Lợi ích thù thắng của việc tụng đọc và hành trì kinh Dược Sư
Pháp Giới 11 tháng trước

Lợi ích thù thắng của việc tụng đọc và hành trì kinh Dược Sư

Đức Phật dạy, tụng đọc và hành trì kinh Dược Sư giúp cho chúng ta được tiêu trừ ách nạn, kéo dài thọ mạng. Đây là một điều rất đặc biệt.

1. Nguồn gốc của Kinh Dược Sư

Xét về nguồn gốc của Kinh Dược Sư, cho đến nay theo “Đại tạng kinh Đại chính tân tu” có 4 truyền bản như sau:

1. Kinh Phật thuyết quán đảnh Bạt trừ quá tội sanh tử đắc độ, là quyển thứ 12 thuộc bộ kinh Quán đảnh1 do ngài Bạch-thi-lê-mật-đa-la dịch vào thời Đông Tấn (317-420).

2. Kinh Phật thuyết Dược Sư Như Lai bổn nguyện, do ngài Đạt-ma-cấp-đa dịch vào niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ 11 (615) đời nhà Tùy.

3. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai bổn nguyện công đức do ngài Huyền Trang dịch vào niên hiệu Vĩnh Huy nguyên niên (650).

4. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang thất Phật bổn nguyện công đức do ngài Nghĩa Tịnh dịch vào năm thứ ba niên hiệu Thần Long (707).

Về cơ bản nội dung của bốn bản dịch này đều giống nhau. Chỉ riêng bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh thì có thêm danh tự và thệ nguyện của sáu vị Phật.

Trong kinh tạng của Phật giáo Việt Nam, hiện có nhiều bản dịch Kinh Dược Sư từ các dịch giả uy tín như Hòa thượng Trí Quang, Hòa thượng Tuệ Nhuận, Hòa thượng Huyền Dung…

Nhằm tạo vần điệu cho lời Kinh cũng như giúp cho người trì tụng dễ nhớ, bản Việt dịch Kinh Dược Sư vẫn giữ nguyên cấu trúc của bản dịch chữ Hán.

2. Ý nghĩa của Kinh Dược Sư

Bằng thiên nhãn thông, Đức Phật nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ. “Căn dà sa” nghĩa là hằng hà sa (cát sông Hằng), ngụ ý nói rằng cõi Phật này xa vô tận.

Tên gọi vị Phật là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nghĩa là vị Phật này lấy hiệu là thầy thuốc để thể hiện lòng thương xót bằng từ tâm của vị Phật đến chúng sanh còn đau khổ, luôn lấy pháp dược để cứu mọi khổ đau của chúng sanh đang gánh chịu trong sự luân hồi. Như câu mà người ta thường nói:

“ Tâm từ trải khắp muôn phương
Tâm bi trải khắp mười phương chan hòa.
Tình người nở một đóa hoa
Từ bi vô ngã chan hòa tình thương”

Xem Thêm:   Chết có phải là hết không? Sự thật là chết rồi sẽ rất khủng khiếp

Để đạt đến quả vị Như Lai, các vị Phật phải hành Bồ Tát đạo, đặt lợi ích chúng sanh làm sự nghiệp, dùng tâm từ bi đứng đầu. Cho nên, vị nào hành Bồ Tát đạo luôn phải phải phát nguyện, chẳng hạn như: Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện, Quan Thế Âm Bồ Tát phát 12 đại nguyện, Đức Địa Tạng phát thệ nguyện: Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề.

Lời nguyện chính là lý tưởng, là mong muốn, là ước ao đạt được của vị Bồ Tát đó. Với Đức Phật Dược Sư, Ngài đã phát 12 lời nguyện và đã dùng rất nhiều phương tiện để độ chúng sanh. Trong những lời nguyện đó luôn nghĩ đến lợi ích cho chúng sanh thoát khổ, được ấm no, tốt đẹp thân tướng.

Tuy nhiên, đa phần những người đọc kinh Dược Sư sẽ hoài nghi về những điều được ghi lại trong kinh bởi họ cầu nguyện không được như ý muốn như lời nguyện của Đức Phật, cũng như thấy một vài điểm mâu thuẫn từ lời nguyện ấy. Vì thế nên hiểu trọn vẹn chúng ta sẽ không còn hoài nghi.

Lợi ích thù thắng của việc tụng đọc và hành trì kinh Dược Sư

3. Lợi ích thù thắng khi tụng đọc và hành trì kinh Dược Sư

Trước tiên, nói đến năng lực của kinh Phật: Chúng ta biết, Đức Phật là đấng Thiên Nhân Sư tối tôn tối quý trong thế giới. Ngài là bậc Đại Oai Đức, Đại Thần Lực; trí tuệ của Ngài đã thể nhập chân lý tuyệt đối. Cho nên, những lời Ngài nói ra (được kết tập trong kinh điển) đều phù hợp với chân lý, đúng với thực tại, soi sáng cho chúng sinh.

Khi chư Thiên, chư Thần nghe được kinh Phật, họ rất cung kính và hoan hỷ phụng hành (vì họ ở trong một thế giới tâm linh rất cao). Cho nên, khi một người tụng đọc kinh điển của Đức Phật, chư Thiên, chư Thần có thể đến nghe hoặc dùng thiên nhĩ để nghe và họ có thể được giác ngộ.

Từ đó, họ khởi tâm hoan hỷ, hộ trì người tụng đọc kinh. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi Tăng chúng, Phật tử tụng kinh thì xuất hiện những điều màu nhiệm.

Như câu chuyện trong bài kinh “Vesali thiên tai, dịch họa”: Khi cả thành Tỳ Xá Ly bị dịch bệnh, khiến chết rất nhiều người, Đức Phật đã cho chư Tăng đi xung quanh thành tụng bài kinh Tam Bảo, tán thán công đức của Tam Bảo. Khi chư Tăng tụng kinh, rất nhiều chư Thiên đến, họ hoan hỷ và họ đã tạo ra những trận mưa lớn, giúp cho không khí được trong sạch, thanh tịnh, từ đó dịch bệnh dần được đẩy lùi.

Về vấn đề người tụng kinh: Pháp của Phật giống như thuốc chữa bệnh. Khi chúng ta nghe lời Phật dạy, thẩm nhập vào trong tâm, rồi thực hành thì đó là chúng ta đang uống thuốc và tiêu hóa thuốc. Nếu người nào chú tâm tụng kinh (tụng thành tiếng hoặc tụng thầm), hiểu được kinh mà giác ngộ thì người ấy được lợi ích rất nhiều. Hơn nữa, nếu người ấy còn hành trì kinh (tức là thực hành lời Phật dạy trong kinh) chắc chắn tâm sẽ được chuyển hóa. Và khi tâm chuyển hóa thì nghiệp chuyển hóa, từ đó bệnh tật có thể được tiêu tan, tuổi thọ kéo dài (vì bệnh tật và thọ mạng hầu hết là do nghiệp sinh ra).

Xem Thêm:   Lời Phật dạy về lòng tin giúp ta tránh đau khổ, mất mát và thất vọng

Về kinh Dược Sư: Trong kinh, Đức Phật Thích Ca giới thiệu Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật là vị vua về thầy thuốc. Khi còn hành Bồ Tát đạo, Ngài đã phát 12 đại nguyện để cứu độ chúng sinh. Đức Phật dạy, hành trì kinh Dược Sư giúp cho chúng ta được tiêu trừ ách nạn, kéo dài thọ mạng. Đây là một điều rất đặc biệt. Cho nên, dịp đầu năm mới, hầu hết các chùa thường khai đàn Dược Sư để đại chúng cùng tụng đọc và hành trì kinh.

Như vậy, nếu chỉ tụng kinh thì cũng có lợi ích, nhưng không được đầy đủ bằng việc hành trì kinh. Khi chúng ta thực hành đúng lời Phật dạy thì chắc chắn kết quả sẽ được như lời Đức Phật nói trong kinh Dược Sư, đó là có thể tiêu tai giải nạn và kéo dài được thọ mạng.

Mời quý bạn đọc tham khảo: Nghi thức trì tụng Kinh Dược Sư cầu bình an, giải trừ tật bệnh

4. Giải bùa ngải bằng Kinh Dược Sư

(Tác giả: RayBin)

Tôi có rất nhiều bạn bè và trong số đó, có người đạo Phật, có cả người đạo Thiên Chúa. Nhưng trong số họ, tôi thích nhất một cậu bạn tên Phúc, dù theo Thiên Chúa Giáo nhưng… lại đặt lòng tin ở Phật Giáo. Vào một ngày, Phúc gọi điện cho tôi với một giọng hơi hồi hộp, nói rằng:

– Ray ơi (tên gọi của tôi), hình như mẹ Phúc bị người ta chơi ngải!

Sau cuộc nói chuyện dài gần 45 phút, tôi đến nhà của Phúc và xem tình trạng của mẹ Phúc thì biết rằng cô ấy thật sự bị dính ngải. Nhưng tôi không nói ra điều này, vì gia đình Phúc không tin chuyện bùa ngải.

Tôi nói riêng với Phúc:

– Ray có cách giúp mẹ Phúc nhưng cô ấy không tin thì Ray cũng chịu. Phúc chịu khó khuyên mẹ đi, nếu mẹ tin tưởng, thì Ray giúp cho.

Phúc khuyên bảo, giải thích với mẹ một tuần lễ, cuối cùng bà mới chịu tin và chủ động gọi điện xin tôi giúp đỡ. Tôi khuyên bà hãy đặt lòng tin nơi Tam Bảo thì tôi sẽ có cách giúp….
Hai ngày sau, đúng như lời hẹn, vào ngày rằm tháng 6, tôi đến nhà Phúc và hướng dẫn cho của mẹ Phúc cầu nguyện đức Dược Sư Như Lai.

Xem Thêm:   Lời Phật dạy về sự khiêm tốn: Khiêm tốn là đỉnh cao của tu dưỡng

Mặt khác, tôi cũng dùng phương pháp tụng kinh Dược Sư và trì chú để giải bùa ngải. Sau 2 tiếng tụng kinh và trì chú, tôi nói với mẹ của Phúc rằng:

– Cô ơi, hôm nay, con giúp cô, vì cô đã có lòng tin Phật, cô hãy giữ niềm tin này và đem tâm trân trọng mà uống hết ly nước này, mọi bùa ngải trên người cô sẽ được đức Dược Sư giải trừ hết!

Mẹ Phúc vừa bưng ly nước bằng hai tay vừa rươm rướm nước mắt uống. Sau đó, bà chạy ù vào toilet và nôn ra một thứ, có vẻ nhơn nhớt màu xanh.

Bà hoàn hồn, uống một cốc nước và thuật lại mọi chuyện cho tôi nghe rằng: Trong một dịp đi mua hàng ở biên giới Campuchia, bà có gây gổ, xích mích với một bà người Campuchia. Lúc bà quay lưng đi, thì bà Campuchia đó vỗ vai bà một cái thật mạnh. Từ đó trở đi, bà luôn thấy vai mình nặng trĩu, ban đêm thì không ngủ được, lại nói nhảm như một người điên mà cũng chẳng biết mình nói gì, tính tình thì thay đổi thất thường, lâu lâu lại gào thét lên như đang bị ai đánh đập… và còn nhiều triệu chứng khác.

Tôi giải thích thêm cho mẹ của Phúc nghe về Phật pháp, về lòng từ bi cứu độ chúng sinh của chư Phật. Bà bật khóc và nói:

– Cô rất tiếc vì thời gian qua đã không tin Phật pháp.

Tôi an ủi:

– Cô đừng buồn, nếu lúc trước tâm cô không tin Phật thì bây giờ cô hãy dùng chính tâm đó mà tin Phật, cửa Phật rộng lắm và không bao giờ đóng lại. Cô có niềm tin thì chắc chắn sẽ được độ.

Sau đó vài ngày, Tôi nhận được điện thoại của Phúc, nói rằng : Mẹ Phúc hết bệnh rồi, bà khỏe lắm, không còn bị như trước nữa…!

Tôi nghe thế lấy làm vui mừng, vui vì mình có thể áp dụng Phật pháp để giúp người khác, mừng vì có thêm người tin tưởng Phật pháp. Và quan trọng nhất là qua chuyện này đã chứng minh được cho những người còn hoài nghi biết rằng chư Phật là thực sự tồn tại, không phải hư dối, các Ngài luôn tìm cách độ thoát chúng sinh, không phân biệt giai cấp, tôn giáo.

Hy vọng qua câu chuyện này, các bạn sẽ thêm vững tin nơi Tam Bảo và càng tinh tấn tu hành để đạt được quả giải thoát an vui.

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

4 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog