Pháp Giới 11 tháng trước

Vòng luân hồi của đời người: Vì sao chúng ta phải sợ luân hồi?

Người làm việc tốt sẽ được lên thiên đàng còn người làm việc ác sẽ bị đọa xuống địa ngục chịu tội. Không thể một người luôn làm điều ác mà lại có kết cục giống như người cả đời chỉ biết làm việc thiện giúp người, đó là thiên lý.

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là vấn đề mà toàn thể nhân loại muốn tìm hiểu. Luân hồi chỉ ngừng khi bản thân chúng ta không còn tạo nghiệp.

Chắc chắn con người luôn tin 12 vòng nhân duyên xoay vần như bánh xe từ vô thủy cho đến vô chung. Nó cứ xoay quanh mãi thành vòng tròn từ đó tạo nên quy luật nhân quả của đời người.

Có người phủ nhận cũng như có người bác bỏ nhưng dù là như thế nào đi chăng nữa thì với vòng luân hồi ấy vẫn khuyên con người ta nên sống có ích, có trách nhiệm cũng như tránh làm hại người khác.

Luân hồi là gì?

Luân hồi là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo.

Nói cách khác, sau khi thân xác này ngừng hoạt động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống ở giai đoạn sau không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước.

Cần lưu ý dòng sống này luôn chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử đi từ đời này qua đời khác như một lữ khách đi từ quán trọ này đến quán trọ kia.

Con người chết đi sẽ trải qua vòng luân hồi

Kỳ thực bản thân con người chết đi không phải giống như đèn tắt, cũng không nhất định là được đầu thai làm người mà chắc chắn sẽ thuận theo nhân duyên nghiệp báo mà chuyển sinh.

Theo đó thì người làm việc tốt sẽ được lên thiên đàng còn người làm việc ác sẽ bị đọa xuống địa ngục chịu tội. Không thể một người luôn làm điều ác mà lại có kết cục giống như người cả đời chỉ biết làm việc thiện giúp người, đó là thiên lý.

Sở dĩ con người ta cho rằng không có kiếp sau là bởi vì chính họ không tận mắt nhìn nó cho nên không tin. Nhưng có thể thấy trong cuộc sống thường ngày của chúng ta chẳng phải cũng có rất nhiều điều mà bản thân ta không nhìn thấy nhưng nó vẫn luôn tồn tại.

Xem Thêm:   Đại Sư Ấn Quang khai thị về Pháp môn niệm Phật
Vòng luân hồi nói lên lẽ thật của kiếp người

Người thế gian hay oán trách cha mẹ không có phước nên mới sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên khiến mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính họ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ứng như thế. Cha mẹ chỉ là phần phụ thôi nhưng hãy nhớ gốc là bản thân mình.

Như vậy vòng luân hồi nói lên lẽ thật của kiếp người. Đi sâu vào tâm lý mỗi người chắc chắn chúng ta sẽ thấy mình đã từng quen thuộc cũng như ưa thích với những việc làm của thuở quá khứ.

Vì vậy trong kiếp luân hồi chắc chắn mỗi người sẽ theo nghiệp mình đã tích lũy và chất chứa mà hiện ra thành tâm hồn cá biệt của mình. Cho nên khi nói đến luân hồi chúng ta đừng cố suy nghĩ gì hết mà hãy cứ nhìn lại nội tâm mình thì biết ngay.

Tìm hiểu về vòng luân hồi là để sống được an nhiên

Chúng ta không cố tìm gặp luân hồi, vì đôi khi luân hồi đang trôi chảy ngay trên thân của mỗi con người giống như dòng máu luân lưu. Cái khổ đau nhất của người đời chính là tham muốn và nắm giữ những thứ thuộc về người khác.

Bản thân mỗi người hãy cố gắng tập buông bỏ từ từ, cái tâm lý tham muốn hay nắm giữ để một mai khi vô thường bất chợt đến và thần chết tìm đến ta thì lúc đó ta có thể lập tức từ bỏ tất cả những thứ ở trần thế và không có chút tham luyến gì và chính bản thân ta cảm nhận được sự thanh tịnh cũng như bình an trong chính tâm hồn mình. Đó chắc chắn là điều kiện tối thiểu và cần thiết cho sự tái sinh vào một đời sống tốt đẹp và cao cả hơn.

Đời sống không được xem như bắt đầu với việc sinh hay chấm dứt với sự chết, nhưng nó như là một sự hiện hữu tương tục trong hiện tại và mở rộng vượt xa hơn nữa với quá khứ cũng như tương lai.

Xem Thêm:   Tam khổ là gì? Cái gì làm cho ta đau khổ nhiều nhất?

Bản chất của những hành động xảy ra trong phạm vi một kiếp sống tốt hay xấu quyết định số phận tương lai của mỗi con người. Luân hồi chắc chắn được liên kết gần gũi với ý tưởng tái sinh, nhưng chủ yếu liên hệ đến điều kiện của đời sống con người hay những kinh nghiệm về sự sống.

Luân hồi có đáng sợ không?

Trong vòng sinh tử luân hồi, quãng thời gian sinh tử luân hồi nó dài dữ lắm, mà chỉ do nghiệp nhỏ xíu nào đó mình trở thành người nghèo.

Do nghiệp bỏn xẻn trở thành người nghèo.

Do nghiệp vu oan thì bị oan ức.

Do nghiệp sát sanh hoặc hành hạ chúng sanh thì sẽ bị bệnh tật.

Do nghiệp bê bối tình dục sẽ sanh làm thân nữ (Làm thân nữ nhiều lý do chứ không phải một).

Khi bị một ác nghiệp trổ quả rồi thì người ta sẽ vì quả nghiệp đó họ sẽ thành một con người khác. Thí dụ: Do kiếp trước bỏn xẻn cho nên kiếp này tôi sanh ra bị nghèo, thì từ cái nghèo đó tôi ác hơn người bình thường, tôi nhỏ mọn, tôi sẵn sàng nói xấu, ly gián, nói dóc, ăn cắp.

Tật ganh tỵ: Tôi không được vui khi người ta được gì thì đời nào khi tôi sanh ra lúc nào cũng dưới người ta. Khi ở dưới, tôi phải tìm cách ngoi lên và tôi tiếp tục làm bất cứ chuyện ác. Như vậy chỉ vì cái tật ganh tỵ tôi lại đẻ ra bao nhiêu cái ác nghiệp khác.

Chưa kể tật tham, nóng tính thì mỗi tật như vậy nó lại dẫn đến những hạnh nghiệp, những hạnh nghiệp đó nó đẩy mình lún sâu vô trong án có án, trong nợ có thêm nợ. Quý vị biết cho vay nặng lãi, nợ nhỏ cộng với lãi thì ra nợ lớn, mà nợ lớn thì lãi lớn. Nó giống như cục tuyết càng lăn thì nó càng lớn dần.

Trong vòng luân hồi rất dễ sợ, cái thiện nó có khó hơn cái ác. Cứ mỗi cái ác nó được tạo tác thì nó sẽ đẩy mình về cái góc phương trời nào đó, mà ở phương trời đó mình lại có điều kiện ác tiếp. Cái thiện thì đưa mình về những cõi lành. Nhưng nó xui là ở cõi lành sướng quá mình lại quên tu. Còn ở cõi ác thì mình lại tìm cách xoay sở.

Xem Thêm:   Nghi thức tụng Kinh Lương Hoàng Sám Pháp

Trong kinh Trung Bộ nói: Đêm và ngày ai thường sống với tâm bất thiện thì nó giống như cái núi lơ lửng trên đầu họ. Đêm và ngày ai sống với tâm thiện thì giống như lọng trắng che trên đầu của họ. Và trong kinh Tăng Chi nói: Chỗ nào ta sống bằng tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi thì chỗ đó là chuồng thú.

Vì sao chúng ta phải sợ luân hồi?

Đức Phật thấy rõ được vô lượng kiếp của mình và của tất cả chúng sinh. Phật thấy từ lúc sinh ra, con người đã khổ như thế nào, trong cuộc sống mình phải phấn đấu, bươn chải mưu sinh cực nhọc ra sao, lúc già bệnh chết rồi thành những vong linh vất vưởng còn đau đớn hơn vạn lần… nên Người biết bản chất của luân hồi là đau khổ.

Ngày hôm nay thấy sung sướng an nhàn, vậy mà hôm sau đã ngã bệnh nằm một chỗ rên la. Hôm nay tiền bạc xênh xang, ngày mai chứng khoán bất ngờ rớt đã trắng tay trong phút chốc, chỉ biết gục đầu than khóc.

Cuộc đời thấy như bình an, sung sướng, nhưng thật ra có rất nhiều điều bất an, nhiều nỗi khổ đang rình rập, chờ đợi phía sau, sẵn sàng ập đến bất cứ lúc nào. Chỉ vì say mê nên ta cứ tưởng đời mình sẽ mãi êm trôi, đâu biết rằng cuộc đời vốn luôn bấp bênh, cõi nước luôn giòn bở. Hôm nay bình yên như vậy nhưng ngày mai sóng thần vào càn quét, hoặc một cơn lốc xoáy nổi lên là cuốn đi mấy nghìn căn nhà trong chốc lát.

Cuộc đời không có gì là chắc chắn hay bình an mãi mãi. Trái đất càng lúc càng bất an, ngày càng nóng hơn, mỗi năm lại ghi nhận một mức nhiệt kỷ lục mới. Băng tan ngày càng nhanh, nước mỗi ngày một thiếu… không có gì ổn định.

Trong khi đó, luân hồi cứ tiếp diễn, chúng ta sẽ tiếp tục phải đầu thai vào trái đất này. Lúc đó nước đã khô cạn, bão tố nhiều hơn và chiến tranh càng đe dọa khắp nơi. Cứ như vậy, không có gì là tốt lành trong luân hồi sinh tử này, trừ khi ta thiết ta tu tập và tạo phước không ngơi nghỉ.

Tâm Hướng Phật/Tổng hợp!

Nguồn: Tâm Hướng Phật ( https://tamhuongphat.com/ )

7 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog