Cách phân biệt các loại Thiền Định
Pháp Giới 12 tháng trước

Cách phân biệt các loại Thiền Định

Không chỉ riêng Phật pháp, thế gian có ngàn muôn các loại Thiền Định. Thời mạt pháp, các pháp thiền định của Ngoại đạo và Tà Đạo mọc như nấm sau mưa. Người đời thường lầm tưởng Thiền Định là một pháp dưỡng tâm, tăng cường sức khỏe, lại tưởng ngồi yên, chân xếp bằng, mắt lim dim là Thiền; lại chẳng biết sự sâu mầu của Thiền Định, cũng chẳng biết sự tột cùng hung hiểm của các Ma Sự trên đường Thiền. Cho nên phần lớn thường bị hàng Tà Đạo dụ dỗ, lường gạt. Rốt cuộc đều lạc vào lưới của Ma Vương, lấy Địa ngục làm chỗ quy hướng, thật đáng xót thương.

Cho nên, nếu bạn đang quan tâm đến Thiền Định thì bài viết này là dành cho bạn vậy! 

Thiền Định nghĩa là gì? Chữ “Thiền ” là do chữ “Thiền-na”, một tiếng Phạn, phiên âm theo tiếng Trung Hoa và dịch nghĩa là định lự. Hiệp chung cả tiếng Phạn và tiếng Trung Hoa, thành ra chữ Thiền Định.

Chữ “Thiền”, xưa dịch tư là “Tư duy”, nay dịch là “Tịnh lự”. Tư duy có nghĩa là suy nghiệm, nghiên cứu, suy tầm đối tượng của tâm thức, để cho tâm thể được sáng tỏ. Chữ “Định” nguyên tiếng Phạn là Samadhi, người Trung Hoa phiên âm là Tam muội, nghĩa là tập trung tư tưởng vào một cảnh duy nhất không cho tán loạn. Như vậy: Thiền Định là tập trung tư tưởng vào một đối tượng duy nhất, không cho tán loạn, để cho tâm thể được vắng lặng, tâm dụng được sáng tỏ, mạnh mẽ, đặng quan sát và suy nghiệm chân lý.

*
  • 10 Chuyện Tâm linh có thật.
  • Kinh Thủ Lăng Nghiêm.
  • Từ Bi Hỉ Xả là gì.
  • Kinh Pháp Diệt Tận.
  • Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
  • Cách giúp đỡ những người bị Ma nhập.
  • Cách tụng chú Đại Bi tại nhà đúng Pháp.
Cách phân biệt các loại Thiền Định
Cách phân biệt các loại Thiền Định

Cách Thiền Định

Phương pháp thiền định có hai cách:

1. Tham cứu về lý thiền, để cầu minh tâm kiến tánh, tỏ ngộ đạo quả, nên gọi là “Tham thiền”. Như tham cứu câu thoại đầu v.v..

2. Tập trung tư tưởng để quan sát cho sáng tỏ chân lý về một vấn đề gì như quán bất tịnh, quán từ bi v.v..nên cũng gọi là “Quán tưởng”.

Có chỗ gọi là tu “Chỉ quán” hay tu “Ðịnh huệ”. Chỉ là đình chỉ các vọng tưởng, không cho khởi động, tức là Định. Quán là quan sát cho sáng tỏ một vấn đề gì tức là Huệ. “Chỉ” là nhân, mà “Ðịnh là quả. “Quán là nhơn”, mà “Huệ” là quả.

Mục Đích Của Thiền Định

Tất cả chúng sinh, trải qua bao đời kiếp, phải trôi lăn trong biển khổ sanh-tử luân hồi vì bị vô minh mê hoặc. Tại sao lại có vô minh mê hoặc? chúng ta hằng ngày bị thất-tình (1), lục-dục (2), bát phong (3), xuy động, làm cho tâm tánh chúng ta phải bị mờ ám; cũng như ngọn đèn bị thổi leo lét, không sáng tỏ được, để phá tan cái hắc ám ở chung quanh và soi sáng cảnh vật. Ðèn tâm của chúng ta không giờ phút nào chẳng bị gió lục-trần (4) làm chao động. Vì đèn tâm chao động (không định) nên ánh áng trí huệ không thể tỏa ra; và ánh sáng trí huệ không tỏ sáng, nên không xé tan được mây vô-minh hắc ám ở chung quanh và không chiếu soi chơn lý của vũ-trụ.

( (1) Thất-tình: Mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn. (2) Lục-dục: Những sự tình dục do lục-căn sanh ra. (3) Bát-phong: Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc. (4) Lục-trần: Sáu trần-cảnh là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.)

*

Vậy hành-giả muốn rỏ chơn lý của vũ trụ, muốn được minh tâm kiến tánh thành Phật, thì phải phá trừ mây vô minh hắc ám. Muốn phá trừ vô minh hắc ám, hành-giả phải làm sao cho đèn trí huệ của mình được sáng tỏ. Muốn thế hành-giả phải tu thiền định. Tâm có định, mới phát sinh trí-huệ. Trí-huệ có phát sinh mới phá trừ được vô minh hắc ám, và với minh tâm kiến tánh thành Phật.

Mới nghe qua chủ trương của Thiền-Định, chúng ta thấy không có gì mới lạ, và tưởng là dễ dàng quá; nhưng khi thực hành thì lại không phải dễ dàng như thế. Trái lại, phép tu thiền-định rất khó, phải thường có thiện-hữu tri-thức dắt-dẫn, phải tốn rất nhiều công phu và kiên-nhẫn, phải trải qua một thời gian lâu dài, mới thu được kết quả.

Các Loại Thiền Định

Thiền-định có nhiều loại, nhiều thứ. Có thứ chánh, thứ tà, có thứ sâu, thứ cạn, có thứ thiền của ngoại-đạo, có thứ thiền của phạm-phu, có thứ thiền của Tiểu-thừa, có thứ thiền của Đại-thừa.

Hãy nghe Ngài Tôn-Mật Thiền-sư dạy: ” …Người muốn cầu Thánh-đạo, tất phải tu thiền ”. Chơn-tánh không có dơ và sạch, thánh và phàm. Song thiền-định có cạn và sâu, từng bực không đồng:

  • Người tà-kiến, chấp trước sao lạc, ưu cõi trên, chán cõi dưới mà tu Thiền là ngoại đạo thiền.
  • Người chánh tín nhân quả, nhưng cũng dùng sự ưa cõi trên chán cõi dưới má tu thiền, là phàm phu thiền.
  • Người biết rõ lý ”ngã không” mà tu thiền là Tiểu-thừa thiền.
  • Người ngộ được lý”ngã, pháp dều không” mà tu thiền, là Ðại-thừa thiền.
  • Người đốn ngộ tự tâm, xưa nay vốn thanh-tịnh, không có phiền não, đầy đủ trí huệ vô-lậu, tâm ấy tức là Phật, rốt ráo không khác; y theo tâm ấy mà tu thiền là Tối Thượng thừa thiền, củng gọi là ”chân như tam muội”

Vì thiền có nhiều loại khác nhau như thế, nên trước khi muốn thực hành cho đúng đắn chúng ta cần biết sơ lược các lối tu thiền, để khỏi lạc vào đường nguy hiểm.

Các Loại Thiền Định: I. Ngoại Đạo Thiền

Trong phần ngoại đạo thiền này, chúng tôi muốn nói đến các loại thiền của ngoại đạo như đạo Tiên, đạo Bà la môn, các lối thôi miên, và những tà thiền định với mục đích không chơn chánh. Sao gọi là không chơn chánh? -Theo quan niệm của đạo Phật thì những hành động gì không nhằm mục đích trau dồi tâm tánh, dẹp trừ phiền não hữu lậu, để cầu giải thoát sanh tử luân hồi, đều không là chơn chánh.

Dựa vào quan niệm trên mà phê phán thì những tà thiền định hay những loại thiền định của ngoại đạo đều không chơn chánh; vì những người tu theo lối thiền định nầy chỉ nhắm mục đích cầu được sống lâu, cầu được khỏe mạnh, được thần thông biến háo để dạo chơi thế giới,được những phép lạ, huyền bí để cám dỗ, mê hoặc người, hay được thần tiên để hưởng lạc thú tiêu diêu nơi tiên cảnh… Bởi họ dụng tâm không chơn chánh, tu phương pháp không chơn tánh, nhắm mục đích thiển cận, bề ngoài và bị các phiền não tham, sân, si, làm động cơ thúc đẩy, nên các loại thiền của họ không rốt ráo và toàn thiện được. Trước tiên chúng ta hãy nói đến các tà thiền định.

1. Tà Thiền Định

Đọc các loại sách xua, chúng ta thường nghe nói đến các loại cầm thú như: bạch xà, chồn cáo, quy, khỉ, vượn…tu luyện lâu năm trong rừng sâu núi thẳm, cuối cùng củng có những phép thần thông, biến hóa. Nhưng mục đích của chúng là cầu cho được nhiều phép tắc để được gần phụ nữ, nhiễu hại nhơn dân, hớp hồn hớp via người lương thiện, để thỏa mãn thú tánh.

Ðó là những loài yêu tinh quỷ quái, mà ngày nay theo con mắt nhà khoa học thì khó có thể tin được là có. Nhưng có lẽ những người xưa muốn đặt ra câu chuyện yêu tinh quỹ quái như thế, để ngụ ý các loài thú, nếu tu luyện lâu năm cũng có thể phép thuật hơn người. Nhưng bởi chúng thiếu lòng nhân, thiếu thiện tâm cho nên phép thuật càng cao cường bao nhiêu càng gây tai họa bấy nhiêu.

*

Chúng ta cũng thường nghe thầy phù thủy luyện thiên linh cái (đầu lâu). Họ củng tập trung tư tưởng, luyện phép tịnh tâm, và khi thành tâm, và khi thành công cũng sai được âm binh bộ hạ, được ma quỷ mách bảo cho các việc quá khứ, vị lai …mà củng tác oai, tác oai không ít. Ðó cũng là do tu định cả, nhưng bởi dụng tâm tà, nên gọi là thiền định, và kết quả là có hại cho mình và nhân quần xã hội.

Chúng ta hãy nghe lời Phật dạy Ngài A-Nan trong kinh Lăng nghiêm về các lối Tà thiền định: ” ..A-Nan! Nếu ông tu thiền định mà không đoạn lòng dâm, thì quyết đọa vào ma đạo, bực thượng thành ma chúa, bực trung thành ma dân bự hạ làm ma nữ. Vì gốc của nó là dâm, thì làm sao khỏi sanh tử luân hồi được?. ”

”…A-Nan! Nếu ông tu thiền định mà không đoạn đoạn tân sát hại, thì chỉ đạo vào thần đạo; bực thượng thành đại lực quỷ, bực trung làm phi hành dạ xao và các quỷ tướng soái, bực hạ làm địa hành La sát và các quỷ thần…”

”…A-Nan ! Nếu ông tu thiền định mà không đoạn trừ tâm trộm cướp thì quyết đọa vào tà đạo; bực thượng thành loài yêu tinh, bực trung làm ma quỷ, bực hạ làm người tà bị các tà ma nhập (đồng bóng)…”.

2. Thiền Định của Đạo Tiên

Theo các kinh sách của đạo tiên để lại, như kinh Huỳnh-đình, hay bộ Tánh mạng khuê chỉ v.v..thì con người sở dĩ sống được và minh mẫn là nhờ có đử ba món: Tinh, khí và thần. Tinh, khí là chủ cúa xác thân; Thần là chủ của mạng sống. Hễ tinh thần lục dục quá mạnh thì tinh khí hao mòn: Tinh khí hao mòn thì thân bị che lấp tối tăm, con người mất sáng suốt. Vì thế cho nên phải trừ dục tình để dưỡng tinh, luyện khí cho thân được cởi mở và phát hiện.

“Tiên đạo cho rằng khắp giáp thân thể con người đều có những cái huyệt, tức là những lỗ thông khí âm dương; huyệt ở chót bàn chân gọi là chi âm; huyệt ở đỉnh đầu là thiên thông. Khí đi trở lên là dương khí, khí di xuống là âm khí. Người tu tiên cốt luyện cho âm khí mất đi, chỉ còn cái khí thuần dương đi lên đỉnh đầu, tức là có thần thông và đắc đạo.

Vì sao phải trừ bỏ khí âm? Bởi vì âm khí là trược khí, làm cho nặng nề, tối tăm, ưa thích điều dâm dục, làm hao tổn tinh thần. Hễ tinh thần hoằng dương tổn thì cái thần là cái linh động sáng suốt nhất, cũng là cái thông hiệp với trời đất, bị bế tắc”.

Vậy nên, kẻ phàm là kẻ còn nặng khí âm, còn bậc tiên chỉ còn là khí thuần dương mà thôi. ”Ðể luyện khí, người tu tiên có nhiều phép tu gần giống như phép tọa thiền. Nghĩa là ngồi ở một nơi thanh tịnh, rồi tập luyện các phép như: ”Tọa công”, ”Giao thiên trụ”, ”Thiệt giải thấu yết”.v.v.. 

*

Tóm lại những người tu theo đạo này, nếu chuyên tâm trị chí tập trung tư tưởng, luyện ”Tinh” hóa ”Khí”, luyện ”Khí” hóa ”Thành”, sau khi đã thuần thục, cũng được năm phép thần thông biến hóa. Họ trở thành tiên, có thể xuất thần bay đi dạo chơi các Thế giới. Hoặc họ hứng nước mặt trăng, luyện linh đơn để trị bệnh hay để uống cho được trường sinh bất tử thành địa tiên.

Những vị tiên này, rất tiếc là ngày nay, chúng ta không được thấy nên không dám chắc là có hay không. Nhưng dù có có đi nữa, thì trên lý thuyết, các vị này vì chưa được lậu tận thông, ”phiền não hữu lậu chưa hết” nên khi phiền não rối lên họ cũng bị đọa trở xuống, khi trường hợp ông Uất-Ðầu-Lâm-Phách, hay ông Ðộc -Giác Tiên-Nhân.v.v…

Hơn nữa dù họ có luyện cái thân mình cho được trường sanh bất tử cũng không thể toại nguyện được, vì cái thân này là tứ đại giả hiệp, tất phải bị luật vô thường chi phối, không thể sống vĩnh viễn được. Nó lại là cái đãy gia chứa các vật bất tịnh thì dù có cưng dưỡng cho mấy rốt cuộc rồi cũng bị tan rã. Bởi lẽ đó người tu hành phải xem nó như cái bè đưa qua sông, khi qua sông rồi, chẳng nên mến tiếc cái bè mà chẳng chịu lên bờ.

*

Trong bộ Quy-nguyên Trực chỉ, có kể chuyện ông tiên Lữ Ðồng Tân, học trò của Tiên lớn Chung Ly, sau khi đấu phép với Ngài Huỳnh Long hòa thượng bị thua, ông đã bỏ đạo Tiên theo đạo Phật. Lý do sự đầu Phật là vì ông Lữ Ðồng Tân tự nhận thấy mình đã dụng tâm sai và đã đi lầm đường tu hành. Do đó, ông đã làm bài thơ sau đây để nói lên sự sai lầm của ông:

Khí khước biều nan, kích tý cầm

Như kim bất luyến hống trung câm

Từ tùng nhất kiến Huỳnh long hậu

Thì giác tùng tiên thố dụng tâm

Dịch nghĩa:

Bỏ lầu Linh dược ném đờn cầm.

Tôi nay chẳng tiếc nước miếng vàng

Từ khi gặp Huỳnh Long hòa thượng

Mới biết từ trước dụng tâm sai.

( ”Nước miếng vàng”: Đối với người tu Tiên, thì nước miếng rất quý.  Họ không bao giờ nhổ vì sợ tổn khí. Họ dùng nước miếng của mình để luyện linh dược.)

3. Thiền Định của pháp luyện Yoga (Du già).

Yoga là một danh từ Ấn, gốc là chữ Yuj; Tàu dịch là Du già, nghĩa đen là ”tự đặt mình dưới một cái ách”; nghĩa bóng là ”tự trói buộc cả tinh thần, thể xác vào một quy luật khắc khe” tự kiềm chế mình theo một kỷ luật đặc biệt, mà mục đích là tập trung toàn thể thân tâm làm một với bản thể của trời đất. Du già cũng gọi là thuật luyện khí của Ấn độ, gần giống thuật luyện khí của đạo Tiên.

Theo thuyết Du già trong thân thể con người có rất nhiều huyệt; trong số ấy có bảy huyệt từ hậu môn lên tới đỉnh đầu là quan trọng nhất. Bảy huyệt ấy nằm dài theo xương sống, và có một đường lên một đường xuống thông nhau. Vì sự si mê và các thứ dục vọng che lấp cho nên bảy huyệt ấy bị chướng ngại, khiến cho cái ”chơn quả” từ dưới ”hỏa hậu” (chỗ hậu môn) không thể lên được. Nhất là vì thân thể không luyện tập, xương sống bị cong đi, các huyệt do đó bị bế tắc.

Vậy muốn cho hoả hậu (tức là cái thần lực trong con người) được thông qua các huyệt, lên tới đỉnh đầu thì phải chú tâm luyện cho xương sống giản ra, các khớp xương được thông và thẳng. Ðể đạt được mục đích nói trên, người luyện Du già phải tập nhiều tư thế, như tư thế ”giản lưng ” tư thế ”lưỡi cày”, tư thế ”trồng chuối” (trút đầu xuống dưới, trở chân lên trên trời), để cho hỏa hậu dể lưu thông tới đỉnh đầu.

*

Ngày nay Du già được phổ biến qua các nước Âu -Mỹ, gần như một phong trào. Phần đông cho đó là một phương pháp thể dục, để luyện cho thân thể được khỏe mạnh, trí huệ được sáng suốt, để tính toán và làm việc được nhiều và hiệu quả. Một số người đi xa hơn, muốn luyện Du già để được sống lâu, trẻ mãi, vượt ra khỏi những sự đòi hỏi của xác thân đầy dục vọng, thoát ra ngoài những nỗi lo âu, sợ sệt hằng ngày và sống một cuộc đời an vui, tự tại.

Lại có một hạng người khác mong rằng Du già sẽ làm cho họ khám phá những năng lực tiềm tàng ẩn núp trong con người và làm cho họ trở thành những nhân vật phi thường, có những thần thông biến hóa, phép mầu chước lạ, họ cũng tập trung tư tưởng, định tâm chú ý như các lối tu thiền định.

Ngoài ra họ còn có tu tập một cách rất khổ sở, hành hạ thân xác, bắt nó chịu đựng những thử thách cực độ, như phơi nắng dầm sương, ngồi trên chông gai, đứng bằng hai tay, treo chân lên cổ, nhịn đói, nhịn khát,v.v…đó là những đạo sĩ người Ấn Ðộ thường gọi là ”pha-kia” (fakir). Những người này khi tu đến mức độ cao, cũng có được những phép lạ, như dao chém không đứt, đâm không thủng, nhai ve chai, uống axit không sao, nằm ngũ một giấc luôn trong 3 tháng không ăn, không uống .v.v… Nhưng dù họ thành công bao nhiêu đi nữa, thì cũng không thể thoát ngoài vòng trần tục liễu xanh thoát tử và minh tâm kiến tánh được.

4. Thiền Định của Pháp Thôi Miên.

Thôi Miên cũng là một lối tu thiền của ngoại đạo, hiện nay rất thịnh hành trên thế giới. Nguyên tắc của phương pháp tu luyện này cũng là vận dụng tập trung tư tưởng vào một chỗ để cho tinh thần có sức mạnh sai khiến được sự vật.

Người tập thôi miên, lúc mới đầu ngồi yên một chỗ, nhìn chăm chú vào một chấm đen vẽ ở trên tường, để cả tâm trí tập trung vào đó, ngoài ra không còn để ý vào một sự vật gì ở chung quanh nữa. Họ ngồi tập hàng giờ như thế, bao giờ tinh thần không còn tán loạn nữa, và có đủ sức mạnh để sai sử kẻ khác là họ thành công. Những người thôi miên giỏi, có thể dùng thôi miên để trị lành bệnh hay sai sử những người khác làm những chuyện phi thường, như xuất thân đi đến một xứ khác để thăm bà con, kể lại việc quá khứ hay tiền thân của một người khác.v.v…

*

Tóm lại, nhờ luồng điện tinh thần đã được tập trung thành sức mạnh, người thôi miên có thể bắt người khác làm những việc kỳ lạ theo ý muốn của mình. Nhưng vì lợi dụng, tâm không chơn chánh, chỉ tham cầu những điều huyền bí, mầu nhiệm bên ngoài, không lo dẹp trừ phiền não, hữu lậu, trau dồi tâm tánh bên trong, để được minh tâm kiến tánh nên không phải là chánh đạo. Ðến khi phiền não hữu lậu nỗi lên hoặc nhiễm sắc tham tài.v.v…thì các thần thông, diệu dụng đều mất hết.

Bởi thế nên Phật dạy các đệ tử: ”ngộ được đạo thì tự nhiên sẽ có các thần thông. Nếu được thần thông mà chưa ngộ được đạo thì thần thông ấy có khi bị mất”.

Các Loại Thiền Định: II. Phàm Phu Thiền.

Phàm phu thiền cũng gọi là thế gian thiền. Sở dĩ gọi là phàm phu hay thế gian thiền là vì các pháp thiền này chưa có thể đưa hành-giả ra ngoài tam giới, chưa chứng được thánh quả, mà vẫn còn quanh quẩn trong vòng phàm phu hay thế gian. Các pháp như Tứ thiền, Tứ không.v.v…đều thuộc phàm phu thiền.

1. Tứ thiền

Tứ thiền tức là 4 giai đoạn tham thiền của phàm phu, đi dần từ chổ nhàm chán cái vui thô thiển đến cái vui vi tế thanh tịnh. Bốn giai đoạn tham thiền này tuần tự diễn tiến như sau:

Sơ thiền – Ly sanh hỷ lạc.

Hành giả khởi đầu bằngg tâm lý nhàm chán cái ô trược của cỏi Dục, và mong cầu được xa lìa(ly) được cái ô trược của Dục giới, hành giả sanh vui mừng (sanh hỷ lạc). Ðó là kết quả của giai đoạn tham thiền đầu tiên (sơ thiền).

Nhị thiền – Định sanh hỷ lạc.

Nhưng cái vui nói trên, lại làm cho tâm chao động, cần phải dứt trừ; vì thế hành giả phải vào định. Khi định có kết quả, cái vui mừng thô phù của sơ thiền chấm dứt và cái vui mừng vi tế trong định lại nãy sanh; vì thế cho nên gọi là” Ðịnh sanh hỷ lạc”.

Tam thiền – Ly hỷ diệu lạc.

Cái vui mừng ở cõi nhị thiền mặc dù vi tế, nhưng vẫn còn làm cho tâm rung động, vì thế hành giả lai cần bỏ cái vui mừng ở cõi nhị thiền. Khi bõ được cái vui mừng này, thì một nỗi vui mầu nhiệm khác lại phát sinh; vì thế cho nên gọi “Ly hỷ diệu lạc”.

Trong các kinh thường chép:Cõi tam thiền là vui hơn hết (diệu lạc), vì ở các cõi dưới thì chỉ có vui thô động, còn ở các cõi trên thì chủ là tịch tịnh, không còn vui nữa.

Tứ thiền, xả niệm thanh tịnh.

Ở cõi tam thiền, tuy đã hết cái vui thô đọng của Sơ thiền và Nhị thiền; nhưng vẫn còn cái vui mầu nhiệm. Nhưng hễ còn niệm vui, thì tâm chưa hoàn toàn thanh tịnh. Hành giả lại phải còn tiến lên một bậc nữa, đi vào cái thiền thứ tư, xã luôn cả cái niệm vui, để tâm được hoàn toà thanh tịnh, vì thế nên gọi là”Xã niệm thanh tịnh”. 

2. Tứ không định.

Sau khi đã trải qua Tứ thiền và đã thành tựu viên mãn, hành giả tiếp tục tu thiền định và sẽ trải qua bốn giai đoạn gọi là tứ không định sau đây. Sở dĩ gọi là tứ không, vì khi vào bốn định này, thiên giả sẽ không còn thấy có cảnh thức tâm nữa.

Không vô biên xứ định.

Thiền giả khi đã đạt được tứ thiền, tâm đã được hoàn toàn thanh tịnh, nhung vẫn còn thấy có sắc giới, còn thân còn cảnh và bị hình sắc trói buộc, nên sanh tâm nhàm chán. Ðể rời bỏ các hình sắc về thân và cảnh, thiền giả vào định thứ nhất của tứ không, thể nhập với “Hư không vô biên”,tức là không thấy có ngăn cách, có biên giới của cảnh.

Thức vô biên xứ định.

Thiền giả khi đã định thứ nhất của tứ không, rời bỏ được sắc tướng của thân và cảnh, thấy được cái vô biên của hư không, nhưng vẫn còn giữ cái bản ngã hẹp hòi, vẫn còn thấy biên giới của tâm thức; khi thành tựu, tức thể nhập được vào cõi”Thức vô biên”.

Vô sở hữu xứ định.

Thiền giả ,mặc dù không còn thấy biên giới, ngăn cách của thức nhưng vẫn còn thấy có ngã, có tâm thức, có năng sở;mà hễ còn thấy năng sở, tức con thấy mình và người , còn thấy có sở hữu. Vậy thiền giả phải vượt lên một tầng nữa, xa lìa sự chao động, năng sở, tức nhập định”Vô sở hữu xứ” (cõi không sở hữu).

Phi tưởng, phi phi tưởng xứ định.

Thiền giả khi đã nhập định”Vô sở hữu”, không còn thấy nhân ngã, năng sở, nhưng vẫn còn “tưởng”. Mà còn tưởng thì còn vọng động. Vậy thiền giả phải tiến lên một tầng nữa, vào cõi “Ðịnh không tưởng”. Nhưng không tưởng đây, không có nghĩa là vô triều vô giác như đất đá; không tưởng, nhưng không phải không tưởng của đất đá,. Không tưởng mà vẫn sáng suốt như một tấm gương, nhưng không phải là một tấm ván hay mặt đá. Ðó là ý nghĩa của cõi định “Phi tưởng, phi phi tưởng”.

Có chỗ nói định” Tứ không” thuộc về ngoại đạo, nhưng người tu thiền, bắt đầu từ Sơ thiền đến Tam thiền, lúc bấy giờ có hai lối rẽ:

  • Một con đường đi về ngũ A-na-hàm (1) ở cõi Tứ Thiền(2) thuộc về cảnh giới của thánh thứ ba (3);
  • Một con đường đi về tứ không của cõi Vô sắc, thuộc về ngoại đạo.

( (1) Ngũ A-Na-Hàm là năm cõi A-Na-Hàm: a) Vô phiền. b). Vô nhiệt. c). Thiện kiến. d). Thiện hiện. đ) Sắc cứu cánh. (2) Tứ thiền có chín cõi ngoài năm cõi A-na hàm, còn có bốn cõi: Vô vân, phước sanh, quảng quả, vô tưởng. (3)Tiểu Thừa thanh văn có bốn quả thánh A-na hàm thuộc quả thánh thứ ba.)

Các Loại Thiền Định: III. Nhị Thừa Thiền

Nhị Thừa hay Tiểu-thừa thiền, thuộc về xuất thế gian thiền, nghĩa là các người tu theo các loại thiền nầy có thể vượt ra ngoài thế gian, thoát được sanh tử luân hồi. Tuy thế, những pháp tu thiền nầy không đem lại một kết quả mau lẹ, lớn lao toàn diện như các lối Ðại-thừa thiền, mà chỉ có tánh cách chậm chạp, tuần tự, cuộc bó, tu một pháp chỉ trừ được phiền não; nghĩa là chứng quả thấp nhỏ, có hạn lượng, nên thuộc về Nhị thừa thiền. ( Nhị thừa thiền là Thinh văn thừa và Duyên giác thừa).

Nhị thừa thiền có rất những phương pháp tu, như Ngũ đình tâm quán, Thập nhứt thế xứ quán, Bát hồi quả, Bát thắng xứ quán, Cửu tưởng quán, Thập lục đặng thắng, Lục diệu pháp môn, Tứ vô lượng tâm, Thông minh thiền, Bát niệm, Thập tưởng, Tứ đệ định, Sư tử phấn tấn, siêu việt tam muội, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo…tóm lại, hành quả của Nhị thừa thiền có thể đem giáo-lý của một hay những pháp môn của Nhị thừa để tham sát tham thiền.

Trong phạm vi hẹp hòi của bai phổ thông nầy, chúng tôi không thể nói hết tất cả pháp môn tu thiền của Nhị thừa được, xin nói sơ lược mọt ít phương pháp . nếu hành giả muốn đi sâu vào con đường tu này, phải chuyên môn học tập, phải nhờ minh sư dạy bảo, phải trải qua nhiều thời gian và nhiều công phu tu tập mới thành công.

Mười lốn loại Thiền Định của Nhị Thừa Thiền
1. Ngũ đình tâm quán: 
  • Quán tổ sức, trừ tâm toán loạn.
  • Quán bất tịnh, trừ tâm tham sắc dục.
  • Quán từ bi, trừ tâm sân hận.
  • Quán nhân duyên, trừ tân si mê.
  • Quán giới phân biệt, trừ tâm chấp ngã.
2. Cửu tưởng quán:
  • Tưởng thây sình tướng.
  • Tưởng thây hoại diệt.
  • Tưởng máu mủ chảy.
  • Tưởng thây rục rã.
  • Tưởng thây xanh chàm.
  • Tưởng thây bị giòi rúc rỉa.
  • Tưởng thây tan rã.
  • Tưởng còn lại đống xương.
  • Tưởng xương bị đốt tiêu.
3. Tứ vô lượng tâm:
  • Tâm vô từ vô lượng: Thiền giã vờ mỡ rộng lòng vô từ vô lượng, bao bọc chúng sanh trong tình thương rộng lớn vô biên.
  • Tâm bi vô lượng: Thiền giã vờ mỡ rộng lòng bi vô lượng, cứu khổ cho chúng sanh trong năm đường.
  • Tâm hỷ vô lượng: Thiền giã vờ mỡ rộng tâm Hỷ (hoan hỷ) vô lượng, làm cho chúng sanh đều được Hỷ.
  • Tâm xã vô lượng: Thiền giã vờ mỡ rộng lòng Xã vô lượng, không lưu luyến cố chấp một việc gì.

Tứ vô lượng tâm là một pháp môn rất linh nghiệm: Phàm phu tu tứ vô tâm lượng, thì sau khi mạng chung sẽ sanh làm vua ở cõi Tứ thiền; Nhị thừa tu Tứ vô lượng tâm, thì phước đức được tăng trưởng, mau dặng Niết bàn, bồ tát tu Tứ vô lượng tâm thì lòng từ bi mở rộng vô biên và làm lợi ích cho chúng sanh không xiết kể.

4. Thập lục đặc thắng:

Thập lục đặc thắng tức là mười sáu phép rất đặc biệt thù thắng, có thiền có quán, có đủ các thiền và có thể phát sanh ra quả vô lậu, không phải như Tứ thiền, Tứ không, không ra khỏi sanh tử. Mười sáu phép đặc biệt thù thắng này là:

  • Biết hơi thở vào.
  • Biết hơi thở ra.
  • Biết hơi thở dài ngắn.
  • Biết hơi thở thắp thân.
  • Trừ các thân hạnh.
  • Thọ hỷ.
  • Thọ lạc.
  • Thọ các tâm hạnh.
  • Tâm tác hỷ.
  • Tâm tác nhiếp.
  • Tâm tác giải thoát.
  • Quán vô thường.
  • Quán xuất tán.
  • Quán ly dục.
  • Quán diệt.
  • Quán phí xả.
5. Thông minh thiền:

Thông minh thiền tức là tham thiền để được lục thông và tam minh.

  • Lục thông tức là sáu phép thần thông như: Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mạng thông, lậu tận thông.
  • Tam minh tức là thiên nhãn minh, thiên nhĩ minh, lậu tận minh.
6. Thập nhứt thế xứ quán:

Thập nhứt thế xứ quán tức là phép quán mười món biến khắp các xứ sở, sau đây:

  • Quán sắc xanh, khắp giáp tất cả chỗ.
  • Quán sắc vàng, khắp giáp tất cả chỗ.
  • Quán sắc đỏ, khắp giáp tất cả chỗ.
  • Quán sắc trắng, khắp giáp tất cả chỗ.
  • Quán đất, khắp giáp tất cả chỗ.
  • Quán nước, khắp giáp tất cả chỗ.
  • Quán gió, khắp giáp tất cả chỗ.
  • Quán lửa, khắp giáp tất cả chỗ.
  • Quán hư không khắp giáp tất cả chỗ.
  • Quán thức tâm, khắp giáp tất cả chỗ
7. Bát bối xả quán:

Bát xã quán tức là tám phép quán có thể trái bỏ (bối xả) cảnh giới Tứ thiền, tú định của thế gian, dể thành tựu pháp xuất thế gian. Tám phép bối xả quán là:

  • Trong có sắc tướng, ngoài quán sắc để trái bỏ cảnh giới Sơ thiền.
  • Trong không sắc tướng, ngoài quán sắc, để bỏ cảnh giới Nhị thiền.
  • Quán thanh tịnh để trái bỏ cảnh Tam thiền và Tứ thiền.
  • Quán trái bỏ Hư không vô biên xứ.
  • Quán trái bỏ Thức vô biên xứ.
  • Quán trái bỏ Vô sớ hữu xứ.
  • Quán trái bỏ Phi tưởng, phi phi tưởng xứ.
  • Quán trái bỏ diệt thọ tưởng.
8. Bát thắng xứ quán:

Thắng có nghĩa là thù thắng, là hơn. Tám phép quán nầy về cảnh sở quán, cũng như công đức thu thập được trong khi thu hành, đều thù thắng hơn tám món Bối xả trên, nên gọi là ”Bát thắng xứ quán”’.

  • Trong có sắc tướng, ngoài có ít sắc, thắng xứ.
  • Trong có sắc tướng, ngoài quán nhiều sắc, thắng xứ.
  • Trong không sắc tướng, ngoài quán ít sắc, thắng xứ.
  • Trong không sắc tướng, ngoài quán nhiều sắc, thắng xứ.
  • Quán sắc xanh, thắng xứ.
  • Quán sắc vàng, thắng xứ.
  • Quán sắc đỏ, thắng xứ.
  • Quán sắc trắng, thắng xứ.
9. Lục diệu pháp môn:

Lục diệu pháp môn là sáu phép môn mầu nhiệm sau đây:

  • Số.
  • Tùy.
  • Chỉ.
  • Quán. 
  • Hoàn.
  • Tịnh.
10. Bát niệm xứ:

Với phép quán tám niệm sau nầy,thiền giả sẽ trừ được sự sợ hãi khi tu cửu tưởng và sẽ được đạo quả:

  • Niệm Phật.
  • Niệm pháp.
  • Niệm tăng.
  • Niệm giới.
  • Niệm xả.
  • Niệm hơi thở ra vào.
  • Niệm chết (nhớ chết).
11. Thập quán tưởng: 

Thập quán tương gồm có:

  • Tưởng vô thường.
  • Tưởng khổ.
  • Tưởng vô ngã.
  • Tưởng ăn vật bất binh.
  • Tưởng thế gian không vui.
  • Tưởng chết.
  • Tưởng bất tịnh.
  • Tưởng đoạn.
  • Tưởng lìa.
  • Tưởng hết.
12. Cửu thế đệ định:

Cửu thế đệ định là 9 món thiền-định mà thiền-giả sẽ tuần tự theo thứ lớp tu luyện: Từ Sơ-thiền đến Tứ-thiền, rồi đến Tứ-định, và cuối cùng, cộng thêm định Diệt thọ-tưởng là chín món tất cả.

13. Sư-tử phấn tấn Tam-muội:

Với pháp thiền này, hành-giả bắt đầu tham-thiền như pháp Cửu-thứ-đệ định nói ở trên, nghĩa là bắt đầu từ Sơ-thiền đến thiền-định thứ chín là Diệt-thọ-tưởng định, rồi đi ngược trở lại, từ thiền thứ chín đến Sơ-thiền. Thiền-giả tới lui trong thiền-định một cách thông suốt, tự-tại, đường hoàng, oai nghi như dáng đi đứng, tiến thoái của con sư-tử, nên gọi là ”Sư-tử phấn tấn tam-muội ”. Kết quả của lối thiền này, nếu được hoàn toàn siêu-việt thì thiền-giả sẽ là Bồ Tát. Nếu không hoàn-toàn tự-tại và chưa siêu-việt thì thành Thanh Văn.

14. Ba mươi bảy pháp trợ đạo:

Thiền-giả cũng có thể lấy một pháp-môn hay nhiều pháp-môn trong số 37 pháp trợ-đạo để tham-thiền, tu-luyện. Ba mươi bảy pháp trợ-đạo đã đại lược như sau:

  • Ngũ căn.
  • Ngũ lực.
  • Tứ chánh cần.
  • Tứ như ý túc.
  • Tứ niệm xứ.
  • Thất Bồ-đề phần.
  • Bát chánh đạo phần.
Các Loại Thiền Định: Tổng Kết Về Nhị Thừa Thiền

Các pháp tu thiền của Nhị-thừa hay Tiểu-thừa nói trên, như quý độc-giả đã thấy, nhiều không thể kể xiết. Tuy thế, hành-giả muốn cho có kết quả, phải chọn lựa phương pháp nào thích-hợp với trình-độ của mình, chứ không phải gặp pháp môn nào tu theo pháp-môn nấy được. Sự lựa-chọn nầy cũng cần được các bậc thầy hướng-dẫn. Vì-thế, chúng ta thường nghe ngày xưa các vị chân tu đi ”cầu pháp”, hết xứ nầy đến xứ nọ, không quản công lao khó-nhọc, có nhiều khi hy-sinh cả tính mạng nữa.

Cầu pháp nghĩa là tìm cầu minh sư chỉ dạy phương-pháp tu hành. Như Ngài Thiện-Tài đi tham-cầu 53 vị Thiện-triều-thức, Ngài Huyền-Trang đi khắp nước Trung Hoa rồi sang Ấn Ðộ để cầu Pháp. Hành-giả sau khi được vị minh-sư nhận lời, còn phải theo hầu hạ một thời-gian rất lâu để vị minh-sư ấy quan sát, thăm dò căn cơ, trình độ một cách chu đáo, như Ngài Xá-lợi-phất đem pháp Sổ-tức dạy người giữ nghĩa-địa, hay pháp quán Bất-tịnh dạy người thợ rèn tu, thì chỉ hoài công vô ích, chứ không kết-quả gì hết.

*

Hành-giả cũng nên nhớ một điều nữa, là trên bước đường tu hành chớ nên bôn-chôn, nóng-nảy vô ích. Sự tu hành cũng như trồng cây, không thể nóng nảy được. Người trồng cây, lo vô phân tưới nước, làm đây đủ bổn phận của mình, rồi kiên-nhẫn chờ đợi; đến khi đủ sức đúng thời tiết, cây sẽ tự đơm bông trổ trái một cách tự nhiên. Người tu hành cũng vậy, cứ hằng ngày lo tu tập, tích-trữ nhiều năm, đến khi công tròn quả mãn, thì được minh tâm kiến tánh. Hãy nhớ rằng tu-hành phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp, chứ không thể mới một hai đời mà thành Phật được.

Các Loại Thiền Định: IV. Ðại Thừa Thiền

Ðại-thừa Thiền là pháp tu thiền bực của Ðại-thừa, cũng gọi là xuất-thế-gian thượng thượng thiền. Pháp thiền này chỉ dành riêng cho những người thượng căn rất thông-minh và lanh-lợi tu. Những bực Ðại-thừa Bồ Tát đã nhiều đời nhiều kiếp tu hành, phá hết các phiền não thô-trược, chỉ còn vi-tế vô-minh, nếu kiếp này gặp được minh-sư chỉ giáo cho phép tu Ðại-thừa thiền nầy, thì sẽ được tỏ ngộ. Cũng như cành hoa sắp nở, chỉ thêm chút ít công phu vun tưới, thì hoa sẽ trổ ngay.

Yếu-tố căn bản của Ðại-thừa thiền là trí-huệ. Thiền-giả phải lấy trí-huệ để tự quan sát tâm-tánh. Nếu thiếu trí-huệ, thiền-giả khó được kết-quả khi tu theo Ðại-thừa thiền. Các Pháp Thiền Ðịnh Của Ðại Thừa Các pháp thiền-định của Ðại-thừa rất nhiều như: Pháp-hoa tam-muội, niệm Phật tam-muội, Ban châu tam-muội, Giác ý tam-muội, Thủ-tăng-nghiên tam-muội, Tự tánh-thiền, Nhứt-thế-thiền, Nhứt thế môn thiền, Thiện nhơn thiền,, Nhứt tế hạnh thiền, Trừ phiền-não thiền, Thử thế tha thế thiền, Thanh-tịnh tịnh thiền, Tự-tánh thanh-tịnh thiền, Như lai tối thượng thừa thiền, Ðat-ma sư-tổ thiền .v.v. Dưới đây chúng ta hãy nghiên cứu qua một số pháp thiền-định thông thường của Ðại-thừa.

1. Sao gọi là ”Pháp hoa tam-muội ”?

Phương pháp nay dựa theo kinh Ðại phẩm Bát-nhã. Hành-giả tu pháp này, tâm ý giác-ngộ tất cả các pháp và được vô-sanh-nhẫn.

2. Sao gọi là ” Thủ nghiêm tam muội ”?

Phương-pháp này căn cứ theo kinh Thủ-lăng-nghiêm. Hành-giả phải nhận chân rằng các pháp đều từ thực thể như là Như-Lai-Tạng tâm mà tùy duyên biến-hiện, như huyễn, như hóa. Hiểu rõ các pháp đều như huyễn như hóa, rồi dựa theo lý ấy mà tham-thiền nhập-định, nên cũng gọi là như hiển tam-muội.

3.- Sao gọi là ” Tự-tánh thiền, Nhứt thế thiền, nan thiền .v.v..”?

Các món thiền như ”Tự tánh thiền, Nhứt thế thiền, Nan thiền, Nhứt thế môn thiền. Thiện nhơn thiền, Nhứt thế hạnh thiền, Trừ phiền não thiền, Thử thế tha thế thiền, Thanh- tịnh tịnh thiền ”, gồm cả thảy chín món và được gọi là Ðại-thừa thiền. Sở dĩ, gọi các món thiền này là Ðại-thừa thiền, vì các vị Bồ Tát nhờ y theo các món thiền này mà tấn tu làm nên được công-hạnh rộng lớn, thâm sâu không thể lường được.

4. Sao gọi là ”Trực-chỉ thiền”?

Trực-chỉ thiền là pháp thiền chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, không dùng phương-tiện tu quán và cũng không cần kinh giáo.

5. Sao gọi là ” Như-lai thanh-tịnh thiền”?

Như-lai thanh-tịnh thiền là pháp thiền thanh-tịnh của Như-lai. Như chúng ta đã biết, Ðức-Phật Thích-Ca trước khi chưa thành đạo, đã ngồi tham-thiền 6 năm dưới gốc cây Bồ- đề. Sau khi phá trừ hết vô minh phiền-não, tâm được thanh tịnh, Ngài chứng được đạo Bồ-đề. Do đó, phép thiền này được gọi là ” Như-lai thanh-tịnh thiền”.

6. Sao gọi là ” Như-lai Tối-thượng-thừa thiền ”?

Ðây là phép thiền cao-siêu hơn tất cả các phép thiền mà đức Như-lai đã ứng dụng.

7. Sao gọi là Ðạt-Ma Tổ-Sư thiền ”?

Như chúng ta nghe, Ngài Ðạt-Ma sau khi từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa truyền đạo, đã ngồi xây mặt vào tường chín nằm, tại chùa Thiếu-Lâm để tham-thiền. Ðat-Ma Tổ-sư thiền tức là phép thiền mà Ngài đã tu luyện ở chùa Thiếu-Lâm vậy.

Các Loại Thiền Định của Đại Thừa Thiền

Các phép thiền của Ðại-thừa, như quý độc-giả đã thấy ở phần trên, tuy nhiều không kể xiết, tựu-trung có thể chia làm hai loại lớn:

1. Tam muội

Một loại thường gọi là tam-muội, căn cứ theo kinh sách của Phật Tổ truyền dạy mà tu tập, có tu có quán, có phương-pháp nhất định, như Pháp-hoa tam-muội, Niệm Phật tam-muội, Ban-châu tam-muội, Giác-ý tam-muội, Thủ-tăng-nghiêm tam muội v.v…Các loại tam-muội này vì có quy củ, có phương pháp nhất định và được phổ biến bằng văn tự, tương đối ít khó khăn và bí hiểm hơn loại thư hai mà chúng tôi sắp nói dưới đây, nên được nhiều người tu luyện và số người thành tựu cũng nhiều.

2. Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền

Một loại thứ hai, được truyền dạy không căn-cứ theo kinh-giáo, không có văn tự, tức là loại thiền ”giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn-tự ”, như các pháp: Trực chỉ thiền. Như-lai thanh-tịnh thiền. Tự-tánh thanh-tịnh thiền. Như-lai tối-thượng thừa thiền. Ðạt-Ma Tổ-sư thiền v.v…Với loại thiền này là người ngộ trước dùng tâm giác ngộ của mình để ấn-chứng cho người sau giác ngộ. Ðó tức là loại thiền ”Dĩ tâm ấn tâm, trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phật:

“Vị minh-sư dùng tâm mình để tiếp xúc với tâm đệ tử, truyền thẳng sự giác ngộ của mình qua tâm của đệ-tử; như dùng ngộn đèn sáng chói mà tâm mình mã bừng phát ra để chiếu vào tâm đệ-tử; và tâm này cũng lại nhờ ảnh hưởng trực-tiếp của sự giác-ngộ của thầy mà bừng sáng lên và truyền nối từ thầy đến trò, từ đời này sang đời khác.

Loại thiền này tức là loại thiền đã xây dựng truyền nối từ Ðức-Phật Thích-Ca xuống cho đến Ngài Lục-tổ. Ðây là một lối ”truyền đạo” hay ”truyền đăng” trực tiếp linh động chính thống, nhưng không phổ biến như lối trên, vì mỗi đời chỉ truyền cho mỗi người, chứ không thể truyền cho nhiều người trong một lúc được. Và người được ấn chứng phải là một vị có trí-huệ xuất chúng, siêu phàm không ai sánh kịp.

Cách truyền dạy thiền định này có hai lối:

a. Tham cứu một câu thoại đầu.

Thoại đầu là một câu nói thiền hay ”công-án”. Nghĩa là một đề án hay luận án gồm một câu rất ngắn, nhưng y-nghĩa sâu-xa, đối với người thường không hiểu được. Khi một vị Tổ của phái Thiền-Tông này nhận thấy trong hàng đệ-tử của mình có một vị xuất chúng, có thể giữ giềng mối đạo tiếp nối sự nghiệp của Thiền-tông và tỏ ngộ đạo mầu được, thì vị Tổ trao cho vị đệ-tử ấy một câu thoại-đầu. ( Một luận-án như bây giờ. Các vị bác sĩ hay tiến sĩ, trước khi ra trường, phải nạp cho ban giám khảo).

Vị đệ-tử này, đêm ngày tham cứu câu thoại-đầu ấy; có nhiều khi trải qua một thời gian mười năm hoặc mười lăm năm mới tỏ ngộ được. Sau khi xét thấy đệ-tử của mình đã tỏ ngộ đạo mầu rồi, vị Tổ-sư mới ấn chứng cho.

b. Quán tâm và Căn cơ truyền pháp

Nhiều khi vị Tổ-sư lại không trao cho đệ-tử của mình một câu thoại đầu để tham cứu, mà lại dùng những hình thức rất lạ-lùng, người thường khó có thể hiểu được như: Đánh, hét, ra dấu, mời ăn cơm, uống nước trà v.v…chẳng hạn; như có một vị đệ-tử đến cấu đạo với một vị Tổ-sư, vị này không nói gì cả, chỉ dùng Thiền tượng (roi thiền) đánh dập vị đệ-tử kia, để xem sự phản ứng ấy như thế nào. Do sự phản ứng mà vị Tổ-sư biết được vị đệ-tử kia đã giác ngộ hay chưa.

Tóm lại, pháp thiền này rất là màu nhiệm, không thể nghĩ bàn được, cho nên người xưa có nói: ”Thiền cơ huyền diệu”. Các vị Tổ-sư trong khi truyền đạo, không dựa theo một nguyên tắc, một phương pháp gì nhất định cả. Các Ngài tùy theo thời cơ mà ứng-biến. Nghĩa là quan sát căn cơ của người cầu đạo, xét đã đúng thời chưa, và phải dùng phương pháp gì cho vị đệ-tử kia được ngộ đạo, rồi các Ngài tùy cơ lập pháp.

Tất nhiên phương-pháp này các Ngài dùng chỉ trong nhất thời thôi. Do đó, mà không thể biết trước được các Ngài sẽ dùng phương pháp gì để truyền thọ. Về sau cũng có người bắt chước những phương-pháp như đánh, hét v.v…nhưng vì không biết quán thời cơ, nên chỉ làm cho người đau và sợ mà thôi, chứ không có hiệu quả gì.

Tổng Kết Về Các Loại Thiền định

Thiền Định có nhiều loại, nhưng tóm lại áo thể chia làm hai loại lớn: Chánh định và tà-định, hay Phàm-phu thiền và Thánh-nhơn thiền và Phật Giáo thiền.

Thiền Ngoại Ðạo

Những người theo lối thiền-định này do tâm niệm không chân-chánh ( phiền não, tham, sân, si v.v….) làm động cơ thúc đẩy. Họ không nhắm ngay mục đích dẹp trừ vô-minh phiền-não, cầu được minh-tâm kiến-tánh, hay giác-ngộ, giải thoát, mà chỉ nhắm mục đích nhỏ hẹp, thiển cận: Như cầu được thấy những điều huyền diệu; cầu được thần-thông biến-hóa để đi dạo chơi ở các thé-giới khác; cầu thành tiên để lạc-thú tiêu-dao ở cảnh tiên; cầu cho thân thể không bệnh hoạn, được trường sinh bất tử; cầu cho được phép lạ dể trị bệnh, để thiên hạ sùng-bái, kính phục; hoặc để gần gũi nữ sắc, hay cầu tài lợi v.v..

Hãy lắng nghe lời Tổ Tôn-Mật dạy: ”Người tà kiến chấp trước sai lầm, ưa cõi trên, chán cõi dưới mà tu thiền, đó là ngoại đạo thiền ”.

Thiền Phàm Phu

Những người tu theo loại thiền này không có tâm niệm cao thượng. Chỉ vì chán ngán cõi Dục làm ô-trược mà cầu sinh về cõi sắc và Vô-sắc để hưởng thú vui thanh thoát.

Hãy lắng nghe Tổ Tôn-Mật phê phán hạng người tu về loại thiền này: ”Người chán tin nhơn quả, nhưng dùng sự ưa cõi trên chán cõi dưới mà tu thiền là phàm-phu thiền ”.

Thiền Định Trong Phật Giáo

Thiền-định trong Phật Giáo có hai loại: Tiểu-thừa thiền và Ðại-thừa thiền.

Tiểu-thừa thiền:

Là những pháp thiền dành cho người có căn tánh Tiểu-thừa. Người tu phép Thiền-định này chỉ có công-dụng hạn cục; vì tu pháp nào thì chỉ trừ được phiền-não của pháp ấy. Và sự tu luyện ở đây cũng chỉ tuần tự mà tiến, chứ không thể đốn-ngộ ngay được. Hơn nữa, người tu Tiểu-thừa thiền, tuy đã phá ngã-chấp, nhưng còn bị pháp chấp. Họ không ngộ được rằng: những phương-pháp tu hành đều là phương tiện. để giúp cho họ dẹp trừ vô-minh phiền não, tiến lên chỗ giác ngộ, chớ không nên cố chấp có nên tu, thật chứng.

Ðại-thừa thiền:

Ðây là phương-pháp tu thiền của các vị Bồ Tát, căn tánh mau lẹ, vượt bực. Với hạng này, các vị chỉ nghe một câu nói hay chỉ tu một pháp, cũng có thể liền tỏ ngộ; như Ngài Huệ-Năng, chỉ nghe câu ” Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm ”, hay Ngài Ca-Diếp, chỉ thấy Phật đưa cành hoa sen mà liền tỏ ngộ. Sở dĩ các vị này mau tỏ ngộ như thế là vì họ đã trải qua nhiều kiếp tu hành rồi, sắp được giác ngộ; nay gặp thời cơ, nhân duyên thì liền phát-chiếu; như cành hoa đã được vun tưới đủ sức rồi, chỉ chờ thời tiết là trổ bông.

Hãy nghe Tổ Tôn-Mật nói về các vị này: ”Người ngộ được lý ngã, pháp đều không mà tu thiền là Ðại-thừa thiền. Người đốn-ngộ tự tâm xưa nay vốn thanh-tịnh, không có phiền-não, đầy đủ trí-huệ vô-lậu, tâm ấy tức là Phật, rốt ráo không khác. Y theo tận này mà tu thiền là Tối-thượng thừa thiền, cũng gọi là Chân-như tam-muội ”.

Phương pháp tu chứng và truyền thọ của Đại Thừa Thiền Định

Về phương-pháp tu chứng và truyền thọ của Ðại-thừa thiền có ba cách:

Cách thứ nhất:

Ðây là các loại tam-muội mà hành-giả căn cứ theo các kinh sách Ðại-thừa tu luyện; như Pháp-hoa tam-muội. Niệm-Phật tam-muội. Giác-ý tam muội. Thủ-tăng-liêm tam-muội v.v….

Cách thứ hai:

Lối thiền này không căn cứ theo kinh điển, văn tự, mà chỉ dùng một câu nói ngắn ngủi để chỉ giáo. Trong Phật Giáo gọi lối thiền này là: ”Bất luận văn tự, giáo ngoại biệt truyền. ” ( Không dùng văn tự, truyền ngoài kinh giáo). Thiền giả chỉ căn cứ theo một câu nói ấy mà nghiên cứu mãi cho đến khi tỏ ngộ. Công việc tham-cứu này, Thiền-giả có nhiều khi kéo dài hàng chục năm.

Cách thứ ba:

Với cách này, chúng ta khó có thể say nghĩ luận bàn gì được. Trong cách này, khi có người đến cầu pháp, các Tổ sư không dùng lời nói mà chỉ dùng một cử chỉ gì đó, hay một tiếng la hét mà thôi. Như dòng Lâm-Tế, khi có người đến cầu đạo, Thiền-sư chỉ dùng gậy đánh và tiếng hét. Như dòng Quy-ngưỡng, các vị Tổ-sư chỉ vẽ hình thú, hình người, hình chữ Vạn mà khai ngộ cho đệ-tử . Như dòng Vân-môn, có vị Tổ chỉ nói một chữ, mà làm cho người cầu đạo tỏ ngộ.

Như có Ngài chỉ đãi nước trà (Ngài Triệu-châu) hay mời ăn cơm, mà người đến cầu đạo được tỏ ngộ. Có Ngài lại ngắm bóng mình dưới nước và cười, khi đi ngang qua cầu, liền ngộ đạo (hổ khê tam chiếu chí kim truyền), hay nghe chim oanh hót trên cành liễu, hay lấy gậy đập cục đất cho để tan mà liền tỏ ngộ. Thật là thiền-cơ nhiệm-mầu, người ngoài không thể hay nghĩ, bàn luận được.

Ba điều kiện cốt yếu truyền Pháp

Muốn cho người cầu đạo được kết-quả, các vị truyền pháp phải hội đủ ba diều kiện sau đây:

  1. Biết văn-cơ người cầu đạo.
  2. Biết thời-tiết đúng lúc truyền đạo.
  3. Biết phương-pháp nào thích hợp, trong ba phương-pháp nói trên, nếu truyền bá không hợp cơ, hợp thời, hợp pháp thì người tu thiền không có kết-quả.

Trước khi dừng bút, chúng tôi có một nhận xét mà các quý độc-giả cũng đồng ý là: Nước ta ngày xưa là một nước chịu ảnh hưởng lớn của Thiền-tông; và Thiền-tông là môn phái rất thịnh hành trong nước. Thế mà ngày nay, vì bao cuộc biến thiên của lịch sử, Thiền-tông không còn được truyền thọ trong các chùa cũng như trong dân chúng một cách sung-mậu như xưa nữa.

Vậy chúng tôi hy vọng rằng, từ đây về sau, nhờ sự giao-thông tiện lợi từ nước này sang nước khác; nhờ sự trao đổi văn hóa, và nhờ gia tâm tu học của các Phật-tử Việt-Nam; Thiền-tôn sẽ lấy lại sắc thái sung-mậu ở Việt-Nam như các thời Lý, Trần.

( Các Loại Thiền Định – Theo Phật Học Phổ Thông )

Tuệ Tâm 2022.

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

Xem Thêm:   Tam quy ngũ giới là gì? Lợi ích thiết thực của Tam quy ngũ giới

165 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog