Là một vị hòa thượng rất nổi tiếng nhưng tiểu sử thầy Thích Giác Hạnh còn khá khiêm tốn trên internet. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin về thầy Thích Giác Hạnh để bạn đọc quan tâm có thêm nguồn tham khảo!

Thầy Thích Giác Hạnh là ai?

thầy thích giác hạnh

Hòa Thượng Thích Giác Hạnh, tên khai sinh là Nguyễn Văn Não, sinh năm 1937 tại Cần Đước, Long An. Ngay từ tấm bé, thầy Giác Hạnh đã có thiện căn sâu dày với Phật Pháp. Tới năm thầy 13 tuổi (1950), duyên lành đầy đủ, thầy may mắn được xuất gia tu học cùng Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Bình ở chùa Thiên Phước (Cai Lậy, Tiền Giang).

Hiện, Hòa Thượng Thích Giác Hạnh đang là Ủy viên Hội đồng Trị Sự Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, giảng viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương, Phó Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trưởng ban Hoằng Pháp tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngoài ra, Hòa Thượng Thích Giác Hạnh đồng thời còn là Viện chủ của:

  • Chùa Hội Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Chùa Phước Lâm, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Chùa Phước Duyên, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Chùa Tân Phước, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Những bài giảng pháp của thầy Thích Giác Hạnh

Ngoài tám mươi, cả tuổi đời lẫn tuổi đạo đều đã ở thế “xưa nay hiếm” nhưng hòa thượng Thích Giác Hạnh vẫn rất minh mẫn, sáng suốt ở cả trí tuệ và tinh thần.

Thầy đi nhiều nơi, tới thăm nhiều ngôi chùa trên khắp đất nước, ra nước ngoài và tích cực thuyết pháp tới tăng ni, phật tử. Bằng vốn kiến thức tích lũy trong suốt cuộc đời tu hành của mình, cùng với nhiều chiêm nghiệm, lắng nghe cuộc sống, trong mỗi buổi thuyết giảng của mình, hòa thượng Thích Giác Hạnh đã đem tới vô cùng nhiều kiến thức Phật pháp. Để cho dễ hiểu và gần gũi đối với phật tử, thầy liên tục đưa ra nhiều ví dụ trong đời sống thực tế, những câu chuyện có thực mà đã được nhiều người chứng kiến…. Mọi ví dụ minh họa đều có tính giáo dục, thông qua góc nhìn hóm hỉnh và chất giọng mộc mạc của miền Tây Nam Bộ của thầy Thích Giác Hạnh mà trở nên dung dị, dễ đi vào lòng người. 

thầy thích giác hạnh

Có rất nhiều chủ đề thuyết giảng của thầy với thời lượng tới 70-80% là đề cập tới giáo lý nhà Phật. Do đó, nhiều Phật tử, thính giả khi mới đầu tìm hiểu về Phật giáo có thể cảm thấy một lượng kiến thức và khái niệm rất nặng. Thậm chí với nhiều Phật tử tìm hiểu Phật giáo đã lâu cũng phải hết sức trầm trồ về hàm lượng thông tin, kiến thức mà thầy Thích Giác Hạnh đề cập trong mỗi bài thuyết pháp của mình. Tuy nhiên không vì thế mà những bài giảng của Hòa thượng Thích Giác Hạnh thiếu đi sự thu hút với các Tăng ni, Phật tử. Nhiều vấn đề rất khó truyền đạt để tất cả mọi người đều có thể hiểu tường tận như về phép tu hành, pháp môn niệm Phật, pháp môn tịnh độ, Phật giáo mật tông… nhưng qua lời giảng của thầy đều trở nên dễ tiếp cận hơn đối với đại đa số Phật tử. Thậm chí, không ít lần thầy đã đem tới cho cả hội trường Phật tử nghe thuyết giảng những tràng cười sảng khoái vì những câu chuyện vừa dí dỏm, hài hước nhưng cũng rất nhân văn.

Ngoài các bài giảng pháp về giáo lý nhà Phật, thầy Thích Giác Hạnh còn rất nổi tiếng với những bài thuyết pháp về chủ đề tâm linh như: Chuyện tâm linh ngoại cảm, chuyện tâm linh và ngoại cảm, oan hồn báo oán, cách hóa giải oan gia trái chủ… Đây đều là những chủ đề dễ gây tò mò, dễ khiến nhiều người quan tâm chú ý. Khi thuyết giảng về những chủ đề này, thầy đã khéo léo kể lại những câu chuyện và trải nghiệm tâm linh của chính bản thân, đồng thời dẫn dắt câu chuyện, diễn giải câu chuyện theo cách hiểu của nhà Phật. Do đó, người nghe giảng cũng không cảm thấy quá nặng nề mà lại được giải đáp rất nhiều về những thắc mắc xoay quanh những hiện tượng tâm linh kỳ bí, ngộ ra rất nhiều điều trong cuộc sống để cảm thấy bình yên hơn.

thầy thích giác hạnh

Tổng hợp các bài giảng pháp hay nhất của thầy Thích Giác Hạnh được nhiều Phật tử quan tâm:

  • Hé lộ tuổi thơ của thầy Thích Giác Hạnh qua bài giảng
Xem Thêm:   Tiểu sử thầy Thích Chân Quang bao nhiêu tuổi? Ở chùa nào? Những bài giảng pháp hay nhất

  • Bài giảng: Thân Người Mà Tâm Chó – Hòa thượng Thích Giác Hạnh thuyết giảng tại chùa Pháp Hoa

  • Bài giảng: Nợ Nhau Từ Kiếp Trước

  • Bài giảng: 4 câu THẦN CHÚ nên thực hành Trì Tụng mỗi ngày

  • Bài giảng: Sau Khi Chết Con Người Ta Sẽ Đi Về Đâu

Giới thiệu về chùa Hội Phước – nơi thầy Thích Giác Hạnh làm trụ trì

Chùa Hội Phước là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại thành phố Vũng Tàu, chùa tọa lạc tại khu phố 1, phường Phước Nguyên, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chùa Hội Phước ban đầy có tên là chùa Cây Dương được xây dựng từ năm 1896 bởi hai vợ chồng người Hoa là ông bà Hữu Đại với mục đích là nơi thờ cúng tổ tiên. Trước kia, chùa thuộc ấp Bàu Sen, xã Phước Lễ, huyện Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy (cũ). Sau khi ông bà Hữu Đại mất, ngôi chùa được dân chúng địa phương trông coi.

Tới năm 1926, có ba vị hòa thượng là Diệu Quang, Phổ Điền và Tâm Thiểu đã về đây để tu học và hành đạo. Tới năm 1992, ngôi chùa này được giao cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quản lý. Tới năm 1999 thì chùa được trùng tu, xây dựng lại để có diện mạo như tới ngày nay.

thầy thích giác hạnh

Hiện nay, chùa Hội Phước được thượng tọa Thích Giác Hạnh tiếp quản trông coi, trụ trì. Thầy Thích Giác Hạnh đã nhiều lần tu sửa lại các phần công trình bị xuống cấp, cũng như chỉnh trang lại khuôn viên để phục vụ cho hoạt động học tập của phật tử gần xa.

Kiến trúc chùa Hội Phước rất uy nghiêm với cổng tam quan, khu trung tâm 2 tầng với tầng trệt làm giảng đường và tầng trên làm chánh điện. Chùa được trang trí hoa văn và họa tiết tinh xảo, trang nghiêm với hoành phi câu đối. Ngoài ra, chùa cũng có nơi để các chư tăng nghỉ ngơi và khu nhà thờ hài cốt dành cho phật tử.

Chùa Hội Phước là nơi tổ chức các lớp sơ cấp Phật học thuộc trường trung cấp Phật học Tòng Lâm. Ngoài ra, hàng năm ở đây cũng tổ chức An cư kiết hạ Phật đản của tỉnh hội tổ chức.

Chùa Hội Phước cũng là địa chỉ đã tổ chức rất nhiều khóa tu lớn nhỏ cho Phật tử trên cả nước. Do đó, khi đủ duyên lành, quý Phật tử gần xa hãy tới tham quan chùa Hội Phước và có cơ duyên được nghe thầy Thích Giác Hạnh thuyết giảng Phật pháp, cầu bình an cho gia đình và những người thân yêu.