Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo là nền tảng của vạn pháp lành. Nơi Kinh này đức Thế Tôn nói rõ hình tướng thô tế và nhân quả của mười nghiệp lành.
Trong Phật học tinh yếu, Hòa Thượng Thiền Tâm bảo: Có kẻ gạn hỏi: “Những nghiệp như: Lễ bái, cúng dường, nhẫn nhục, bố thí, trì trai,… đều là nghiệp lành, sao không gọi Vô lượng thiện nghiệp đạo, lại chỉ nói Thập nghiệp đạo?” – Xin thưa: “Mười thiện nghiệp nầy là căn bản của các pháp lành khác, vì lấy phần thắng trọng, nên chỉ gọi Thập thiện nghiệp đạo”. Kinh Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn nói: “Nếu chúng sanh nào làm mười nghiệp bất thiện, sẽ bị đọa vào ba đường ác; và tu mười nghiệp lành, sẽ được hưởng phước nhơn thiên”.
Mười nghiệp lành là những gì?
1. Không Sát Sanh, đừng hại mạng
Từ bi tăng trưởng, sống đời khỏe lâu
Trường chay phương tiện nhiệm mầu
Giúp Người tỉnh giác, về sau an lành
2. Không trộm cắp, lấy của người
Là người ngay thẳng, giàu sang đời này
Cái gì không phải của mình
Cho dù cố lấy tự sinh họa mình
3. Không tà dâm dục ái tình
Là người chính trực, đẹp xinh, chung tình
Lành mạnh, sáng suốt, thông minh
Là do không mắc dục tình thế gian
4. Không nói dối, gạt lừa nhau
Uy thế càng vững, việc mau chóng thành
Chân thật là đức tu hành
Lừa gạt là thói lưu manh gian tà
5. Không thêu dệt, chẳng xảo ngôn
Người người kính mến, tâm hồn thanh cao
Từ giờ mà trở về sau
Quyết không khẩu nghiệp, trời cao an bài.
6. Không đâm thọc, ly gián người
Là người hòa hợp, nhiều người mến thương
Công việc đâu đó tỏ tường
Dẫu gặp hoạn nạn cũng trường vượt qua.
7. Không nói thô ác, tục thề
Là người mềm mỏng, chẳng hề xấu xa
Tánh tình thân thiện hiền hòa
Đi đâu cũng có trẻ già mến thương
8. Không sân tham lấy của người
Tăng lòng bố thí, phước thời vô biên
Đi đâu cũng có bạn hiền
Công danh thành tựu, bạc tiền đầy kho.
9. Không sân hận, chẳng nóng giận
Là người nhẫn nại, duyên lành luôn theo
Buông xả cho thân bọt bèo
Một cơn nóng giận là nghèo đức công
10. Không si mê muội hồng trần
Là người sáng trí, biết thân buông dừng
Thôi dừng buông dứt thế gian
Thấy nghe nói biết thẳng đàng về quê!
Mời quý bạn đọc tụng Kinh Phật thuyết Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo tại file PDF dưới đây.
Xem màn hình rộng