Pháp Giới 11 tháng trước

Học Phật chớ nên có tâm ngạo mạn

Nếu người ta hỏi quý vị: “Tôi chẳng có ngạo mạn, rất khiêm hư, không ngạo mạn”, xác thực là chính người ấy chẳng thể cảm nhận chính mình đang ngạo mạn.

Trong đà phát triển xã hội hiện nay, không ít người được trang bị với bao nhiêu văn bằng kiến thức học vấn. Thế nhưng, khi bước vào thực tế của cuộc sống mưu sinh thì có trường hợp không trụ nổi một chỗ và bị nhiều người tìm cách cô lập cho dù họ có chuyên môn, quyền chức.

Có thể vì quá hãnh tiến nên xem thường người khác và tự cho mình là “trung tâm”, đem chút kiến thức có được mà so kè đánh đố trình độ người khác cho dù người ấy đáng tuổi cha ông. Ấy là kẻ sanh lòng ngạo mạn, chấp ngã, tự thị, đố kỵ, xem người khác không bằng mình hoặc tự cho mình là kẻ “sinh không cùng thời” và kẻ khác bên mình là loại người “ngồi không đúng chỗ” để đau khổ kiểm điểm lại cái ngã của mình xem nó là cái giống gì mà khiến mình đau khổ đến thế!

Ông bà xưa có nói về dạng người kiêu căng, ngạo mạn này với câu: “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”. Họ tưởng mình học cao, là lãnh đạo thì đứng trước cấp dưới thậm chí kẻ ngang hàng cũng chẳng có gì để học hỏi. Thật sai lầm vì vốn kiến thức mà họ có được chẳng qua là sự sao chép cập nhật kinh nghiệm của người đi trước như chiếc ô tô đang chạy mà cứ bảo do mình sáng chế, ngôn ngữ kia do mình đặt ra. “Tôi sẽ thế này, tôi sẽ thế kia”. Tưởng mình là nhất, đặt đời vào thế “mục hạ vô nhân”.

Xem Thêm:   Đại thiên thế giới là gì? Tiểu thiên thế giới là gì?

Kiêu căng, ngạo mạn đến mức hỗn xược. Vì ngạo mạn mà phát sinh tâm phân biệt nghèo hèn thiểu học với tài năng giàu có, tự đào cho mình một hố sâu tội đồ vô minh chẳng biết hổ thẹn là gì để cứu lấy mình mà thêm cạn cợt về thương yêu với người. Vì ngạo mạn mà cách hành xử giữa người với người có nhiều bất công, chia rẽ.

Có thể vì nghiệp lực nặng nề, dục vọng che lấp tâm trí? Ngạo mạn là nguyên nhân của ngu muội và sẽ chuốc lấy thất bại thất thoái chính mình. Kẻ kiêu căng, ngạo mạn khi hành sự luôn lấy bản thân làm trung tâm, coi mình là cái đinh của thiên hạ, là đại hộ pháp mà thực chất chỉ quẩn quanh bên ngũ uẩn vô thường.

Học Phật chớ nên có tâm ngạo mạn

Phật pháp quyết định chẳng thể dùng ý nghĩa của chính mình để giải thích. Nếu dùng ý mình để giải thích thì sai mất rồi!

Kể từ xưa, thuở Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế đã xuất hiện trạng huống ấy, kinh Phật gọi trạng huống ấy là Tăng Thượng Mạn. Phiền não rất phiền phức, chướng ngại quý vị khai ngộ, chướng ngại quý vị chứng quả. Không chỉ là như thế, thậm chí còn chướng ngại thiện pháp của quý vị, phiền phức lắm!

Vì quý vị tự cho là đúng, chính mình chẳng có chứng đắc, ngỡ đã chứng đắc, chẳng liễu giải, cứ ngỡ đã liễu giải, dạy bảo người khác như thế, hướng dẫn chúng sanh sai lầm. Hướng dẫn sai lầm, phải chịu trách nhiệm nhân quả.

Xem Thêm:   Sắc dục là gì, tham sắc dục tạo nghiệp gì? Sự nguy hiểm của tâm sắc dục

Quý vị xem công án của thiền sư Bách Trượng đời Đường sẽ thấy có kể một câu chuyện: “Nói lầm một chữ chuyển ngữ, đọa thân chồn hoang năm trăm đời”. Vì sao tạo thành hiện tượng ấy? Tăng Thượng Mạn. Chỗ này cũng ban cho chúng ta một khai thị rất trọng yếu, học Phật quyết định chớ nên có tâm ngạo mạn, ngạo mạn là do chính quý vị không biết.

Nếu người ta hỏi quý vị: “Tôi chẳng có ngạo mạn, rất khiêm hư, không ngạo mạn”, xác thực là chính người ấy chẳng thể cảm nhận chính mình đang ngạo mạn.

Đối trị ngạo mạn như thế nào?

– Khiêm hư.

Đối trị ganh tỵ như thế nào?

– Tùy hỷ.

Bồ Tát đều có phương pháp để đối trị các tật xấu ấy. Căn bệnh rất nặng, quý vị chẳng có phương pháp đối trị, nó liền khởi tác dụng, chướng đạo.

Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Nam Mô A Di Đà Phật!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

4 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog