Tổ tiên của loài người đến từ đâu
Pháp Giới 11 tháng trước

Tổ tiên của loài người đến từ đâu

Tổ tiên của loài người từ đâu đến là điều vượt quá tầm nghiên cứu của khoa học hiện nay. Thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng loài người được tiến hóa từ vượn cổ đã bị phá vỡ hoàn toàn, sau những phát kiến của khảo cổ học về tuổi thọ của một số chủng loài người khổng lồ trên thế giới. 

  • Tam giới là gì
  • Sáu nẻo luân hồi
  • Âm đức là gì.
  • 10 chuyện Tâm linh có thật.

Vậy Tổ tiên của loài người thực sự là ai? Bài viết này là một góc nhìn từ Phật pháp, sẽ hơi khó hiểu cho những ai chưa từng học Phật. Tuy vậy với những tri thức quý giá mà bạn chưa từng nghe biết, cũng đáng để ta tham khảo phải không?

Tổ tiên của loài người đến từ đâu
Tổ Tiên của loài người là chư Thiên ở Trời Quang Âm

Tổ tiên của loài người từ Trời Quang Âm Thiên đến

Vũ trụ và vạn vật thế gian sinh diệt trong vòng thành trụ hoại không. Tam giới như nhà lửa, thật đáng sợ vô cùng. Khuyên người nhanh tỉnh ngộ mà nhận ra sự vô thường của cuộc sống. Một khi dứt hơi, biết trôi dạt nơi đâu trong sáu nẻo luân hồi…

Kinh Khởi thế nhân bản dạy rằng: “Vào thuở ban đầu của kiếp này, tất cả con người đều từ cảnh trời Quang Âm giáng xuống. Có thể bay lượn trên không trung, không từ bụng mẹ sinh ra. Từ khi biết dùng lúa gạo làm thức ăn, con người mới bắt đầu có gân cốt xương tủy. Rồi từ đó phân chia thành hình thể nam nữ khác nhau, từ đó mà khởi sinh ái dục.” Giống loài con người từ một cảnh trời thuộc cõi Sắc mà ra. Do đó cổ kim đến nay khi người ta tạo tác các hình tượng thiên thần, đều phỏng theo như hình dạng của chư Thiên cõi trời Quang Âm. Họ chính là tổ tiên của loài người!  

Tổ tiên của loài người – Từ sơ khai đến khi hình thành xã hội

Khi thế giới bị hủy diệt, trải qua vô lượng kiếp không thể tính đếm, lại hình thành một thế giới mới. Đây là quy luật của Vũ trụ. Trời đất trở lại ban đầu thật chẳng có gì. Chẳng có mặt trời mặt trăng. Đất trào lên suối ngọt, mùi vị như sữa mật.

Bấy giờ, chư Thiên Trời Quang Âm, có vị phước báo đã hết, đến sinh vào đấy, có vị ham thích đến chơi đất mới. Do tính nhiều nông nổi, thọc ngón tay nếm thử ba lần, được mùi vị ngon ngọt, liền ăn hoài không thôi. Dần dần sinh da thô, mất thiên thân đẹp đẽ. Thần túc sáng láng, hóa ra hôn ám tối tăm.

Sau đó, có cơn gió đen thổi vào nước biển ấy, nổi lên hai vầng nhật nguyệt, rồi đem đặt vào nhật quỹ bên núi Tu di. Cả hai nhiễu quanh núi Tu di, chiếu sáng khắp bốn châu. Bấy giờ, mọi người thấy nhật nguyệt lên thì hoan hỷ, thấy lặn xuống thì lo sợ. Từ đấy về sau, ngày đêm, sáng tối, Xuân Thu, năm tháng xoay vần, hết rồi lại bắt đầu.

Thiên nhân chuyển hóa thành người cổ đại

Khi kiếp mới thành, chư Thiên giáng hạ, trở thành người. Tất cả đều hóa sinh là tổ tiên loài người. Thân thể sáng láng tự tại, thần túc bay lượn. Khi đó chưa có nam, nữ, tôn ti, mọi người cùng nhau chung sống, nên mới gọi là chúng sinh.

Có đất tự nhiên, mùi vị như bơ sữa, hay như sữa tươi, ngon ngọt như mật. Sau đó chúng sinh chọc tay nếm thử, liền sinh quen mùi vị, dần thành đoàn thực. Hào quan giảm bớt dần, chẳng còn thần thông.

Kẻ ăn nhiều vị đất, nhan sắc khô héo. Kẻ nào ăn ít, nhan sắc tươi mát, liền sinh hơn thua. Vì nhân duyên hơn thua, liền sinh phải trái. Vị đất hết dần, mọi người đều buồn phiền, thở than, cho là tai họa. Vị đất không còn, lại sinh váng đất, giống như bánh mỏng. Váng đất đã hết, lại sinh da đất. Da đất hết nốt.

Theo kinh Tăng nhất  A hàm, lại sinh mỡ đất tự nhiên, vị ngọt giống như rượu nho”. Vả lại, kinh Lâu Thán nói: “Mỡ đất hết, lại sinh hai dây nho, mùi vị cũng ngọt. Lâu lâu ăn nhiều, cùng ôm nhau cười. Hai dây nho hết sinh, lại sinh gạo có cám, không có trấu. Không thêm gia vị, vẫn đủ mùi ngon. Chúng sinh ăn vào, sinh ra hình thể nam nữ”.

Tiến hóa thành xã hội loài người.

Lại nữa, kinh Tăng nhất A hàm nói: “Các thiên tử bây giờ có nhiều ước muốn về tình dục, liền thành ra người nữ, nên mới có tên vợ chồng. Về sau chúng sinh dâm dục càng tăng, vợ chồng bèn ở chung. Khi các chúng thiên nhân nơi Trời Quang Âm hết phước. Liền đầu thai xuống đây, ở trong bào thai của mẹ. Nhân đó, thế gian mơi có thai sinh. Bấy giờ, chúng sanh xây dựng thành các thành quách để tránh thú dữ. Gạo cám tự nhiên xuất hiện, sáng cắt chiều chín, chiều cắt sáng chín. Cắt xong liền sinh lại”.

Còn nữa, theo kinh Trung A hàm nói: “Hạt gạo dài bốn tấc, chưa có gié, có cọng. Bấy giờ, có chúng sinh cắt về để dành làm lương thực ăn đủ suốt ngày. Như thế, chúng sinh bắt chước nhau, đến nỗi lấy gạo về để dành làm lương thực ăn đủ năm ngày. Dần dần, sinh ra gạo có vỏ trấu. Cắt xong không mọc lại nữa, thành ra có cây khô.

Hình thành cộng đồng

Bấy giờ, chúng sinh áo não, khóc lóc. Mỗi người rào ngăn nhà đất, lúa gạo để làm ranh giới. Bọn họ cất giấu lúa gạo của mình, rồi đi ăn cắp ruộng lúa của kẻ khác. Không tài nào giải quyết nổi tranh chấp, nên cùng nhau bàn bạc lập ra một người làm chủ, công bằng giúp đỡ người dân, thưởng thiện phạt ác. Do đó, mới có các loại dao gậy tra khảo giết chóc. Đây là nguyên nhân của sinh lão bệnh tử.

Vì có ruộng đất dẫn đến tranh tụng, nên mỗi người đều cắt bớt phần mình, đem cung cấp cho người chủ. Bởi thế, mới tuyển chọn một người, hình dung uy nghi, có nhiều tài đức, mời lên làm chủ. Nhờ thế mới có danh hiệu dân chủ, danh từ điền trạch, nhà cửa. Từ đây, thiên hạ ấm no, an lạc không thể nói hết. Dân chủ kính tuân thập thiện, thương xót nhân dân như cha mẹ yêu con. Nhân dân tôn kính dân chủ như con kính cha. Thiên hạ tuổi thọ lâu dài, no ấm an lạc vô tận”.

*

Lại nữa, theo luận Thuận Chánh Lý nói: “Vì bắt đầu ăn lối đoàn thực nên thân thể tổ tiên của loài người dần dần cứng cỏi nặng nề. Vẻ sáng láng biến mất, khí hắc ám phát sinh. Mặt trời, mặt trăng, tinh tú từ đấy xuất hiện. Bởi dần dà ham mê mùi vị nên vị đất lẫn trốn. Từ đấy, có bánh da đất sinh ra, mọi người tranh nhau ham mê ăn lấy. Bánh da đất lại lẩn trốn.

Bấy giờ, lại có sắn rừng xuất hiện, mọi người tranh nhau ham mê ăn lấy. Sắn rừng lại lẩn trốn. Có loại lúa thơm không cấy mà tự mọc lên, mọi người tranh nhau cắt về làm thức ăn. Thức ăn này thô tạp nên cơ thể đọng lại cặn bã. Vì muốn tẩy trừ cặn bã nên sinh ra hai đường bài tiết, nhân đó mới sinh ra bộ phận sinh dục nam nữ. Do hai bộ phận nầy khác nhau nên hình dáng cũng dị biệt. Do nghiệp lực thúc đẩy, nên nam nữ cùng thích nhìn ngắm nhau, nhân đó mới sinh ra điều xằng bậy.

*

Thậm chí còn do trộm cướp gây tội lỗi nên mọi người cùng nhau tuyển chọn một người có đạo đứng ra làm chủ. Mỗi người trích ra một phần sáu hoa lợi thu được mướn nhờ bảo vệ, phong làm Điền chủ. Nhân đó mới đặt ra tên Sát đế lợi. Đại chúng đều khâm phục. Sát đế lợi ban ơn khắp đất nước, nên lại gọi tên là Đại vương. Bấy giờ, chưa có nhiều vị vương, so với các vị vương về sau, vị Đại vương này có trước tiên”.

*

Hơn nữa, kinh Trường A hàm nói: “Phật bảo Tỳ kheo có bốn sự kiện lâu dài vô lượng vô hạn, không thể lấy số ngày, tháng, năm ra tính toán được. Đó là bốn sự kiện gì?

  • Một là khi Tam tai ở thế gian manh nha nổi lên, hủy diệt thế gian nầy. Có thời kỳ trung gian lâu dài, không thể lấy ngày, tháng, năm ra tính toán được.
  • Hai là khi thế gian nầy hủy diệt xong. Có thời kỳ trung gian trống không, không có thế gian lâu dài, xa xôi không thể lấy ngày, tháng, năm ra tính toán được.
  • Ba là trời đất mới bắt đầu sắp thành hình. Có thời kỳ trung gian lâu dài, không thể lấy số ngày, tháng, năm ra tính toán được.
  • Bốn là khi trời đất thành rồi trụ. Lâu dài không hủy diệt, không thể lấy số ngày, tháng, năm ra tính toán được.

Đấy là bốn sự kiện lâu dài, vô lượng vô hạn, không thể lấy số ngày, tháng, năm ra tính toán được”. 

( Tổ tiên của loài người từ đâu đến –  Theo Pháp uyển châu lâm)

Tuệ Tâm 2020.

Sưu Tầm Bởi Tuệ Tâm Admin ( https://kinhnghiemhocphat.com/ )

Xem Thêm:   Sanh Tử Như Ngủ Thức

11 lượt xem | 0 Bình luận
Nam Mô A Di Đà Phật - Pháp Giới là trang chia sẻ phật pháp, kinh phật, pháp âm, câu chuyện phật giáo. Mong góp chút sức lực bé nhỏ để giúp các bạn tiếp cận được đại trí thức của đức Phật. Đừng hỏi tôi là ai. Hãy chấp trì danh hiệu Phật, gieo duyên với Phật Pháp để giúp bạn an lạc.
Pháp Âm Thần Chú Tu Học Blog