ngồi đó là trông cầu vào cái mình chưa có. Đó chính là phóng tâm về tương lai và đòi hỏi những cái mình chưa có trong khi đó những cái điều kiện hạnh phúc mình có sẵn mà không biết thừa hưởng. Đó chính là những cái phải buông bỏ.

Có những cái mà ta có rồi và nghĩ rằng nó rất cần thiết cho hạnh phúc của ta và ta cứ tiếp tục nắm giữ. Nhưng mà cũng có thể chính vì những cái mà ta nắm giữ mà ta lại không có hạnh phúc. Những cái ý niệm, những cái tình cảm, những cái vướng mắc của mình và mình nghĩ rằng không có những cái đó thì mình sống không có hạnh phúc, nhưng không ngờ chính những thứ đó lại làm cản trở mình có được hạnh phúc. Càng buông thì càng hạnh phúc, càng chất chứa lại càng đau khổ.

Đức Thế Tôn có dạy một phương pháp là buông bỏ và hạnh phúc chỉ có được khi mình biết buông bỏ. Mình cần buông bỏ những cái tiếc nuối, buông bỏ những cái ý niệm của mình. Mình có những ý niệm về mình, những ý niệm về người kia và chính những cái ý niệm này làm cho bản thân mình khổ và làm cho người kia cũng khổ luôn. Mình có những sự phán xét về mình, mình tự cho mình là cao hoặc tự cho mình là thấp, mình cho mình là đẹp, mình cho mình là xấu, mình cho người kia là tốt, là xấu, là đẹp, là xấu, là dễ chịu, là khó chịu,… Tất cả những cái ý niệm đó đều có thể làm cho mình khổ đau và vì vậy nên buông bỏ những cái ý niệm đó rất là quan trọng. Buông bỏ là một phương pháp thực tập rất màu nhiệm nó đưa tới hạnh phúc liền lập tức vì vậy nên chúng ta phải học là thực hành cái đó.

Xem Thêm:   Tiểu sử sư thầy Thích Chánh Định là ai? Thuyết giảng pháp mới nhất ở chùa Tam Phước

Niệm sinh hỷ lạc

Niệm tức là ý thức được việc đang xảy ra. Khi có niệm mình sẽ nhận diện được các điều kiện của hạnh phúc được gọi là niệm sinh hỷ lạc. Mình biết rằng mình đang có tuổi trẻ, mình biết là mình đang có cơ hội tu học, có những điều kiện để tu tập. Cái biết đó chính là niệm và khi không biết tức là quên thì gọi là thất niệm. Cái niệm nó đưa ta đến hạnh phúc liền lập tức. Ví dụ như mình đang ở ngoài trời lạnh đi vào nhà ấm thì mình có hạnh phúc nhưng 10 phút sau thì mình quên là mình đang có hạnh phúc, đó là cái cơ thể của mình cũng như cái tâm tư của mình luôn luôn có khuynh hướng nó bình thường hóa. Và niệm cho mình biết rằng trời ơi mình đang được ở trong nhà ấm hạnh phúc quá, nó giúp phục hồi cái hạnh phúc quay trở lại. Niệm giúp mình ý thức được mình đang được ở trong nhà ấm, nếu đi ra ngoài thì trời rất lạnh. Hay mình ý thức được những người mình thương đang còn đó, ngồi trước mặt mình thì tự nhiên nó có hạnh phúc. Ý thức được rằng mình còn hai mắt sáng, mở ra thì thấy trời xanh mây trắng đó là niệm. Như vậy là có vô số những cái điều kiện của hạnh phúc đang có mặt mà mình chỉ cần thực tập chánh niệm là trở về với giây phút hiện tại và tiếp xúc với các điều kiện của hạnh phúc. Mình thực sự rất là giàu có nhưng mà mình lại hành xử như là mình là người bất hạnh than nghèo, than đời mình toàn khổ đau.

Định sinh hỷ lạc

Định có nghĩa là chuyên chú, tập trung tâm ý. Niệm đem lại hỷ lạc rồi nhưng cái định làm cho cái hỷ lạc đó càng sâu sắc hơn. Trong niệm nó bắt đầu có định vì vậy cho nên là càng thực tập niệm thì cái định nó càng lớn và cái định này làm cho mình an trú được, làm cho mình tập trung được, chuyên chú được vào cái đối tượng có thể đem lại cho mình rất nhiều hạnh phúc (ví dụ như hơi thở của mình). Cái định càng lớn chừng nào thì hạnh phúc của mình càng lớn chừng đó.

Khi chúng ta có cái năng lượng của niệm và của định hùng hậu rồi thì chúng ra sẽ có tuệ.

Tuệ sinh hỷ lạc

Tuệ thức là cái thấy, cái hiểu. Cái thấy và cái hiểu này đem lại hạnh phúc rất là nhiều. Tại vì cái tuệ này nó có khả năng giải tỏa những cái hiểu lầm, những cái khổ đau, những cái cố chấp.

Giới sinh hỷ lạc

Giới là lớp bảo hộ cho mình, giới do niệm mà sinh ra. Vì có chánh niệm nên ta biết những đau khổ sinh ra tại vì mình không biết giữ giới. Giữ giới để bảo hộ cho mình và người thân mình.